HOA TRONG TRANH NĂNG HIỂN

 

Trong các bức tranh thiếu nữ của ba tôi không thể thiếu hoa. Hoa và thiếu nữ luôn bên nhau, hoa tôn vẻ đẹp của người thiếu nữ, biểu đạt một cảm nhận tinh tế của họa sĩ với người mẫu. Tuy vậy hoa chỉ là  điểm xuyết trong bức tranh. Xem tranh của họa sĩ Năng Hiển, người ta thường gặp thiếu nữ bên hoa đào, hoa mai, hoa lan, hoa cúc… Bức tranh Thiếu nữ mùa xuân, người mẫu là cháu gái của họa sĩ, khi bên hoa đào (mùa xuân của miền Bắc), lúc bên hoa mai (mùa xuân của miền Nam). Mỗi bức tranh có một gam màu riêng, hòa sắc riêng trên màu nền qúy phái… Trong bức tranh lụa Thiếu nữ bên hoa quỳnh. hoa quỳnh chỉ nở về đêm, thiếu nữ mang vẻ đẹp trong trắng, thanh khiết, nhưng đầy vẻ bí ẩn, dấu những điều bí mật mà chỉ người mẫu mới biết được. Ngày xưa, thiếu nữ đẹp không son phấn, không rực rỡ trang điểm, nhưng họa sĩ vẫn nhìn ra người đẹp trong muôn vàn người phụ nữ bình dị mà ban ngày họ hiện hữu giữa đời thường nhưng không ai nhận ra.

Họa sĩ đặc biệt yêu hoa đào. Hoa đào là hình ảnh không thể thiếu khi mùa xuân của miền Bắc tới. Cứ trước tết, ba tôi thường rủ họa sĩ Bùi Xuân Phái đi lang thang chợ hoa Hàng Lược từ rất sớm để chọn cho mình một cành đào ưng ý. Ông thích đào rừng, ông thường chọn những cành đào khẳng khiu rêu mốc mang dáng vẻ tự nhiên nơi núi rừng. Ông không thích đặt hàng hay thuê chậu cây đào thế hoặc chọn những cành đào tán tròn, ông gọi nó là cành đào lồng bàn. Ông hớn hở vác cành đào to, nụ chỉ lưa thưa, không ai buồn hỏi vì người ta thích cành đào lồng bàn, có cả hoa, cả nụ, cả lá. Mang về nhà, ông đốt gốc rồi chọn chiếc lọ lục bình cắm đào, thả vào đó những viên B1, aspirin, cẩn thận ngắt đi những bông hoa cũ, để thúc nhựa nuôi những bông đào mới.

NĂNG HIỂN – Thiếu nữ thổi sáo. 1989. Lụa 60x80cm. Sưu tập nước ngoài

 

NĂNG HIỂN – Tĩnh vật mùa hè. 1986. Thuốc nước. 44x61cm

 

NĂNG HIỂN – Hoa Bạch Lan Hương. 1990. Thuốc nước. 36x48cm

Gương mặt ông rạng rỡ khi nhìn những nụ hoa hé dần lên, rồi bừng nở đúng vào ngày mồng một, mồng hai tết… Cành đào to quá khiến ông phải dùng dây thép buộc vào tay ghế sô pha. Có năm, khách đến chơi vô tình kéo chiếc ghế, khiến cành đào đổ nghiêng nước tràn ra cả nhà, vợ chồng con cái vội nhấc thảm, lau dọn, nhưng ông không bực mình. Ông bảo nước tràn ra nhà là có nhiều lộc. Cành đào tết thường chơi đến quá rằm tháng Giêng mới bỏ đi. Ba tôi bảo: Cây đào mang lộc của một năm tới cho gia đình. Nếu năm nào hoa đào rực rỡ, cánh hoa hồng tươi khoe sắc tới ra giêng thì năm đó lộc bán tranh đều đều. Có năm mồng một, mồng hai hoa đào nở rộ đỏ rực họa sĩ mừng lắm. Nhưng sau đó nụ đào chợt thâm lại, màu hoa sậm như tiết dê, ông buồn nghĩ lộc mình năm đó thật xui, đầu năm bừng nở, cuối năm khó khăn. Có cành đào phải bỏ đi trước rằm tháng Giêng, ông thở dài cho rằng lộc bán tranh năm đấy chóng tàn.

Bán được bức tranh, ông thết bạn bè, có khi chỉ là mời nhau đi uống café, hay đi ăn phở mà ông giành trả tiền. Với họa sĩ Năng Hiển, cành đào mang mùa xuân tới nên mô-típ của ông thể hiện trong các bức tranh: Thiếu nữ bên hoa đào, Thiếu nữ mùa xuân, Giao thừa… Những sắc đào e ấp, mỏng manh như vẻ đẹp rực rỡ của thiếu nữ đang độ xuân thì. Hoa đào mang gió sương lạnh của miền Bắc, gốc cây rêu mốc, cành khẳng khiu, hoa vô cùng mỏng manh mà bền đẹp. Hoa mận trắng, mai trắng cũng mang vẻ đẹp riêng.

NĂNG HIỂN – Khoả thân bên hoa sen. 1992. Lụa. 50x68cm. Sưu tập nước ngoài

 

NĂNG HIỂN – Mộng mơ. 1992. Lụa. 60x80cm. Sưu tập nước ngoài

 

NĂNG HIỂN – Hai thiếu nữ. 1990. Lụa. 60x80cm. Sưu tập nước ngoài

Hoa mai cũng đẹp nhưng nó chỉ hợp với khí hậu nóng ở phía Nam. Họa sĩ vẽ Thiếu nữ với hoa mai để diễn tả cảnh mùa xuân ở miền Nam. Ông không thích hoa mai lắm, theo ông màu vàng của hoa mai nó không có duyên.

Còn hoa sen xuất hiện nhiều trong tranh của họa sĩ. Hoa sen diễn tả cảnh mùa hạ. Ông hay vẽ sen trắng bên thiếu nữ nude (khỏa thân bên hoa sen). Theo cách nhìn của ông, hoa sen màu hồng cánh sen rất rợ, khó đẹp, họa sĩ thường vẽ sen hồng với hoa quả mùa hè. Đó là cảm nhận riêng của ông.

Còn một loài hoa nữa mà họa sĩ thích đưa vào tranh của mình, đó là hoa lan. Hoa phong lan có hàng trăm loài, màu hoa bền đẹp mùi thơm quý phái… Chính vì thế, nó được phong là nữ hoàng của các loài hoa. Hoa phong lan đẹp kiêu sa, rực rỡ. Trong tranh của họa sĩ, ta bắt gặp nhành phong lan rủ xuống thấp thoáng ở góc tranh. Màu lan nhẹ nhàng, tím, trắng, hồng… hòa sắc với áo dài thiếu nữ. Không thể thiếu hình hoa trong tranh thiếu nữ của họa sĩ Năng Hiển. Có khi nó xuất hiện chỉ là họa tiết trên áo lụa thiếu nữ mỏng manh mà tinh tế quyến rũ vô cùng.

Lê Ngọc Huyền

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

THẾ NÀO LÀ TRANH BẢN GỐC*

  Xã hội phát triển theo tiến trình của lịch sử. Quá trình ấy đều có sự biến đổi, hoàn thiện về cách thức vận động của tư duy con người, trong đó có ngôn ngữ giao tiếp giữa người...

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực I (Hà Nội) lần thứ 25 năm 2020

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM             Số:...

Phát hành bộ tem bưu chính kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng

Bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-2023)” thể hiện hình ảnh chân dung quen thuộc của họa sĩ Nguyễn Sáng và tác phẩm “Giặc đốt làng tôi”. Ngày 29/7/2023, Bộ...

Khai mạc triển lãm tranh nghệ thuật “Giao mùa”

NDO – Triển lãm tranh nghệ thuật “Giao mùa” diễn ra vào chiều 2/1, tại Nhà triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam,16 Ngô Quyền, Hà Nội. “Giao Mùa” là cuộc triển lãm chung đầu tiên của 7...

SIN YUN BOK VÀ TRANH PHONG TỤC THỜI JOSEON

  Sin Yun-bok (Thân Nhuận Phúc) hiệu là Hye Won (Huệ Viên) sinh năm 1758, năm vua Yeongjo (Anh Tổ) thứ 34 của triều I (Lý). Cha ông là Sin Han-pyeong (Thân Hán Bình) và ông nội đều là hội viên của đồ...