Hoạ sĩ Thái Tĩnh trong sắc thu vĩnh cửu

Lắng đọng trong tâm khảm mỗi người nghệ sĩ, khi nắm bắt được ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật với sự chuyển hóa của mùa luôn mang sắc thái rất riêng và rất đẹp. Ý niệm đã sẵn có trong đam mê của Hoạ sĩ Thái Tĩnh – mang mùa thu đến với các tác phẩm hội hoạ của mình bằng sự rung cảm của tâm, của sự tĩnh lặng mà mùa thu hiện hữu đã chảy trong huyết mạch. Một mùa thu hoà âm với bản nhạc du dương của lời ca sâu lắng và những bản hoà tấu trong sự kiện triển lãm gửi tới công chúng thủ đô và giới yêu nghệ thuât.

Họa sĩ Thái Tĩnh

“Hoà Âm Mùa Thu” là chủ đề mà hoạ sĩ gửi trao với tình yêu của mùa thu chín, trong sắc hoa mơn mởn tươi vui, từng lớp từng lớp như bừng nở trong e thẹn của các cô thiếu nữ đang độ xuân thì mạnh mẽ nhất, mang độ chín của mùa lắng, thanh trong tĩnh tại và cuốn hút.

Các tác phẩm hội hoạ gợi mở như những trang thơ làm rung động lòng.

            “Sắc đâu nhuộm ố sơn hà

     Sắc vàng lá đỏ, bóng tà tịch dương”

Mượn thơ Tản Đà để thấu tỏ hơn trong cảm thụ tác phẩm hội hoạ của hoạ sĩ  Thái Tĩnh. Vạn sự vạn vật ví như lúc trời chiều sắp trở về với bóng đêm huyền ẩn. Mọi sự sống đều được thâu liễm về bên trong của nội tại vốn có, các tác phẩm biểu đạt được sắc thu, thể hiện qua ánh vàng rực rỡ, ánh đỏ tịch dương còn sót lại cuối chiều thu khiến cho con người ta lạc vào tĩnh mặc. Chính những tác phẩm đã cuộn theo dòng giai điệu trầm bổng của đàn tam thập lục, Piano và tiếng trống Hang khiến cho người thưởng lãm thấy được bức tranh của mùa thu vĩnh cửu.

Giai điệu của tiếng lòng, tinh thần tĩnh tại trở lại an bình. Các tác phẩm mùa thu là sự hồi sinh qua nhiều trường đoạn mà hoạ sĩ Thái Tĩnh truyền tải trong tác phẩm hội hoạ cùng thơ ca tạo nên tiết tấu “Hoà Âm Mùa Thu” gửi trọn trong triển lãm lần này. Gói gém nhiều xúc cảm qua “những tấm gương của mùa thu”, “Thoáng Hương Thu”, “Vẻ Đẹp Giản Dị Của Mùa Thu”…  những  lắng đọng của thiền tịnh, trong bao la của đất trời, của vũ trụ, của mùa trăng sung mãn vành vạnh soi, bước đi trong thênh thang biển trời, biển người chẳng vô ưu.

Tác phẩm mang đến mùa thu sung túc có bóng dáng của người phụ nữ luôn đồng hành và là nguồn động viên cho Thái Tĩnh, cất lên tiết tấu hoà mặc trong tranh khiến tác phẩm càng thêm sinh động mang năng lượng của sự sẻ chia thấu cảm. Có thể hiểu hoạ sĩ đã thiền trong tranh và tâm đã đạt tới “Vạn lý trường không thi hữu hoạ”. Tiếng đàn của người vợ thể hiện sự khí khái: “Nhất trì minh nguyệt chiếu vô ưu”. (Trăm dặm trường không, Thơ có tranh). Và (Ánh trăng sáng soi dọi vơi đi trầm mặc). Tác phẩm nhiều sắc thái hoà nhịp, hoà âm trong lời ca tiếng hát, sắc thu thêm thắm đượm tình người.

Hoạ sĩ Thái Tĩnh đã có 6 cuộc triển lãm cá nhân và nhiều cuộc triển lãm nhóm rất đặc sắc tại Hà Nội. Truyền tải nguồn năng lượng sống tích cực vui vẻ, thảnh thơi. Dù biết rằng trong muôn mảnh ghép của cuộc sống anh đưa vào những mảng màu là nhưng hạt ngọc của thiên nhiên được dải khắp nhân gian tụ hội về đưa vào tác phẩm là những khu vườn mùa thu ngập nắng và gió, mang hơi ấm của yêu bao dung dung cho những khó nhọc và chưa bứt ra khỏi tầm suy nghĩ hạn hẹp đang bao trùm đời sống muôn vàn khắc nghiệt bủa vây.

 

Triển lãm là thông điệp của mùa thu viên mãn tròn đầy, là tình cảm đặc biệt mà hoạ sĩ Thái Tĩnh tinh tế trong từng chi tiết của hạt màu nảy trong tâm và trí gửi trọn trong tác phẩm hội hoạ. Triển lãm kéo dài 10 ngày từ 14/9 đến 23/9/2024 tại nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Lê Thu Huyền.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Bản diện kim cương II”

Vào lúc 16h30 thứ Ba ngày 1 tháng 10 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Bản diện kim cương II” của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Nghệ danh: Ba Tỉnh)....

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII (Đồng bằng Sông Cửu Long) lần thứ 29 tại Kiên Giang

Sáng 27/9, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu vực VIII (Đồng bằng Sông Cửu Long) lần thứ 29 năm 2024. Đây là sự kiện...

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật chào mừng 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

NDO – Sáng 27/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024      ...

“Dấu thiêng” – triển lãm tranh sơn mài ấn tượng của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang

NDO – Ngày 25/9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp Công ty cổ phần Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam Toàn cầu (Vietcom) tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện...

“Thế giới lễ hội” trong triển lãm sơn mài của họa sĩ Hùng Khuynh

NDO – Tự nhận là chỉ chú tâm vào công việc vẽ tranh, ít giao tiếp xã hội, nhưng họa sĩ Hùng Khuynh đã khiến người xem ngạc nhiên khi giới thiệu triển lãm cá nhân với 50 bức sơn mài hầu...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

TÔ NGỌC VÂN – NHỮNG NĂM TRƯỜNG MỸ THUẬT KHÓA KHÁNG CHIẾN

  Năm 1951, cuộc kháng chiến chống Pháp đã sang năm thứ năm. Trường Mỹ thuật lập lại trong chiến khu Việt Bắc do Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng, đã kết thúc tốt niên học đầu của Khóa Kháng...

VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA SÁNG TẠO TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

  Tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh đến mọi tầng lớp xã hội, trên quy mô toàn cầu. Tính đến ngày 21 tháng 10 năm 2020, hơn 40,5 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 đã được xác nhận,...

Triển lãm tranh Đông Dương kết hợp âm nhạc phương Tây lần đầu tại Đà Lạt

Triển lãm tranh của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm diễn ra từ nay đến ngày 17-3, tại Trung tâm nghệ thuật của khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Dalat Resort & Spa (số 2 Lê Lai, phường 5, TP Đà Lạt, Lâm Đồng)....

Nguyễn Tư Nghiêm – Ất Hợi

  Nguyễn Tư Nghiêm bắt đầu vẽ con giống từ 1955-1956, sau khi ông chép được hình “mèo ngoạm cá” trên một bức chạm khắc ở một ngôi đình cổ đông bắc Bắc Bộ. Và kể từ năm Mậu Thìn...

“THINH” CỦA ĐÀO CHÂU HẢI

  ‘Thiên đường duy nhất là địa đàng đã mất’ – Marcel Proust. Bước sang thập kỉ thứ ba của thế kỉ 21, điêu khắc Việt dường như đang dần đánh mất chỗ đứng của mình trong không gian...