HỌA SĨ NGUYỄN HÀ

 

Ở Hải Phòng, có hai hoạ sĩ tâm huyết với nghề, có thể nói là “tử vì đạo” thuộc thế hệ trước mà tôi may mắn được tiếp xúc ngay khi chập chững vào nghề.  Đó là hoạ sĩ Thọ Vân (1937-2001) và hoạ sĩ Nguyễn Hà (sinh 1933). Đây cũng là những người tôi coi như người thầy, người cha của tôi. Điều đặc biệt là các ông cũng tự học, tự nghiên cứu mà không qua các trường lớp đào tạo chính quy nào. Mặc dù tôi không trực tiếp cắp giá vẽ đến học hai ông, nhưng những sáng tác đầu tay của tôi luôn được các ông xem, góp ý, động viên, khích lệ. Các ông cũng quý và coi tôi như con. Hoạ sĩ Thọ Vân thì ai cũng biết về sức lao động, sáng tác làm việc miệt mài tới lúc không thể làm được nữa vì ốm nặng rồi mất. Sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với mỹ thuật Hải Phòng thời kỳ ấy, tạo một lỗ hổng khó lấp đầy. Đến nay, Mỹ thuật Hải Phòng còn duy nhất họa sĩ  Nguyễn Hà là người cao tuổi. Ông vẫn miệt mài sáng tác với hai chất liệu chính là sơn dầu và sơn mài. Tự bê vóc, tự vẽ, tự mài… Những tác phẩm in đậm dấu ấn cá tính tạo hình “Nguyễn Hà” vẫn lần lượt, đều đều ra đời như ngày nào, bất chấp tuổi tác. Tại nhà, ông vẫn tiếp đón khách trong và ngoài nước, tiếp các họa sĩ trẻ – những người tâm huyết với hội hoạ với sự cởi mở, gần gũi…

Năm 2017, Nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn bay từ Sài Gòn ra,  xuống Hải Phòng gặp trực tiếp ông. Anh Tuấn đã lên chương trình bày triển lãm riêng và in sách tranh cho ông tại Eight Gallery Art. Mọi việc đang diễn ra suôn sẻ và sắp hoàn tất thì ông xin rút lại. Ông bảo, già rồi, ngại. Thật tiếc! Từ trước tới nay, ông vẫn vậy, không muốn xuất hiện, không muốn ồn ào. Chính vì vậy, mặc dù cả đời dành cho nghệ thuật, tranh của ông được nhiều Nhà sưu tập trong nước và nước ngoài thích, sưu tập, nhưng cũng nhiều người không biết ông.

Năm 2008, tôi đến ông mời ông cùng bày triển lãm hai người tại Hải Phòng. Vì quý tôi nên ông đồng ý. Tiếp đó, sau nhiều lần đi lại thuyết phục, vợ chồng chị Dương Thu Hằng đã tổ chức triển  lãm cá nhân đầu tiên (và đến nay là duy nhất) cho ông tại Hanoi Studio Tràng Tiền, Hà Nội.

Để chuẩn bị cho Triển lãm Mỹ thuật giao lưu cùng các họa sĩ Ulsan (Hàn Quốc) tại Hải Phòng vào đầu tháng 12 năm 2018 này, tôi đến thăm và mời ông tham gia. Ông vui vẻ nhận lời và hỏi thăm những họa sĩ  Hàn Quốc – những người mà năm trước đã đến thăm ông khi họ về Hải Phòng làm việc. Bức sơn mài rất đẹp, lãng mạn và trẻ trung mang tên                    có kích thước 124cmx154cm đang được ông đang hoàn thiện. Tranh sẽ được trưng bày trong triển lãm.

Không những riêng tôi mà rất nhiều người yêu nghệ thuật đều cầu mong cho ông luôn khoẻ để tiếp tục cho ra đời những tác phẩm đẹp!

NGUYỄN HÀ – Tiếng đàn Tỳ bà xưa. 2018. Sơn mài. 122×153,5cm

 

Một tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Hà

 

ĐẶNG XUÂN HÒA – Ngày mai vẫn là mùa hè. 2013. Sơn dầu. 80x100cm

 

Họa sĩ Hàn Quốc thăm họa sĩ Nguyễn Hà tại nhà riêng

Đặng Tiến

Tin cùng chuyên mục

Hoạ sĩ Thái Tĩnh trong sắc thu vĩnh cửu

Lắng đọng trong tâm khảm mỗi người nghệ sĩ, khi nắm bắt được ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật với sự chuyển hóa của mùa luôn mang sắc thái rất riêng và rất đẹp. Ý niệm đã sẵn có...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Hội Mỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028

Sáng 10/9, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Hội Mỹ thuật Hải Phòng đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028. Tham dự và chúc mừng Đại hội có họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

TỪ MỘT BẢO VẬT QUỐC GIA

  Bảo vật ấy ra đời từ những cục đá mài và một bàn tay hăng hái, từ Xưởng họa Quần Ngựa (Hà Nội) nơi gặp gỡ các họa gia Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Lê Phổ, Mai Trung Thứ làm...

Bức tranh toàn cảnh Panorama – thêm dấu ấn về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(ĐCSVN) – Từng đặt chân đến miền đất lịch sử Điện Biên Phủ nhiều lần, nhưng chưa lần nào chúng tôi thấy hào hứng như lần này. Đó là trong không khí hân hoan cả nước hướng tới kỉ...

Triển lãm 168

Khai mạc: 18:30, thứ Sáu, 30/05/2024 Triển lãm: 30/05 – 30/06/2024 TTTM Mipec Long Biên Số 2, Phố Long Biên 2, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội Thông tin từ ban tổ chức: Triển lãm nhóm “168” của Nguyễn Quốc...

GỐM BIÊN HÒA THỜI BALICK

  Tên tuổi của gốm Biên Hòa gắn liền với Trường Mỹ nghệ Biên Hòa. Trường Mỹ nghệ Biên Hòa gắn liền với tên tuổi ông bà Balick. Thời kỳ ông bà Balick (1923 – 1950) “Thời Balick” là cách...

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA – MỸ THUẬT TẠI CHÙA PHƯỚC TƯỜNG, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  Chùa là một trong những loại công trình kiến trúc sớm nhất ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng và hình thành từ thuở vùng đất Sài Gòn mới được khai khẩn do nhu cầu...