TRANH LỤA TRẦN DUY

 

 

Vào khoảng giữa những năm 1960, Trần Duy, nhờ những điều kiện khách quan, thực sự bắt đầu chuyên tâm hẳn vào hội họa.

Ông vẽ sơn dầu, bột màu, thuốc nước, sơn mài, và chú trọng trên hết đến tranh lụa: một chất liệu Á Đông, “nửa đồ họa, nửa hội họa”. Phải nói rằng: hội họa lụa – đó chính là sự lựa chọn đúng cho tư chất nghệ thuật của ông.

Trên thực tế, Trần Duy đã từng có một thời kỳ vẽ lụa theo lối gần như đơn sắc (camaieu), cũng có thể gọi đó là thời kỳ thủy mặc (lavis) của ông – nhằm thuần thục cách biến đổi các sắc thái tinh tế của đậm nhạt (valeurs) và của sáng tối (clair-obscur), và đó cũng là thời kỳ “dấu nối” để ông tìm ra một cốt cách- thể chất vững chắc của hình họa trên lụa. Và kết quả của sự rèn luyện công phu này đã trở thành một đặc tính ưu việt trên các bức tranh lụa đa sắc (polychrome) ấn tượng chủ nghĩa của Trần Duy về sau.

Dưới bàn tay ông, một luồng chiếu sáng hết sức tinh nhẹ cũng đủ làm nổi bật các hình thể-chất liệu (đặc biệt các chất gỗ, đá, gạch, ngói rêu phong), làm thức tỉnh chất sống tiềm ẩn vô cùng thi vị của sự vật.

Phong cách Trần Duy cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ, ve vuốt, âu yếm, thậm chí có phần tỉa tót, khi thể hiện những chi tiết dù là nhỏ, nhằm tái tạo hoàn chỉnh chúng, song mặc nhiên, không làm cản trở tính năng động và vẻ giàu có, giàu cảm xúc của bút pháp ông.

Điều ông quan tâm là sự lựa chọn các mô-típ, có thể là cả những mô-típ đặc trưng giai thoại (caractère anecdotique), và tìm giải pháp mô tả chúng, hơn là nhấn mạnh vào những biểu hiện phúng dụ, trừu tượng. Phải chăng vì thế mà tác phẩm hội họa của Trần Duy luôn luôn man mác một thứ “tình cảm triết học tự nhiên và thanh thoát”, dễ đi vào lòng người xem.

Cũng một lý do nữa để thấy ở lụa của ông có những bố cục độc đáo, bất ngờ của một áp-phích, những nét bút tinh tế của đồ họa, những mảng màu của trang trí, những khoảng trống- không chờ đợi, là sự hội tụ của một hiểu biết thấu đạt về tính trang trí trong hội họa Nhật Bản thế kỷ 17-18, bút pháp uyển chuyển, phong độ đậm nhạt của Đường Thi và tính khoa học của nền hội họa bác học Tây phương.

Đậm nhạt ở tranh ông không nhờ vào cái bất ngờ chấm phá của bút (jeu d’encre), mà là sự chỉ đạo chặt chẽ của nét, biến nó nhuần nhuyễn, nhẹ nhàng ẩn hiện như vết mực loang của thủy mặc hoặc lụa rửa (soie lavée)..

Trần Duy đã sáng tác hàng ngàn bức tranh lụa (còn lưu trong nước hoặc thuộc về các bộ sưu tập tư nhân nước ngoài), ông đã chứng tỏ một trình độ bậc thầy về nghệ thuật tạo ảo giác (vision)- điều rất khó thực hiện trên chất liệu lụa. Lối thao tác kỹ thuật độc đáo của bút “nửa ướt- nửa khô” của ông, thực sự là một đóng góp có nhiều giá trị giải quyết tình trạng bế tắc của nghệ thuật vẽ lụa kéo dài đã suốt mấy chục năm.

F.A.M.

TRẦN DUY (1920 – 2014) – Chùa Phổ Minh.  Năm sáng tác: 1993.  Chất liệu: Lụa.  Kích thước: 46x68cm   Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội

 

TRẦN DUY (1920 – 2014) –  Chùa cầu Nhật Hội An.  Năm sáng tác: 1993. Chất liệu: Lụa. Kích thước: 60x80cm. Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội

 

TRẦN DUY (1920 – 2014) –  Chùa Láng ngày rằm. Năm sáng tác: 1999.  Chất liệu: Lụa. Kích thước: 45x68cm. Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội

 

Tin cùng chuyên mục

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

Trần Ngọc Hưng và chất liệu bột màu, giấy dó

Sáng tạo nghệ thuật, trong chừng mực nào đó dường như là sự chiến thắng chính mình của ngày hôm qua, thoát khỏi cái khung ràng buộc do chính mình tạo ra để tiến tới cái mới. Do đó, nghệ thuật...

Nhã

  “Từ những bức bé tí bằng bàn tay đến những tranh hàng thước vuông, rồi bộ đôi bộ ba gần hai thước vuông vẽ trong hơn hai năm vừa rồi, Nhã có vẻ đã nhìn ra chính mình, một cá thể tự...

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi họa sĩ Trần Đình Khương – Đoàn Thuý Hạnh với triển lãm cá nhân đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

Lần đầu tiên ra mắt công chúng thành phố Hồ Chí Minh với triển lãm “Song Tấu Lạ”, họa sĩ Trần Đình Khương giới thiệu 31 tác phẩm tranh sơn mài khai thác chủ đề cá chọi và cá chép, còn...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

‘Ảnh xạ’: Cô đọng hơn 20 năm nghiên cứu mỹ thuật của Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” là sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ trong sự nghiệp nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo của họa sỹ, giảng viên Trang Thanh Hiền. “Ảnh xạ” – triển...

Sắc Chàm: Nét đẹp văn hóa và con người vùng cao

BBK – Tiếp nối thành công của triển lãm lần 1 năm 2022, ngày 03/11/2023, triển lãm “Sắc Chàm” lần thứ II của nhóm họa sĩ Bắc Kạn sẽ khai mạc tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, phường Tràng...

Có thể bạn quan tâm

BỐN CHIẾC LỌ VÀ NHỮNG SỐ PHẬN

  Một buổi chiều, tôi đến chơi thăm ông bạn làm điêu khắc. Ông ngồi bần thần nhìn mấy chiếc lọ gốm trước mặt, chung quanh là những bức tranh cùng mấy giá sách. – “Lâu mới lại...

VỀ VIỆC GIẢNG DẠY MỸ THUẬT TẠI ĐÔNG DƯƠNG VÀ VIỆC THÀNH LẬP MỘT TRƯỜNG VẼ TỔNG QUÁT TẠI HÀ NỘI , BÁO CÁO CỦA VICTOR TARDIEU NĂM 1924

Tại Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp (Institut National d’Histoire de l’Art, viết tắt là INHA, Paris) có một lưu trữ lớn, đặt dưới tên “Victor Tardieu”. Lưu trữ này gồm 13 hộp các-tông, bao...

Hành trình của họa sĩ Pháp đầu tiên ở Đông Dương Gaston Roullet HÀNH TRÌNH CỦA HỌA SĨ PHÁP ĐẦU TIÊN Ở ĐÔNG DƯƠNG GASTON ROULLET

    Cuối thế kỉ 19, những chuyến du hành và viễn chinh của Pháp ngày càng mở rộng địa lí về phía Đông, đồng thời đã mở rộng khái niệm “phương Đông” mà trước đó thường...

TÔ NGỌC VÂN – NHỮNG NĂM TRƯỜNG MỸ THUẬT KHÓA KHÁNG CHIẾN

  Năm 1951, cuộc kháng chiến chống Pháp đã sang năm thứ năm. Trường Mỹ thuật lập lại trong chiến khu Việt Bắc do Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng, đã kết thúc tốt niên học đầu của Khóa Kháng...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...