SƠN TRÚC – NGƯỜI PHỤ NỮ SÁNG TẠO

 

Trong thế hệ của mình, có thể nói, Sơn Trúc là một trong những họa sĩ sớm có tên tuổi và sớm tìm ra được một tiếng nói riêng, một con đường đi riêng, là mình nhưng không hề lạc lõng, lập dị giữa thời cuộc.

Một số họa sĩ như Phạm Tăng, Lê Bá Đảng, Quang Phòng, Mai Văn Hiến, lúc sinh thời, rất thích tranh Sơn Trúc. Có lần có người chê tranh Sơn Trúc, ông Quang Phòng bảo ngay: “Chê thì cứ chê. Dẫu sao cũng vẫn là Sơn Trúc. Cứ bằng được Sơn Trúc đi đã”…

Về Sơn Trúc, nhà văn Tào Mạt đã có hai câu thơ hay:

Trúc ngọc non sâu tự biết reo

Gió đời muốn hát cũng không theo

Năm 1993, Sơn Trúc đã có triển lãm cá nhân tại Paris, một trong những triển lãm thuộc thời kỳ đầu tiên của các họa sĩ Việt Nam trên đất Pháp sau chiến tranh. Ngày ấy mọi chuyện khó hơn bây giờ nhiều.

 

SƠN TRÚC – Thiếu nữ với hoa sen. 1983. Sơn mài

***

Sơn Trúc vẽ hình rất mới mà sinh động, lại có thêm vẻ tươi tắn, dí dỏm, nhất là khi chị vẽ trẻ thơ. Với chị, đơn giản không bao giờ đồng nghĩa với duy lý, khái niệm hóa. Đường nét – phương tiện biểu hiện chủ đạo của Sơn Trúc – nhìn tưởng “trơn tru”, nhưng kỳ thực luôn luôn có sự nồng hậu và độ vi tế của cảm xúc khởi nguồn từ quan sát.

Tranh Sơn Trúc làm gợi nhớ đến Matisse, các tác phẩm sơn mài của chị như được tạo ra bởi một hình thái đã tiến gần đến “hội họa kiến trúc” (peinture architecturale), hướng tới một thứ cân bằng về đường nét, hình diện bằng cảm xúc bay bổng.

SƠN TRÚC – Chân dung cụ Nguyễn Sơn Hà, doanh nhân yêu nước. 1972. Sơn dầu

 

SƠN TRÚC- Chân dung nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. 2000. Chì than

 

SƠN TRÚC – Sự tồn tại-Vũ trụ. 1989. Sơn mài

 

SƠN TRÚC – Tuổi trẻ. 2006. Sơn mài

Từ những hình tượng phổ cập, quen thuộc (thiếu nữ, thiếu nữ áo dài, thiếu nữ khỏa thân, trẻ em chơi), Sơn Trúc mở ra những không gian hồi tưởng, ẩn hiện các mô-típ đặc trưng giai thoại (vịnh Hạ Long, cây cổ thụ, kiến trúc cổ, các mẫu biểu tượng Á Đông), thêu dệt nên những cảnh tượng huyền diệu, thể hiện niềm tự hào về quá khứ và hiện tại của dân tộc, lòng tin vào tương lai – một điệu trầm của niềm vui sống.

Ngoài sơn mài, sơn dầu, lụa, Sơn Trúc còn kiên trì thực nghiệm trong nhiều năm kỹ thuật cắt giấy màu (bộ tranh “Sự tồn tại”). Đây cũng là một mảng tranh rất đáng chú ý của Sơn Trúc nhằm kết hợp tinh thần hiện đại với những suy tư khúc chiết và sâu thẳm về truyền thống. Mới-Cũ ở đây dường như không còn làm người xem bận tâm, chỉ bị cuốn vào thế giới nội tâm đầy sức hút của Sơn Trúc.

Cảm nhận toàn bộ trước nghệ thuật của Sơn Trúc là cảm nhận trước một cái đẹp độc đáo. Có những cái đẹp thiếu tính độc đáo, vì nó còn thiếu tính sáng tạo.

Hà Thái Hà 

 

Tin cùng chuyên mục

Hoạ sĩ Thái Tĩnh trong sắc thu vĩnh cửu

Lắng đọng trong tâm khảm mỗi người nghệ sĩ, khi nắm bắt được ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật với sự chuyển hóa của mùa luôn mang sắc thái rất riêng và rất đẹp. Ý niệm đã sẵn có...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Hội Mỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028

Sáng 10/9, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Hội Mỹ thuật Hải Phòng đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028. Tham dự và chúc mừng Đại hội có họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

NGUYỄN SÁNG, MỘT NGƯỜI CON CÓ HIẾU

  Trong một lần gặp gỡ tình cờ tôi quen biết bác Nguyễn Đình Tân (sinh 1936) là anh em cọc chèo với Nguyễn Sáng. Khi biết tôi làm ở báo Mỹ thuật, bác quý mến lắm. Thi thoảng, hai bác cháu gặp...

PHẠM THÚC CHƯƠNG – MỘT HỌA SĨ LỚN, MỘT NHÀ TRIẾT HỌC

(Bài của A.L.G. trên tờ FAN EXPRESS số ra ngày 10 tháng 11 năm 1971. Q.V. phỏng dịch theo nguyên bản tiếng Pháp) Vào cuối tháng trước (tức tháng 10 năm 1971 – TCMT), ông Phạm Thúc Chương, một họa sĩ...

Thành phố sáng tạo và nghĩa cử tri ân sự sáng tạo

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, với danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình đang tiến về phía trước với mục tiêu trở thành thành phố sáng tạo hàng đầu trong khu vực. Trải qua nhiều cuộc chiến...

GIẢI THƯỞNG HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 2018

       ...

"TRÁI TIM BIẾT CƯỜI" CỦA LÊ THANH SƠN

  Triển lãm cá nhân Miền sương khói (The enchanting land) của họa sĩ Lê Thanh Sơn bày 25 tranh mới, khai mạc lúc 18h ngày 20/12/2020 tại Green Palm Gallery (49 Mạc Thị Bưởi, quận 1, TP.HCM).     ...