TRIỂN LÃM MỸ THUẬT VIỆT NAM 2020

 

 Ngày 1/12/2020, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc và trao giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (trước đây là Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc sau năm 2015 đổi thành Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam) là sự kiện mỹ thuật được tổ chức 5 năm 1 lần nhằm tổng kết và đánh giá quá trình hoạt động sáng tạo, công bố các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc của giới mỹ thuật Việt Nam trong quá trình 5 năm (2016-2020), ghi nhận những thành tựu sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc trên cả nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Triển lãm tập hợp và tuyển chọn, trưng bày gần 500 tác phẩm mỹ thuật gồm các loại hình: đồ họa, hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, video art và các loại hình nghệ thuật đương đại khác, phản ánh toàn diện những thành tựu sáng tạo nghệ thuật, hoạt động sáng tác, các khuynh hướng nghệ thuật trong những năm vừa qua.

Ông Mã Thế Anh, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Trưởng ban Ban tổ chức cuộc thi, cho biết: “Triển lãm lần này là cơ hội để đông đảo người yêu nghệ thuật có dịp tiếp cận, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật mới, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức, đồng thời góp phần tạo thị trường mỹ thuật Việt Nam phát triển, giúp các tổ chức, cá nhân tiếp cận các tác phẩm có giá trị nghệ thuật.”

Ban tổ chức đã nhận được 3.571 tác phẩm của 1.382 tác giả từ 58 tỉnh, thành phố gửi về tham dự. Hội đồng Nghệ thuật đã lựa chọn 497 tác phẩm của 483 tác giả để trưng bày. Cụ thể, với thể loại điêu khắc và sắp đặt có 117 tác phẩm của 105 tác giả; với thể loại hội họa, đồ họa, nghệ thuật trình diễn, video art và các hình thức nghệ thuật đương đại khác có 380 tác phẩm của 378 tác giả”, ông Mã Thế Anh cho biết.

Hội đồng nghệ thuật đã lựa chọn ra 29 tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng. Cụ thể, Ban tổ chức đã trao 6 giải Nhì cho các tác phẩm xuất sắc gồm: “Tích tắc của nghệ sĩ Võ Việt Dũng; “An phận 2” của họa sĩ Hà Phước Duy; “Đánh cắp giấc mơ 1” của họa sĩ Nguyễn Khắc Hân; “Phẫu thuật” của nhà điêu khắc Lương Đức Hùng; “Họ – một phần cuộc sống của tôi” của họa sĩ Vũ Bạch Liên; “Thầm thì” của họa sĩ Nguyễn Thị Hoàng Minh.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn trao 11 giải Ba và 12 giải Khuyến khích cho các tác phẩm có chất lượng. Các tác phẩm được trao giải thưởng là tác phẩm phản ánh sinh động cuộc sống lao động học tập, sinh hoạt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các vấn đề của cuộc sống đương đại, đặc biệt, đó là các tác phẩm có sự tìm tòi, sáng tạo về nội dung và hình thức thể hiện…

Qua mỗi kỳ triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, Nhà nước và xã hội sẽ có cái nhìn toàn diện về Mỹ thuật Việt Nam trong 05 năm để tổng kết đánh giá những thành tựu, thực trạng lực lượng, xu hướng sáng tác, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ sáng tác nghệ thuật hiện nay. Từ đó có chủ trương, chính sách phù hợp để thúc đẩy nền Mỹ thuật Việt Nam phát triển trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

Triển lãm từ 1/12 đến 10/12/2020 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội) và tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (số 79A, Phó Đức Chính, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) từ 22/12 đến 29/12/2020.

P.V.

Các giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2020:


Giải Nhì – Võ Việt Dũng – Tích tắc – Video Art 

 

Giải Nhì – Hà Phước Duy – An phận 2 – Sơn dầu

 

Giải Nhì – Nguyễn Thị Hoàng Minh – Thầm thì – Lụa

 

Giải Nhì – Nguyễn Khắc Hân – Đánh cắp giấc mơ 1 – Khắc gỗ

 

Giải Nhì – Lương Đức Hùng – Phẫu thuật – Composite mạ crôm

 

Giải Nhì – Vũ Bạch Liên – Họ – Một phần cuộc sống của tôi – In độc bản vân tay

Giải Ba- Trần Văn Bình – Mạch sống đô thị II – Sắt hàn

 

Giải Ba – Huỳnh Tuấn Đệ – CoV – Sơn mài

 

Giải Ba – Nguyễn Tuấn Dũng – Khát – Acrylic

 

Giải Ba – Hồ Văn Hưng – Sống – Màu nước

 \\\

Giải Ba – Kù Kao Khải – Chuông – Sắp đặt Gỗ, Sắt, Sơn

 

Giải Ba – Lê Văn Khuy – Mùa phóng sinh – Đất chịu lửa Samot, gỗ, đồng

 


Giải Ba – Vũ Thanh Nghị – Công nghiệp Bò 1 – Sơn dầu

 

Giải Ba – Lê Trọng Nghĩa – Chuỗi mộng – Gỗ, sắt.

 

Giải Ba – Trần Hoàng Sơn – Họ Hạnh phúc – Lụa

 

Giải Ba – Nguyễn Thái Thăng – Di sản mới – Sơn dầu

 

Giải Ba – Phạm Thuấn – Chiến binh – Sơn dầu

 

Giải KK – Đặng Thị Thu An – Ngũ sắc – Sơn dầu

 

Giải KK – Trần Công Định – Chiều – Sắt hàn

 

Giải KK – Nguyễn Văn Đức – Hạnh phúc – Hạnh phúc

 

Giải KK – Vũ Thanh Hiền – Bập bênh – Thành phố – Sơn dầu

 

Giải KK – Lưu Chí Hiếu – Giấc mơ ban ngày – Lụa

 

 

Giải KK – Phạm Ngọc Lâm – Lệ rừng – Sắp đặt đồng

 

Giải KK – Trần Chí Lý – Đời sống sung túc – Gỗ

 

Giải KK – Đặng Kim Ngân – Cội rễ 5 – Chì màu

Giải KK – Nguyễn Đình Ngọc – Xóm Trọ – Sơn mài

 

Giải KK – Phan Đình Phúc – Bội thực – Tổng hợp

 

Giải KK – Lê Thị Thanh – Cứu – In độc bản + in lưới

 

 Giải KK – Vũ Ngọc Vĩnh – Xứ sở thần tiên – Sơn dầu

Tin cùng chuyên mục

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

Mạn đàm về sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”, đánh giá và giải pháp

Có thể khẳng định rằng tranh – tượng về đề tài Lực lượng vũ trang & Chiến tranh Cách mạng (LLVT & CTCM) đã hiện diện trong đời sống và lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam trước...

Mỹ thuật ứng dụng: Tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực rộng, đã và đang chạm vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc phát triển mỹ thuật ứng dụng, với các sản phẩm, thiết...

Vẻ đẹp ký ức qua “Thiên đường hoàn hảo” của họa sĩ Lưu Tuyền

NDO – Thuộc thế hệ họa sĩ đương đại lứa 8x, sáng tác của họa sĩ Lưu Tuyền chứa đựng trong đó các giá trị văn hóa truyền thống dưới những góc nhìn khác nhau về đời sống xã hội. Anh...

Nét đẹp dân gian trong triển lãm tranh “Biến Tượng”

Trong hội họa Việt Nam đương đại, nhiều họa sĩ sử dụng trực tiếp hình ảnh của những sản phẩm nghệ thuật dân gian để xây dựng tác phẩm. Một điều khác ở nghệ thuật của Vũ Hiệp, tranh...

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chủ đề “Đường lên Điện Biên” từ ngày 26/4...

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Triển lãm “Vườn mộng ảo” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Vào lúc 17h30 thứ Bảy, ngày 13 tháng 4 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Vườn mộng ảo” – triển lãm cá nhân lần thứ 4 của họa sĩ Mai Đại Lưu....

“TRỘI Ở ĐÂU?” HAY BÀN VỀ SỰ TRINH TRẮNG CỦA NHÀ SƯU TẬP NGHỆ THUẬT

  Cặp vợ chồng sưu tập tranh huyền thoại người Mỹ Mera và Don Rubell sẽ giải mã: Tốt nhất người ta nên mua tranh của ai và vào lúc nào tại các triển lãm; và làm thế nào người ta cũng biết...

NGUYỄN CAO THƯƠNG – NGƯỜI ĐẶT TÊN TRƯỜNG MỸ THUẬT TRANG TRÍ

    Thầy Nguyễn Cao Thương sinh ngày 22/3/1918 tại xã Long Kiến, Chợ Mới, An Giang. Do thân sinh của thầy là thư ký Kho bạc Sài Gòn nên gia đình thầy chuyển lên Sài Gòn cư ngụ khi thầy còn nhỏ....

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 295 & 296 tháng 7-8/2017

...

Sắc màu nữ tính và tâm tình

Triển lãm nhóm của 3 nữ họa sĩ: Ly Trần, Vương Linh, Hương Giang Hoàng diễn ra từ nay đến ngày 3-12, tại Nguyen’s Art Garden ( 37 đường 103, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức). Điểm chung trong...