Tôn vinh di sản Việt Nam qua triển lãm “Ngày xửa ngày xưa”

16 nghệ sĩ của dự án “Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại” tổ chức triển lãm “Ngày xửa ngày xưa” để tôn vinh di sản, văn hóa Việt Nam.

Triển lãm “Ngày xửa ngày xưa” là cuộc ra mắt đầu tiên của nhóm Heritage And Art (viết tắt là H&A)  gồm 16 nghệ sĩ với 39 tác phẩm thuộc các lĩnh vực hội họa, đồ họa và điêu khắc với chất liệu đa dạng như: kim loại, sơn dầu, lụa, trúc chỉ, gốm, sơn mài…

16 nghệ sĩ thuộc các thế hệ 7X, 8X và 9X, có phong cách sáng tác riêng biệt, định hình rõ nét nhưng cùng chung niềm đam mê văn hóa mỹ thuật cổ và bảo vật quốc gia, cùng tham gia dự án “Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại”.

Họa sĩ Nguyễn Minh (Minh Phố), người khởi xướng và thành lập nhóm H&A chia sẻ: Triển lãm “Ngày xửa ngày xưa” không chỉ là lời mở đầu cho muôn vàn câu chuyện cổ tích thời ấu thơ, mà còn là mở đầu cho câu chuyện di sản mà các họa sĩ muốn kể bằng ngôn ngữ hội họa. Trong câu chuyện ấy, không chỉ có các hình ảnh là họa tiết và hoa văn mỹ thuật cổ, không chỉ có các nhân vật của nghệ thuật múa rối nước, các hình ảnh của chạm khắc đình làng, tranh dân gian… mà còn là tầng lớp của bề dày lịch sử và những giá trị của di sản văn hóa Việt được kể qua góc nhìn của những nghệ sĩ đương đại”.

                                                         
                                                                                       Tác phẩm “Ngày xửa ngày xưa 12” của Nguyễn Minh

Các tác phẩm trong triển lãm đầu tiên này được nhóm nghệ sĩ sáng tác từ năm 2024, sau các chuyến đi điền dã lấy tư liệu, các chuyến đi trực họa, những cuộc gặp gỡ các nhân vật có liên quan để tìm hiểu sâu rộng hơn về giá trị của di sản văn hóa Việt. Mỗi tác phẩm mang đậm dấu ấn tạo hình của từng nghệ sĩ và đều thể hiện tình yêu với di sản. Các nghệ sĩ thực hiện dự án mong muốn sẽ lan tỏa thông điệp: “Kế thừa, gìn giữ, phát triển và lan tỏa di sản văn hóa Việt là thể hiện sự tôn trọng quá khứ – hướng đến tương lai”.

                                                             
                                                                                                   Tác phẩm “Vệt ký ức 1” của Vũ Thùy Mai
                                                                     
                                                                                                Tác phẩm “Nàng Châu Long” của Lê Thế Anh

Sau triển lãm “Ngày xửa ngày xưa”, nhóm sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động đưa nghệ thuật và di sản vào cuộc sống như: Sáng tạo nghệ thuật cùng nghệ sĩ; Di sản qua ánh mắt trẻ thơ… và sẽ tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật thông qua di sản văn hóa của các vùng miền trên khắp đất nước.

Triển lãm “Ngày xửa ngày xưa” diễn ra đến hết ngày 27/8 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.

H.A

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội 

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá tranh gây quỹ giúp người vùng lũ

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá bức “Hồn quê” do bà vẽ, quyên góp cho quỹ hỗ trợ miền Bắc chịu thiệt hại do bão Yagi. Diễn viên gạo cội cho biết: “Đọc tin tức thiệt hại ở các địa...

5 họa sĩ mở triển lãm tại Hà Nội, trích tiền bán tranh ủng hộ đồng bào vùng lũ

VOV.VN – Tại buổi khai mạc triển lãm, 5 họa sĩ cho biết sẽ trích một phần tiền thu được từ việc bán các tác phẩm trong triển lãm “Chạm vào ký ức” để ủng hộ đồng bào vùng lũ bị...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Đi tìm “Hiện thực song song” qua tranh Vũ Tuấn Việt

Từ ngày 14 đến 29/9, triển lãm cá nhân Hiện thực song song của họa sĩ trẻ Vũ Tuấn Việt sẽ được diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, Thành phố Hồ Chí Minh.                        ...

Triển lãm tranh màu nước “Hà Nội trong tôi”

Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ Màu nước Hà Nội ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Hà Nội...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Những khúc nhạc trừu tượng

(SGGPO) Họa sĩ Trần Thế Vĩnh tổ chức triển lãm cá nhân chủ đề “Nhạc khúc”, diễn ra từ nay đến hết tháng 10, tại Thi Art Space (Y1 Hồng Lĩnh, phường 15, quận 10). Nhìn lại 10 năm hội họa, từ...

90 NĂM TRANH LỤA VIỆT NAM, MẤY CHÚ GIẢI VỀ LỊCH SỬ. KỲ II: CÁC THỜI KỲ VÀ CÁC HỌA SĨ

  Hội họa Việt Nam, có thể nói, là một trong những nền hội họa sử dụng nhiều loại chất liệu bậc nhất trên thế giới, hầu đủ các chất liệu từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, từ ngoại...

Khai mạc Triển lãm thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

SGGP – Sáng 16-8, Hội Mỹ thuật TPHCM cùng Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM khai mạc triển lãm “Thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023”. Đây là hoạt động thường niên của Hội Mỹ thuật TPHCM...

Điêu khắc đương đại Việt Nam: Đang ở đâu và đang cần gì ?

  Đây có lẽ là câu hỏi vừa vĩ mô vừa vi mô, mà tùy hệ quy chiếu sẽ thấy khó hoặc dễ trả lời. Thậm chí có những ý kiến trước đây cho rằng chỉ cần tiền là xong, nhưng liệu có đơn...

TẾT NÀY CÓ CHUYỆN VẼ SEN

  Ai cũng biết, 2020 là một năm đặc biệt kỳ lạ, không phải chỉ ở ta, mà cả thế giới đảo lộn vì đại dịch Covid, liên miên thiên tai và đủ chuyện khó khăn khác. Mà chắc ai cũng thấy rất...