TIẾNG VỌNG TỪ THIÊN NHIÊN

 

Từ thuở sơ khai, con người và thiên nhiên đã luôn “chung sống” cùng với nhau, đó là mối quan hệ đặc biệt và gắn kết chặt chẽ. Con người lựa chọn, tạo dựng môi trường sống cho mình từ môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. Con người tác động vào môi trường tự nhiên theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì mối quan hệ ấy ngày một xấu đi, con người đã xem thiên nhiên là đối tượng để khai thác, hủy hoại phục vụ cho sự phát triển của mình, tạo ra những hậu quả vô cùng đáng báo động. Những hậu quả đó đã và đang tác động lên mọi mặt của đời sống con người mà các họa sĩ cũng nằm trong số ấy. Họ vốn là những người có sự nhạy cảm hơn những người khác, về những gì đang xảy ra ngoài thiên nhiên, môi trường. Cần nói rằng, thiên nhiên luôn là đề tài lớn nhất, mang lại nhiều vẻ đẹp trong các tác phẩm hội họa từ trước đến nay của các họa sĩ.

VƯƠNG MẠNH LÂN – Bình yên bên bờ biển. 2021. Tổng hợp. 50x90cm

NGUYỄN BÁ TRẠCH – Thượng ngàn. Sơn dầu. 80x100cm

PHẠM THÁI – Chiều Tà Xùa. 2021. Sơn dầu. 75x100cm

Ai đã từng xem những tranh sơn mài của Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Hoàng Tích Chù… đều phải thán phục trình độ của các bậc thầy tranh sơn mài. Bằng sơn mài họ đã đem được vẻ đẹp hùng vĩ, pha lẫn cái hữu tình của thiên nhiên vào tranh. Bây giờ, ngoài sứ mệnh tiếp tục thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, trách nhiệm xã hội của người họa sĩ là cần phải lên tiếng trước những cách ứng xử, hành vi tiêu cực của con người với thiên nhiên, trước những cảnh tượng môi trường bị biến đổi… bằng ngọn bút của mình, tạo ra những thông điệp mang tính lan tỏa.

Hiểu được trách nhiệm ấy, các họa sĩ thuộc Câu lạc bộ sáng tác đề tài Xây dựng Tổ quốc thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam đã cùng nhau trưng bày triển lãm “Tiếng vọng từ thiên nhiên 2021”, giới thiệu 74 tác phẩm hội họa của 60 tác giả. Đây là một trong những triển lãm chuyên đề thường niên của Câu lạc bộ. Triển lãm là thành quả sau những chuyến đi thực tế, dã ngoại đến các vùng miền xa xôi, đối diện trực tiếp với con người, thiên nhiên, khai thác nhiều tư liệu quý báu phục vụ sáng tác của các họa sĩ thuộc Câu lạc bộ.

TRẦN VŨ HOÀNG – Hóa thân xanh. Sơn mài. 100x100cm

TRẦN THỊ THU – Sắc Pà Cò. 2021. Giấy rang, màu nước, sơn mài trên toan. 155x200cm

 

NGUYỄN TRƯỜNG LINH – Nguyên sơ. Sơn mài. 100x140cm

“Tiếng vọng từ thiên nhiên” có thể được hiểu là sự cộng hưởng với thiên nhiên, như một lời kêu gọi, kêu cứu mà thiên nhiên, môi trường thông qua các họa sĩ gửi thông điệp đến công chúng. Tác phẩm “Vô đề” của Vương Mạnh Lân, “Ô nhiễm môi trường nước” của Bùi Văn Khoa, “Tiếng vọng từ môi trường” của Vũ An Chương, “Nước và bầu trời” của Nguyễn Bá Trạch, “Tiếng vọng từ biển sâu” của Trần Quang Thái… Đó là những tác phẩm mang tính thời sự, phản ánh hiện trạng thiên nhiên, với những biến cố môi trường đã diễn ra ngoài thực tế đời sống. Những hậu quả ấy một phần vì biến đổi khí hậu mang lại, một phần nữa là do tác động trực tiếp của con người. Ví dụ như việc xả thải trực tiếp chưa qua xử lý ra biển khiến môi trường biển bị hủy diệt như một nhà máy đã làm cách đây vài năm. Và dĩ nhiên việc làm ấy đã bị lên án kịch liệt và họ đã đang dần khắc phục hậu quả. Đó như là một lời nhắc nhở để không bao giờ tái diễn lại những cảnh tượng như vậy

.
“Sạt lở”, “Đồi trọc” của Nguyễn Quang Trung phản ánh hiện tượng môi trường đất đai của miền Tây Nam Bộ – Đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở do nước biển xâm lấn. Sự nóng lên toàn cầu đã làm tình trạng tan băng ở hai cực trái đất trở nên ngày một nghiêm trọng, khiến mực nước biển dâng. Cuộc sống của những người dân Đồng bằng sông Cửu Long đã bị ảnh hưởng trực tiếp, đã có rất nhiều gia đình chỉ sau một đêm đã rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, hay thậm chí là đang ngủ mà nhà thì bị sụt lún, sạt lở. Tác phẩm lấy tông màu nâu đất phù sa đặc trưng của miền Tây sông nước, vẽ theo lối trừu tượng để người xem có thể tưởng tượng sự hỗn độn và có phần hoảng loạn của cảnh sạt lở.

NGUYỄN QUANG TRUNG – Sạt lở. 2018. Sơn dầu. 100x120cm

TRẦN QUANG THÁI – Tiếng vọng từ biển sâu. Acrylic. 100x80cm

VŨ AN CHƯƠNG – Tiếng vọng từ môi trường. 2021. Acrylic. 90x120cm
BÙI VĂN KHOA – Ô nhiễm môi trường nước. Sơn dầu. 100x100cm

 

Phòng tranh còn có rất nhiều tác phẩm về thiên nhiên tươi đẹp. Có thể kể đến như tác phẩm “Tháng 3” của Trần Ngọc Anh, “Hóa thân xanh” của Trần Vũ Hoàng, “Sapa mùa lúa” của Bùi Mai Hiên, “Thời gian” và “Nguyên sơ” của Nguyễn Trường Linh, “Thượng ngàn” của Nguyễn Bá Trạch, “Buổi sớm trên biển” của Trần Thị Doanh… Vẽ thiên nhiên thật đẹp cũng là một thông điệp mang sức lan tỏa rộng rãi với công chúng. Cùng nhau nhân cái đẹp dẹp cái xấu để hệ sinh thái xanh sạch đẹp sẽ luôn được bảo tồn và gìn giữ.

Phát triển kinh tế – xã hội làm môi trường ô nhiễm, thiên nhiên bị tàn phá chưa bao giờ là cách để hướng tới sự phát triển bền vững. Hy vọng triển lãm sẽ góp phần nâng cao hơn ý thức của cộng đồng, của các doanh nghiệp mỗi khi tác động đến thiên nhiên môi trường hãy nghĩ tới tương lai con em của chúng ta sau này.

Phúc Hưng

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chủ đề “Đường lên Điện Biên” từ ngày 26/4...

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ Nguyễn Chơn Hiền

(BĐ) – Sáng 1.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (số 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn), Hội VHNT tỉnh phối hợp Sở VH&TT tổ chức Lễ khai mạc triển lãm tranh với chủ đề “Hương sắc xuân...

CHÚT HƯƠNG SEN Ở VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

  Nói đến hoa sen, ai ai trong chúng ta cũng nghĩ đến cảnh chùa. Hoa sen là loài hoa thiêng liêng trong Phật giáo. Nhưng ít ai ngờ rằng, đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ta lại bắt gặp hoa sen ở...

HOA VĂN THỦY BA LÝ TRẦN VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRÊN ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI ĐƯƠNG ĐẠI

  Tập cổ là thuật ngữ chỉ cách sử dụng những thành quả của thế hệ đi trước để ứng dụng vào một số lĩnh vực đương đại mà không làm mất đi bản chất vốn có của nó, bên cạnh...

BÁN TRANH

  Cô Minh, con gái họa sĩ Trần Lưu Hậu, từng đứng bán tranh ở gallery số 7 Hàng Khay năm xưa…trong một lần trò chuyện với tôi, cô bảo: “Không có tranh đẹp hay tranh xấu chú ạ, chỉ có...

CẢNH SÀI SƠN CỦA CÔNG VĂN TRUNG

  Tranh “sơn” (laque) Việt Nam có nhiều thể, và tương lai chắc chắn sẽ còn biến hóa khôn cùng, biểu hiện sức sáng tạo dường như vô tận của các họa sĩ Việt Nam xưa nay. Riêng về sơn mài...