“Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran”

Nghệ thuật truyền thống Iran là sự kết hợp vô cùng điêu luyện giữa các hoa văn, họa tiết và màu sắc, tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Nhân kỷ niệm 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia Iran và Việt Nam, sáng 23/8, tại Hà Nội, Đại sứ quán Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm giới thiệu Nghệ thuật Iran với chủ đề “Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran”.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam và các đại biểu tham dự cùng chụp ảnh lưu niệm

Tham dự sự kiện có, ngài Ali Akbar Nazari – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam; ông Nguyễn Minh Vũ – Trợ lí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; ông Vương Duy Biên – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Ngô Tuấn Phong – Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; bà Mai Thị Ngọc Oanh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Đà – Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, cùng đại diện các cơ quan ngoại giao, các vị đại sứ các nước tại Việt Nam và đông đảo khách tham quan.

Ngài Ali Akbar Nazari – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, ngài Ali Akbar Nazari cho biết: ông rất vui khi thêm một lần nữa tổ chức được Triển lãm nghệ thuật thủ công mỹ nghệ Iran mang tên “Màu sắc & Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran”. Đồng thời khẳng định, di sản nghệ thuật thủ công mỹ nghệ Iran là sản phẩm văn hoá với bề dày hàng nghìn năm, qua nhiều giai đoạn thời kỳ lịch sử vẫn hiên ngang tồn tại và trong thời kỳ đổi mới vẫn luôn phát huy tinh thần của các thế hệ đi trước. Đại sứ quán Iran tại Việt Nam đã nỗ lực hết mình để đưa Triển lãm nghệ thuật thủ công mỹ nghệ Iran đến người dân Việt Nam nhân kỷ niệm 51 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Thông qua giới thiệu nghệ thuật Iran tại Hà Nội, ngài hy vọng sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia và khuyến khích sự trân trọng hơn đối với di sản văn hóa mà cả hai bên đều hướng tới. Ngài hy vọng rằng triển lãm này không chỉ là một cuộc trưng bày nghệ thuật, mà là một cây cầu kết nối trái tim và khối óc, củng cố sự tôn trọng lẫn nhau và làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Ông Nguyễn Minh Vũ – Trợ lí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu chào mừng

Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã gửi tới ngài Đại sứ, phu nhân, các bạn Iran tại Việt Nam và qua ngài Đại sứ gửi tới các Lãnh đạo Chính phủ và nhân dân Iran, những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Đất nước Iran tươi đẹp với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã rất thân thuộc với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Nhiều nơi trên đất nước Việt Nam vẫn còn lưu giữ những dấu ấn ghi nhận dấu chân của những thương nhân từ hàng nghìn năm trước, vượt muôn trùng sóng gió mang theo sản vật và văn hoá Ba Tư đến các thương cảng Việt Nam. Nền văn minh Ba Tư đặc sắc của Iran đã và đang được lưu truyền tại Việt Nam, được giảng dạy tại hệ thống các trường Đại học hàng đầu Việt Nam. Nhiều người Việt Nam khi nói đến Iran đều gắn với những câu chuyện kể “Nghìn lẻ một đêm” gần gũi mà mộc mạc, giàu giá trị truyền thống và nhân văn của xứ sở Ba Tư huyền bí. Những hoạt động trao đổi văn hóa, nghệ thuật giữa hai đất nước thời gian qua thể hiện tình cảm gắn bó giữa hai dân tộc, cùng nhiều hoạt động thiết thực khác, là những viên gạch góp phần xây dựng nên nền móng vững chắc cho quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt giữa hai đất nước.

Triển Lãm trưng bày khoảng 266 tác phẩm thủ công mỹ nghệ, đại diện cho khoảng 10 loại hình nghệ thuật ứng dụng khác nhau của Iran:

1. Chạm khắc đồng (Qalam-zani): Qalam-zani là kỹ thuật trang trí họa tiết được tạo ra bằng cách sử dụng búa và nhiều loại đục khác nhau chạm lên bề mặt kim loại (được hỗ trợ bởi một lớp hắc ín dày).

2. Pháp lam hay nghệ thuật tráng men (Minakari):  trang trí trên những vật dụng cốt vàng, bạc hoặc đồng được vẽ hoa văn, họa tiết rồi được nung với nhiệt độ cao.

3. Dệt thảm (Qali bafi): với thiết kế đa dạng, tinh xảo. Các tấm thảm dệt tay được dệt bằng các loại sợi và thuốc nhuộm tự nhiên. Cấu trúc cơ bản với các kỹ thuật trong nút thắt từ “Sợi Ngang” cho tới “Sợi Dọc” rất tinh xảo.

4. Khảm Ba Tư (Khatam-kari): hình thức khảm phức tạp, khảm các mảnh gỗ, kim loại và xương một cách chi tiết tinh xảo lên bên bề mặt vật thể cần trang trí.

5. Khảm đá ngọc lam trên đồng (Firouze-kubi): Nghệ thuật khảm ngọc lam, là một hình thức nghệ thuật độc đáo,

6. In họa tiết trên vải (Qalam-kari): Đây là kỹ thuật in khối chi tiết trên vải, là loại hình nghệ thuật truyền thống của Iran vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Các họa tiết phức tạp và màu nhuộm tự nhiên rực rỡ được sử dụng trong Qalam-kari, phản ánh một góc di sản văn hóa phong phú của Iran.

7. Thêu đính đá (Sermeh-doozi): Phong cách thêu cổ xưa của người Iran, có khoảng từ thế kỷ VI TCN và đạt đến đỉnh cao vào thời Safavid (khoảng thế kỷ XVII SCN). Trước đây người Iran thường sử dụng các sợi chỉ vàng bạc để tạo ra các họa tiết trên bề mặt vải Termeh (một loại vải dệt truyền thống, đắt đỏ của Iran). Ngày nay, các sợi chỉ vàng bạc này được thay thế bằng sợi kim loại.

8. Dệt vải thủ công (Termeh-bafi): Đây là một nghệ thuật dệt xa xỉ nổi tiếng với các họa tiết phức tạp và màu sắc phong phú. Mỗi tác phẩm dệt Termeh phản ánh kỹ năng và sự sáng tạo của những người thợ dệt Ba Tư.

9. Vẽ trang trí trên đồng (Mes-o-pardaz): Người thợ thủ công sẽ sơn và vẽ các họa tiết, trực tiếp lên trên đồ vật bằng đồng. Sau khi hoàn thiện, họ sẽ đánh bóng và phủ nhiều lớp polyester lên bề mặt đồ giúp các hình vẽ này đạt được vẻ đẹp hoàn hảo và lưu giữ lâu hơn.

10. In họa tiết trên vải (Qalam-kari): Đây là kỹ thuật in khối là loại hình nghệ thuật truyền thống của Iran vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Với hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật truyền thống Iran (Ba Tư) phản ánh tâm hồn của một nền văn minh cổ đại. Các loại hình nghệ thuật truyền thống này không chỉ thể hiện sự khéo léo đáng kinh ngạc của các nghệ nhân Ba Tư mà còn kể những câu chuyện về di sản và sự phát triển của văn hóa Iran.

Triển lãm giới thiệu Nghệ thuật Iran với chủ đề “Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran” mở cửa từ 23/8 đến hết ngày 08/9/2024.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Lê Thu Huyền.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá tranh gây quỹ giúp người vùng lũ

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá bức “Hồn quê” do bà vẽ, quyên góp cho quỹ hỗ trợ miền Bắc chịu thiệt hại do bão Yagi. Diễn viên gạo cội cho biết: “Đọc tin tức thiệt hại ở các địa...

5 họa sĩ mở triển lãm tại Hà Nội, trích tiền bán tranh ủng hộ đồng bào vùng lũ

VOV.VN – Tại buổi khai mạc triển lãm, 5 họa sĩ cho biết sẽ trích một phần tiền thu được từ việc bán các tác phẩm trong triển lãm “Chạm vào ký ức” để ủng hộ đồng bào vùng lũ bị...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Đi tìm “Hiện thực song song” qua tranh Vũ Tuấn Việt

Từ ngày 14 đến 29/9, triển lãm cá nhân Hiện thực song song của họa sĩ trẻ Vũ Tuấn Việt sẽ được diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, Thành phố Hồ Chí Minh.                        ...

Triển lãm tranh màu nước “Hà Nội trong tôi”

Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ Màu nước Hà Nội ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Hà Nội...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Tư duy mới cho nghệ thuật

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Joseph Beuys (1921-2021), hãy xem nghệ sĩ tạo hình lớn này của nước Đức để lại cho giới nghệ thuật thế giới nói riêng, và kho tàng văn hóa hậu thế nói chung, những gì....

HAI TRIỂN LÃM CỦA MANZI: CÔ ĐƠN, LẠC LÕNG, ĐI VỀ ĐÂU ?

  Cùng xem hai triển lãm đương đại “Rơi vào đường chân trời” (từ ngày 16/08 đến này 15/09/2019) và “In situ ” (từ ngày 31/08 đến ngày 15/10/2019) do Manzi tổ chức ở Hà Nội để cảm nhận...

Mạn đàm về sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”, đánh giá và giải pháp

Có thể khẳng định rằng tranh – tượng về đề tài Lực lượng vũ trang & Chiến tranh Cách mạng (LLVT & CTCM) đã hiện diện trong đời sống và lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam trước...

Trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2023 cho 69 tác phẩm xuất sắc

Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2023 được trao cho 9 tác phẩm của 9 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và 60 tác phẩm của các tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh,...

Hoạ sĩ Tô Ngọc Thành tổ chức triển lãm tranh cá nhân tại Hà Nội

Tại triển lãm tổ chức tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, hoạ sĩ Tô Ngọc Thành đã trưng bày các tác phẩm đậm chất trữ tình, mơ mộng, có vẻ đẹp tươi sáng. Tranh của hoạ sĩ...