Di sản truyền thống và tinh thần hiện đại trong sự kì diệu của thủy tinh Séc

Chiều 3/6, Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội và Trung tâm Séc phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Sự kì diệu của thủy tinh Séc”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm thủy tinh độc đáo, kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại.

Dưới hệ thống đèn chiếu sáng được sắp đặt kỳ công trong gian trưng bày tối mờ của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 17 tác phẩm điêu khắc của triển lãm “Sự kì diệu của thủy tinh Séc” phô bày trọn vẹn vẻ đẹp của mình. Công chúng Việt không khỏi ngỡ ngàng, thán phục trước các tác phẩm thủy tinh nghệ thuật biến đổi muôn hình muôn vẻ dưới ánh sáng, khi trong vắt, long lanh như pha lê, khi ấm áp, dày dặn như ngọc.

Đó là các tác phẩm được sáng tạo bằng kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất thủy tinh, tay nghề khéo léo bậc nhất, ý tưởng, kỹ thuật, cách làm việc mới mẻ của 13 nghệ sĩ hàng đầu đến từ Cộng hòa Séc. Họ đã thổi hồn vào các vật dụng thường ngày là lọ hoa, đèn chùm, giá nến…, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính thẩm mỹ và ứng dụng cao, có sự hòa quyện giữa di sản truyền thống và cuộc sống đương đại.

Nghề làm thủy tinh ở Séc có tuổi đời khoảng 800 năm và nhiều lần đạt đến đỉnh cao. “Cốc Baroque”, “pha lê Bohemian” vào thế kỷ 18 – 19, sau đó là nhà máy thủy tinh Lotz Witwe vào thế kỷ 20 đã đưa thủy tinh Séc tỏa sáng, phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới. Đến với triển lãm, công chúng được giới thiệu lịch sử phát triển của thủy tinh – điều đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Séc, cũng như tìm hiểu nhiều thế hệ nghệ sĩ đương đại Séc với kinh nghiệm, chuyên môn và kỹ thuật phong phú.

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Cộng hòa Séc tại Việt Nam Hynek Kmonícek nhấn mạnh, triển lãm này chỉ dành riêng cho Việt Nam và không được trưng bày ở quốc gia nào khác. Triển lãm là dấu ấn đặc biệt trong lịch sử hữu nghị, cộng tác toàn diện, tốt đẹp, đặc biệt ngày càng phát triển trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của hai nước Séc và Việt Nam.

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết thêm, triển lãm thể hiện nỗ lực giao lưu, quảng bá nghệ thuật giữa hai quốc gia. Đây là một trong những sự kiện nổi bật thuộc khuôn khổ những sự kiện văn hóa Séc và Việt Nam 2024 – 2025, hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Cộng hòa Séc năm 2025.

Khán giả có thể tham quan triển lãm “Sự kì diệu của thủy tinh Séc” đến ngày 14/6 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Một số hình ảnh từ triển lãm:

 

Bài: Hoàng Ly, Gia Hân; Ảnh: Hồng Thúy

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ về Hà Nội

NDO – Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chiều 8/10, triển lãm “Lớp Love Hà Nội” khai mạc tại Aqua Art, 44 Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.                       Không gian...

Triển lãm “Hồn của đất” gửi gắm tình yêu với Bác Hồ và Thủ đô Hà Nội

NDO – Ngày 8/10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng (1959-2024), Triển lãm “Hồn của Đất” đã được khai mạc tại...

Triển lãm mỹ thuật Chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng ngày 06/10/2024, Hội Mỹ thuật Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng Hà Nội tổ chức khai mạc sự kiện chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Đây là triển lãm mỹ thuật...

Triển lãm “Bản diện kim cương II”

Vào lúc 16h30 thứ Ba ngày 1 tháng 10 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Bản diện kim cương II” của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Nghệ danh: Ba Tỉnh)....

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật chào mừng 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

NDO – Sáng 27/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024      ...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Triển lãm “Túc duyên” – các tác phẩm của họa sĩ Đinh Quân, bộ sưu tập Ms Đỗ Tú Oanh

Triển lãm “Túc duyên” là một hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc, tôn vinh các sáng tác đặc sắc của họa sĩ Đinh Quân được sưu tầm bởi nhà sưu tập Đỗ Tú Oanh. Đồng thời, đây cũng là...

Tình bạn chân thành và cảm động

  Bức “Phố Hàng Thiếc” được vẽ năm 1952. Đây là bức vẽ phố cổ Hà Nội được xem là có thâm niên lâu năm nhất mà người ta thấy của Bùi Xuân Phái. Bức tranh này được treo mấy chục...

NGUYỄN LINH 4 – BÙNG NỔ VÀ THĂNG HOA VỚI CHÈO, VÀ…

  6h30 tối ngày 20 tháng 12 năm 2020, ngày cuối của triển lãm “Nguyễn Linh 4”, khi các nhân viên phục vụ tại nhà triển lãm Art Space, 42 Yết Kiêu, Hà Nội, đang hạ tranh xuống để đóng gói, thì...

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó...

Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa là một trong những xu hướng lớn

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa là một trong những xu hướng lớn, xu hướng quan trọng trong thời gian hiện nay, để bảo đảm cho chuyển đổi số...