5 họa sĩ mở triển lãm tại Hà Nội, trích tiền bán tranh ủng hộ đồng bào vùng lũ

VOV.VN – Tại buổi khai mạc triển lãm, 5 họa sĩ cho biết sẽ trích một phần tiền thu được từ việc bán các tác phẩm trong triển lãm “Chạm vào ký ức” để ủng hộ đồng bào vùng lũ bị thiệt hại do bão số 3.

Triển lãm “Chạm vào ký ức” vừa khai mạc chiều 11/9 tại Hà Nội là sự gặp gỡ của 5 họa sĩ trẻ Lâm Tráng, Trần Nguyên, Đắc Tưởng, Bùi Huân và Hoàng Quốc Tuấn. Những anh chàng này dù có những góc nhìn khác nhau, những cảm xúc khác nhau, cách thể hiện cũng khác nhau nhưng ở họ có chung một niềm đam mê, một sự nghiêm túc lao động hăng say với nghệ thuật.

Mảnh ghép đầu tiên làm nên triển lãm “Chạm vào ký ức” là Lâm Tráng – một hoạ sĩ có trải nghiệm với khá nhiều chủ đề như phong cảnh, tĩnh vật, hình ảnh sinh hoạt và con người. Tác phẩm của Lâm Tráng khắc họa hình ảnh những làng ven đô, những cảnh quê bình dị hoặc chỉ đơn giản là một góc vườn nhỏ sau nhà.

Giống với Lâm Tráng, họa sĩ Trần Nguyên chọn cho mình những xúc cảm rung động tâm hồn bằng hình ảnh làng quê. Hình ảnh cây đa bến nước, ngôi nhà mái ngói rêu phong nấp sau rặng tre bên làng, hình ảnh thân thuộc của các bà, các mẹ.. được Trần Nguyên gói trọn vào trong những tác phẩm của mình.

Khác với những nét cổ kính, trầm mặc với những gam màu ấm nóng trong tranh của Trần Nguyên hay Lâm Tráng, họa sĩ Đắc Tưởng mang đến sự tươi mới, rực rỡ trong gam màu để thể hiện cảnh vật của núi rừng Tây Bắc. Trong các tác phẩm của Đắc Tưởng, chúng ta có thể cảm nhận được cái nắng hanh của núi rừng Tây Bắc, sự mênh mông của những thung lũng hoa, những thửa ruộng bậc thang đương vụ.

Mảnh ghép đặc biệt của “Chạm vào ký ức” là Bùi Huân với những tác phẩm gốm kỳ công. Anh sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng có nghề truyền thống ven bên con sông Cầu – làng gốm Phù Lãng. Những tác phẩm của Bùi Huân không đơn thuần là những chiếc bình, bức tượng mà còn chứa đựng tinh thần, chứa đựng câu chuyện của cả một làng nghề.

Một nét chấm phá đặc sắc trong “Chạm vào ký ức” là những bức tranh lụa của họa sĩ Hoàng Quốc Tuấn. Những cảm xúc và suy tư của Hoàng Quốc Tuấn tập trung nhiều vào số phận những người phụ nữ nên những tác phẩm của anh mang tới triển lãm lần này được lấy cảm hứng những tác phẩm văn học và nghệ thuật truyền thống.

Chia sẻ về ý tưởng và mong muốn khi ra mắt triển lãm “Chạm vào kí ức”, họa sĩ Trần Nguyên bày tỏ: “Cơn bão số 3 đi qua đã để lại nhiều thiệt hại và sự đau buồn. Với ý tưởng ban đầu, chúng tôi muốn phô diễn cho người thưởng thức nghệ thuật chiêm ngưỡng những kí ức xưa cũ, những hoài niệm đẹp đẽ qua ngôn ngữ hội hoạ. Triển lãm “Chạm vào kí ức” như một điểm chạm, giúp người thưởng lãm nghệ thuật có thể hồi tưởng lại, ngắm nhìn lại những gì thuộc về cái xưa cũ, thuộc về kí ức, những thứ đẹp đẽ đã trở thành hoài niệm của bao nhiêu thế hệ”.

Trong quá trình thực hiện triển lãm, 5 họa sĩ đã tìm tòi những nguồn tư liệu về vùng quê, tới tận nơi những vùng miền đó, tìm hiểu về cảnh quan nơi đó trước kia trông ra sao, để thực hiện lại một cách tình cảm nhất, truyền tải được tinh thần của vùng đất và câu chuyện trên tác phẩm.

Cả 5 hoạ sĩ đều sinh ra từ và lớn lên ở làng quê nên tìm được tiếng nói chung, những cung bậc cảm xúc có thể dung hoà được 5 cá tính riêng biệt. Các nghệ sĩ trẻ đều có những nỗi niềm chất chứa về những hoài niệm và ký ức xa xôi về làng quê, về những thiếu thốn, vui buồn và cả ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ. Thông qua triển lãm “Chạm vào ký ức”, nhóm tác giả muốn cho người xem thấy những ký ức đẹp của chính họ cũng như của khán giả hiện lên trong tác phẩm hội hoạ.

Tới dự triển lãm “Chạm vào ký ức”, nhà báo Ngô Bá Lục chia sẻ: “Khi tới dự triển lãm, tôi cảm thấy như đang ở trên một chuyến tàu trở về những ký ức tuổi thơ. Những tác phẩm của các họa sĩ gợi cho tôi rất nhiều cảm xúc về làng quê xưa. Tôi là một sinh ra và lớn lên ở làng quê, sau đó thành danh ở thành phố, nên khi nhìn thấy những bức tranh ở đây, những ký ức tuổi thơ như ùa về trong tôi”.

“Chạm vào ký ức” là sự kết hợp của hồn cốt làng quê Việt Nam, cảnh quê bình dị, vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc, nét nhẹ nhàng của tranh lụa và sự độc đáo của gốm. Tất cả những chất liệu này kết hợp lại tạo cho khán giả một trải nghiệm nghệ thuật sâu lắng, như một chuyến hành trình trở về tuổi thơ. Từng đường nét trong bức tranh, từng họa tiết trên gốm, hình ảnh của cảnh vật quen thuộc đều khơi gợi những ký ức về cuộc sống giản dị, thanh bình của quê hương. “Chạm vào ký ức” không chỉ là cơ hội để khán giả chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn là dịp để khám phá những giá trị văn hóa.

Tại buổi khai mạc triển lãm, 5 họa sĩ cho biết, họ sẽ trích một phần tiền thu được từ việc bán các tác phẩm trong triển lãm “Chạm vào ký ức” để ủng hộ đồng bào vùng lũ bị thiệt hại do bão số 3.

Triển lãm “Chạm vào ký ức” diễn ra từ ngày 11/9 – 17/9/2024 tại Nhà Triển lãm 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Bản diện kim cương II”

Vào lúc 16h30 thứ Ba ngày 1 tháng 10 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Bản diện kim cương II” của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Nghệ danh: Ba Tỉnh)....

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật chào mừng 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

NDO – Sáng 27/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024      ...

“Dấu thiêng” – triển lãm tranh sơn mài ấn tượng của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang

NDO – Ngày 25/9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp Công ty cổ phần Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam Toàn cầu (Vietcom) tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện...

“Thế giới lễ hội” trong triển lãm sơn mài của họa sĩ Hùng Khuynh

NDO – Tự nhận là chỉ chú tâm vào công việc vẽ tranh, ít giao tiếp xã hội, nhưng họa sĩ Hùng Khuynh đã khiến người xem ngạc nhiên khi giới thiệu triển lãm cá nhân với 50 bức sơn mài hầu...

25 tác phẩm được vinh danh trong lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023

Tối ngày 19/9, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) đã diễn ra buổi lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023 do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học,...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Ngắm “Xuân Hà Nội” qua tranh của các danh họa

Nhân dịp chào đón Xuân Giáp Thìn 2024, kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam...

Tranh cổ động một thời

Những họa sĩ tiền bối như Vũ Văn Thu, Nguyễn Hiếu, Nguyễn Hữu, Huỳnh Công Nhãn (Huỳnh Phương Đông), Nguyễn Thuận, Phan Thư, Linh Chi, Trịnh Kim Vinh, Văn Hoè, Đình Khang, Thang Trần Phềnh, Võ thành...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 317&318 tháng 5-6/2019

...

Tình cảm của Lãnh đạo và nhân dân các nước trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các Di tích tưởng niệm Người  

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đi bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu lại những dấu ấn sâu đậm về tình hữu nghị, tình đoàn...

Nghệ thuật công cộng góp phần xây dựng thương hiệu điểm đến

Theo Khám phá ảnh hưởng của xã hội và nghệ thuật của Americans for the Arts, nghệ thuật là động lực lớn thứ 4 trong các quyết định được đưa ra khi lên kế hoạch cho một chuyến đi. Nghệ thuật...