300 tác giả tham gia cuộc thi sáng tác tranh cổ động về Ngày Giải phóng Thủ đô

700 tác phẩm của 300 tác giả đến từ 50 tỉnh, thành phố, ngành đã được gửi đến tham dự Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của cộng đồng đối với Thủ đô Hà Nội.
Ban Tổ chức tôn vinh những tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc thi.
Ban Tổ chức tôn vinh những tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc thi.

Ngày 10/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mốc son và ký ức hào hùng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô; đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến lập thành tích chào mừng Thủ đô, tháng 5/2024, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Cục Văn hóa cơ sở đã chính thức phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) đến đông đảo các hoạ sĩ, các đơn vị, tổ chức cùng các trường chuyên ngành mỹ thuật, thiết kế đồ họa trên địa bàn thành phố và khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo họa sĩ, nhà thiết kế chuyên nghiệp và không chuyên. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, cuộc thi lần này có quy mô lớn nhất với 50 tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị hưởng ứng tham gia. Số lượng tác giả dự thi cũng nhiều nhất, với hơn 300 tác giả, gửi tới Ban tổ chức 700 tác phẩm.

Trong đó có những tác giả chuyên sáng tác tranh cổ động, nhiều lần đoạt giải cao tại các cuộc thi sáng tác tranh cổ động toàn quốc như: Trần Duy Trúc, Hà Huy Chương, Nguyễn Công Quang, Đỗ Trung Kiên, Phạm Bình Định, Nguyễn Văn Công, Phạm Minh Trang, Nguyễn Duy Thành… Đồng thời, có các tác giả chuyên sáng tác logo như Tô Minh Trang, Trần Hoài Đức, Lê Quý Hải… Điều này thể hiện sự quan tâm, tình yêu của mọi người đối với Thủ đô Hà Nội.

Đặc biệt, tác giả lớn tuổi nhất tham gia cuộc thi là họa sĩ Trần Duy Trúc, 80 tuổi, đã nhiều lần đoạt giải thưởng tại các cuộc thi sáng tác tranh cổ động. Nhiều sinh viên học tại các trường đại học về mỹ thuật và công nghiệp trên địa bàn cũng tích cực tham gia.

Các tác phẩm tranh cổ động đều đáp ứng được các tiêu chí của cuộc thi, bố cục, bút pháp, màu sắc đa dạng, phong phú về nội dung. Nhiều tác phẩm dự thi có phong cách mỹ thuật mới, vượt qua lối mòn cũ trong sáng tác tranh cổ động.

Ban tổ chức đã lựa chọn được 26 tác phẩm tiêu biểu để trao giải. Trong đó, giải thiết kế logo được trao cho tác phẩm của tác giả Nguyễn Công Quang. Tác phẩm này đã được Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nhất trí chọn làm biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Biểu trưng dùng hình ảnh chính là con số 70, với ý nghĩa 70 năm Giải phóng Thủ đô, cùng hình ảnh cột cờ Hà Nội và lá cờ Tổ quốc trên đỉnh cột cờ; dòng chữ “Giải phóng Thủ đô”, dòng chữ số 1954-2024 dưới chân logo.

Đặc biệt, tác giả lớn tuổi nhất tham gia cuộc thi là họa sĩ Trần Duy Trúc, 80 tuổi, đã nhiều lần đoạt giải thưởng tại các cuộc thi sáng tác tranh cổ động. Nhiều sinh viên học tại các trường đại học về mỹ thuật và công nghiệp trên địa bàn cũng tích cực tham gia.

Các tác phẩm tranh cổ động đều đáp ứng được các tiêu chí của cuộc thi, bố cục, bút pháp, màu sắc đa dạng, phong phú về nội dung. Nhiều tác phẩm dự thi có phong cách mỹ thuật mới, vượt qua lối mòn cũ trong sáng tác tranh cổ động.

Ban tổ chức đã lựa chọn được 26 tác phẩm tiêu biểu để trao giải. Trong đó, giải thiết kế logo được trao cho tác phẩm của tác giả Nguyễn Công Quang. Tác phẩm này đã được Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nhất trí chọn làm biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Biểu trưng dùng hình ảnh chính là con số 70, với ý nghĩa 70 năm Giải phóng Thủ đô, cùng hình ảnh cột cờ Hà Nội và lá cờ Tổ quốc trên đỉnh cột cờ; dòng chữ “Giải phóng Thủ đô”, dòng chữ số 1954-2024 dưới chân logo.

300 tác giả tham gia cuộc thi sáng tác tranh cổ động về Ngày Giải phóng Thủ đô ảnh 3
Mẫu biểu trưng chính thức kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Về Giải sáng tác tranh cổ động, Ban tổ chức trao ba giải Nhất cho các tác giả Phan Thanh Nga, Lê Thuận Long, Phạm Ngọc Mạnh; năm giải Nhì, bảy giải Ba, 10 giải Khuyến khích.

Nhiều tác phẩm đã sử dụng ngôn ngữ hiện đại, hình thức mới mẻ để thể hiện ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô. Tuy là tranh cổ động, nhưng hình thức thể hiện vừa có sự khỏe khoắn vừa có sự tinh tế, lãng mạn như “chất” văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Những tác phẩm được trao giải và có giá trị sẽ được sử dụng trong công tác tuyên truyền nhân 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Cùng với 26 tác phẩm đoạt giải, Ban tổ chức đã lựa chọn 45 tác phẩm có chất lượng cao để trưng bày triển lãm.

Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 8/2024 tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá tranh gây quỹ giúp người vùng lũ

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá bức “Hồn quê” do bà vẽ, quyên góp cho quỹ hỗ trợ miền Bắc chịu thiệt hại do bão Yagi. Diễn viên gạo cội cho biết: “Đọc tin tức thiệt hại ở các địa...

5 họa sĩ mở triển lãm tại Hà Nội, trích tiền bán tranh ủng hộ đồng bào vùng lũ

VOV.VN – Tại buổi khai mạc triển lãm, 5 họa sĩ cho biết sẽ trích một phần tiền thu được từ việc bán các tác phẩm trong triển lãm “Chạm vào ký ức” để ủng hộ đồng bào vùng lũ bị...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Đi tìm “Hiện thực song song” qua tranh Vũ Tuấn Việt

Từ ngày 14 đến 29/9, triển lãm cá nhân Hiện thực song song của họa sĩ trẻ Vũ Tuấn Việt sẽ được diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, Thành phố Hồ Chí Minh.                        ...

Triển lãm tranh màu nước “Hà Nội trong tôi”

Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ Màu nước Hà Nội ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Hà Nội...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

HỌA SĨ TÔN ĐỨC LƯỢNG – LÀM GÌ, SÁNG TÁC TRƯỚC HẾT PHẢI XUẤT PHÁT TỪ LÒNG NHÂN ÁI, TỰ TRỌNG

  Họa sĩ Tôn  Đức Lượng sinh năm 1925 ở làng Đại Tráng, Bắc Ninh trong một gia đình viên chức. Ông là một trong 15 sinh viên khóa XVIII (1944-1945), khóa cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật...

MỸ THUẬT VIỆT SOI TỪ PHÍA KHÁC

(Lời dẫn trong cuốn sách cùng tên của tác giả Trần Hậu Yên Thế, Nhà xuất bản Mỹ thuật 2021) Lịch sử mỹ thuật Việt, ngay từ ban đầu, được ghi chép lại qua con mắt của những người xa lạ....

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 327&328 tháng 3-4/2020

...

Khoe sắc bên nhau

  Khoe sắc bên nhau, cả gốm Bát Tràng, Phù Lãng và Hương Canh cùng hiện diện nơi đây, cất lên những khúc ca khác nhau, không lạc nhịp mà cùng hoà điệu. Nếu Gốm Xuân rực rỡ, tươi thơm, trau...