NÉT ĐẸP MIỀN NÚI CỦA CÂU LẠC BỘ NỮ HỌA SĨ

 

Hà Nội đang chìm trong màu vàng cam của dịch COVID-19. Nhưng lòng yêu nghệ thuật và sự say mê sáng tạo vẫn không ngăn được cuộc triển lãm thường niên đã được hoạch định từ mùa xuân năm trước của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Nữ họa sĩ Hội Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm năm nay có chủ đề “Nét đẹp miền núi”. Triển lãm trưng bày 66 tác phẩm của hơn 60 nữ họa sĩ. Từ ngày 28/0 2 đến ngày 08/03-2022 tại Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Hà Nội cuối tháng ba vẫn rét đậm và mưa dầm, chưa bao giờ mùa đông kéo dài như năm nay. Chờ mãi mới đến buổi chiều nắng ấm, tôi đến thưởng ngoạn phòng tranh. Thật xúc động, khi bước vào tầng 2, Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền bởi sắc màu rực rỡ của các bức tranh, tràn ngập sắc xuân. Đề tài miền núi luôn hấp dẫn các họa sĩ nam và nữ. Chủ đề triển lãm đã được Chủ nhiệm câu lạc bộ Đinh Thanh Vân và Ban chủ nhiệm lên kế hoạch từ tháng 3 năm ngoái. Và năm nay đến hẹn lại lên, các chị em trong câu lạc bộ đã gửi tranh đến trưng bày. Triển lãm có sự góp mặt của nhiều chị em hay sáng tác về đề tài này. Nhiều họa sĩ cao tuổi vẫn nhiệt tình tham gia như chị Lê Tuyết, Lê Thị Hoàn, Nguyễn Thị Minh Phương,Tạ Phương Thảo, Mai San… Các chị em trong Ban chủ nhiệmtham gia triển lãm khá đầy đủ như Đinh Thanh Vân, Vũ Bạch Hoa, Nguyễn Mai Hương, Lê Ngọc Huyền… Chủ nhiệm CLB, họa sĩ Đinh Thanh Vân năm nay bày tranh: Mùa xuân trên nẻo cao, với một bố cục đông người, các bà, các mẹ đangthêu, khâu,khăn thổ cẩm, và trẻ em chơi trong sắc tím, xanh, vàng, hồng của quần áo các nhân vật, và cành hoa lê trắng muốt, điểm xuyết sắc xuân.

ĐỖ THÚY NGA – Học thêu thổ cẩm. Lụa. 40x85cm

 

ĐINH THANH VÂN – Mùa xuân trên nẻo cao. Sơn dầu. 100x120cm

 

LÊ TUYẾT – Cô gái Dao Tiền. Lụa. 70x50cm

Câu lạc bộ Nữ họa sĩ luôn là một trong nhưng CLB hoạt động sáng tác mỹ thuật hăng hái, đều tay và hiệu quả nhất theo nhận định của Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam, thể hiện bằng các cuộc đi thực tế sáng tác, và các triển lãm thường niên tháng 3 hàng năm. Các chị bên cạnh thiên chức làm mẹ, làm vợ và đảm đang các công việc ở các cơ quan như: trình bày, mi báo, biên tập viên mỹ thuật ở các nhà xuất bản, giảng dạy mỹ thuật ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm mỹ thuật… và đông nhất là các chị em họa sĩ đã nghỉ hưu, nhưng vẫn hoạt động sáng tác mỹ thuật với niềm đam mê không bao giờ vơi cạn.
Triển lãm năm nay có đủ các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, acrylic, đồ họa, khắc gỗ, chất liệu tổng hợp và vài tác phẩm điêu khắc đồng, gốm. Các nữ họa sĩ đã miêu tả chân dung, phong cảnh, và cảnh sinh hoạt của người miền núi, và nhiều nhất vẫn là cảnh sinh hoạt ở chợ miền núi. Một đề tài giàu chất hội họa và nhiều màu sắc. Và đủ các lứa tuổi tham gia triển lãm các chị nữ họa sĩ cao tuổi, trung tuổi và những nữ họa sĩ trẻ trên dưới 30 tuổi…

Mảng tranh lụa năm nay có nhiều tác phẩm đẹp, nghệ thuật vẽ lụa, khá hợp với đề tài miền núi. Hoa chuối rừng của chị Lê Thị Hoàn, có bố cục, màu sắc và vẻ đẹp của tranh lụa cổ điển. Tranh Hoa ban rừng, lụa của chị Tạ Phương Thảo, chân dung cô gái Thái đi dưới rừng hoa ban, rất đẹp và duyên dáng, màu tươi như quần áo và nụ cười thiếu nữ. Đỗ Thu Hương với Thiếu nữ Lò Lò 4, lụa. Chân dung thiếu nữ rất đẹp trong bộ trang phục giàu tính trang trí, chị vẽ trang phục, hoa văn của người con gái Lò Lò rất kỹ và đẹp. Viết đến đây tôi chợt nhớ năm nào được đi Mộc Châu tham dự ngày lễ độc lập 2-9 của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc, tổ chức tại thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La, được tận mắt ngắm nhìn các kiểu trang phục của các cô gái, các mẹ, các chị, nhiều dân tộc của Sơn La, Điện Biên, Lào Cai… Họa sĩ Lê Anh Vân (nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) nói nhìn trang phục rực rỡ sắc màu của người miền núi, thấy trang phục của người Kinh đơn giản, và ít màu quá.

VŨ BẠCH HOA – Đi chợ sớm

 

NGUYỄN THỊ TIẾN – Mùa lúa chín Tây Bắc 2. 2019. Sơn mài. 80x120cm

 

TRẦN TUYẾT MAI – Phong cảnh Hoàng Su Phì. 2022. Sơn dầu
LÊ THU DUNG – Hai bà cháu người H’Mông. 2021. Sơn dầu. 80x110cm

Tác phẩm Học thêu thổ cẩm, lụa, Đỗ Thúy Nga. Bố cục chặt chẽ, sáu người đàn bà đang thêu thổ cẩm, nền bức tranh là một tấm thổ cẩm lớn, trang phục miền núi được chị miêu tả rất duyên dáng, mềm mại. Màu đỏ của khăn, màu đỏ của khăn vấn tóc, màu đỏ của cổ áo, làm người xem liên tưởng đến các chị em đang ngồi thêu bên bếp lửa mùa đông miền núi. Một bức tranh lụa đẹp và hấp dẫn người xem bởi kỹ thuật nhuộm lụa tinh tế, và màu sắc nhuần nhị, có điểm nhiều sắc đỏ của bảng màu tranh lụa hiện đại.

Tranh sơn mài năm nay không nhiều, có lẽ do triển lãm diễn ra vào lúc bệnh dịch quá căng thẳng, tranh sơn mài nặng, nhiều chị em cũng không có điều kiện để đem tranh đến trưng bày. Nhưng người xem vẫn ấn tượng bởi hai bức sơn mài của Nguyễn Thị Tiến và Đoàn Thu Hương. Tôi lặng ngắm bức sơn mài của Đoàn Thu Hương, Chợ chiều Quản Bạ,v àng, son, lộng lẫy. Chị miêu tả người đàn bà dắt ngựa về chợ, nhưng đề tài chỉ là cái cớ để chị trình diễn kỹ thuật sơn mài điêu luyện của mình. Xem tranh của Đoàn Hương tôi chợt nhớ đến tranh sơn mài thiếu nữ dạo chơi trong vườn của họa sĩ bậc thầy sơn mài Nguyễn Gia Trí. Tranh sơn mài của Nguyễn Thị Tiến Mùa lúa chín Tây Bắc 2.Tiến vẽ ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng rực, bầu trời mây màu bạc, điểm những bụi tre xanh ngắt. Tranh chị đẹp, màu vàng của lúa chín, điểm xuyết những bụi tre xanh ngắt, và những đám mây màu trắng dát bằng vỏ trứng, tạo nên bức tranh phong cảnh ruộng lúa bậc thang hoành tráng và lộng lẫy, kỹ thuật sơn ta rất điêu luyện.Vì chị giảng dạy lâu năm trong trường kỹ thuật nghề Hà Đông.

Mai San với Vẻ đẹp miền núi, nét vẽ phóng khoáng, bảng màu rực rỡ, đó là đặc điểm của chị. Nữ họa sĩ Cao Minh Hồng miêu tả Lễ hội nhảy lửa Lâm Bình, đặc sắc của huyện Lâm Bình, Tuyên Quang. Hoàng Kim Tiến với tác phẩm Chợ thổ cẩm. Chị miêu tả bảy cô gái mặc quần áo thổ cẩm, đang chọn mua: váy, áo, vải thổ cẩm rực rỡ, đỏ, vàng… và màu sắc trang phục ngày hội, đi chợ giống như đi hội vậy, các cô gái luôn mặc những bộ váy áo đẹp nhất. Tranh chị màu rất đẹp, bởi chị sinh ra ở miền núi, xuống Hà Nội học tập và giảng dạy tại Trường Sư phạm Nhạc họa Trung ương. Đi chợ sớm của Vũ Thanh Yên. Hai cô gái đeo túi thêu, thồ măng tre, váy áo dệt thổ cẩm, và vành khăn đỏ đặc sắc, nổi lên rực rỡ trước dãy núi xanh, ghi, bức tranh đầy màu sắc giữ chân người xem khá lâu. Vũ Bạch Hoa với tác phẩm Đi chợ sớm. Ba người phụ nữ vừa địu rau, quả, vừa dắt con xuống chợ. Các chị đi qua đường hoa lau phơ phất, váy xòe như múa theo mỗi bước chân, bức tranh có sự chuyển động nhịp nhàng của ba người phụ nữ, bên phong cảnh ruộng lúa bậc thang chín vàng, và bầu trời cuộn mây tím trắng. Tranh của Vũ Bạch Hoa đẹp nhẹ nhàng như một bài thơ. Nguyễn Ngọc Dậu với tác phẩm Mùa xuân với trẻ thơ, acrylic. Hai cô thanh nữ mặc những bộ váy áo màu: đỏ, đen, vàng, xanh, cây màu xanh, hoa màu đỏ, và mái nhà sàn màu ghi. Chị vẽ như trẻ em vẽ. Mọi chi tiết đều rõ ràng, mạch lạc, và tôi chợt nhớ đến câu nói của Picasso đại ý rằng phải mất cả đời ông mới vẽ được như trẻ em vẽ. Trần Tuyết Mai với tranh Phong cảnh Hoàng Su Phì. Bức tranh phong cảnh miền núi màu sắc nhẹ nhàng, mảng miếng sắc nét. Và duyên dáng như tính cách và con người chị nhiều năm giảng dạy tại Khoa Đồ họa Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

LƯU THANH LAN – Mẹ con. Đồng

 

ĐOÀN THU HƯƠNG – Chợ chiều Quản Bạ. Sơn mài.100x100cm

 

CÔNG KIM HOA- Hoa biển. 2022. Sơn mài

Mảng điêu khắc có hai tác phẩm: Mẹ con, đồng, tượng tròn của Lưu Thanh Lan, rất đẹp. Chú bé thả diều, người mẹ ôm con mèo nhỏ. Chất liệu đồng mà tình cảm. Mềm mại thấm đẫm tình mẫu tử. Và một tác phẩm lọ gốm màu. Mảng đồ họa có tranh khắc gỗ Ngày thường của Trần Thị Cải, chị miêu tả hai người đàn bà địu hai em bé lên nương, trồng ngô, và cây rau, hoa… bố cục rất chặt chẽ, nét khắc duyên dáng, chị tả ra chất miền núi của hai người mẹ và hai đứa con.

Và cũng có những chị vẽ bút pháp trừu tượng như: Nguyễn Mai Hương, với tác phẩm Đa dạng, chất liệu, tổng hợp. Mai Hương là nữ họa sĩ Việt Nam tham gia nhiều triển lãm quốc tế, bởi ngôn ngữ hội họa của chị hiện đại và hòa nhập với ngôn ngữ mỹ thuật đương đại thế giới. Và họa sĩ Công Kim Hoa với tranh sơn mài Hoa biển; Chị vẫn say mê vẽ sơn mài bằng ngôn ngữ trừu tượng, hoa của biển màu trắng, đỏ, vàng… chị vẽ kỹ thuật sơn ta tinh tế, dẫn dắt trí tưởng tượng của người xem. Nguyễn Thu Thủy với tranh mùa vàng, chất liệu tổng hợp, chỉ là những vệt màu vàng, xanh, đen… bức tranh cũng tạo nét tươi mới cho người thưởng ngoạn.
Lê Ngọc Huyền, với hai tác phẩm Điệu khèn H’Mông, lần đầu thấy Huyền vẽ tranh trừu tượng, một bữa tiệc đầy màu sắc. Và bức Trẻ em chơi, có nhịp điệu chuyển động, và các bé rất đáng yêu. Không thể kể hết những tác phẩm đẹp của các chị trong một bài viết ngắn. Mong các chị em thông cảm. Yêu các chị và các tác phẩm của các chị.

Có thể nói các chị em Câu lạc bộ Nữ họa sĩ Hội Mỹ thuật Việt Nam sáng tác đều tay, với các tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, và ngày càng chuyên nghiệp về nghề và ý thức sáng tạo nghệ thuật. Chúc chị em luôn khỏe và yêu say công việc vẽ những bức tranh đẹp, làm đẹp cho cuộc sống, và làm đẹp tâm hồn các chị, và người tưởng ngoạn. Hi vọng được thưởng thức những tác phẩm đẹp trong triển lãm tháng ba năm tới của các chị.

Đặng Thanh Vân 

 

Tin cùng chuyên mục

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Nguyễn Gia Trí – Một đời phiêu lưu với hội họa

Nhiều thập kỷ phiêu lưu trong hội họa, Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) thuộc lớp người xưa mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền mỹ thuật sơn mài hiện đại ở Việt Nam. Năm 1927, Nguyễn Gia Trí...

Họa sĩ Sophie Trịnh và hành trình sáng tạo 23 tác phẩm trong 6 năm

Họa sĩ Sophie Trịnh vừa trình làng triển lãm đầu tay mang tên “Lớp lang cảm xúc” tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội) của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Nữ họa sĩ đã dành hơn 6 năm để...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

TRANH LỤA TRẦN DUY

    Vào khoảng giữa những năm 1960, Trần Duy, nhờ những điều kiện khách quan, thực sự bắt đầu chuyên tâm hẳn vào hội họa. Ông vẽ sơn dầu, bột màu, thuốc nước, sơn mài, và chú trọng...

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023”

Theo thông lệ, chiều ngày 07/6/2023, tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật – 16 Ngô Quyền đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023” của bốn Chi hội Hội họa tại Hà Nội. Đây là hoạt...

HƯƠNG VỊ TẾT HÀ NỘI TRONG TRANH TRỊNH LỮ

  Họa sĩ Trịnh Lữ sinh năm 1947, là con thứ chín của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (1912 -1997). Ông sang Mỹ năm 1987, cách đây hơn 30 năm; hiện, ông vẫn thường xuyên đi – về giữa Mỹ và Việt Nam....

TRÒ CHUYỆN CÙNG HỌA SĨ TRỊNH LỮ: NHÌN VÀ THẤY TỪ NHỮNG TÁC PHẨM CÒN LẠI

  “Một ngày nắng đầu hè 1968, họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, đã gần 60 tuổi, đang cùng một con trai nhặt nhạnh gỗ lạt và sắt thép còn có thể tận dụng được trong khu nhà đổ nát do trúng bom...

Thông báo số 10 của Ban Chấp hành TW Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa VIII (Nhiệm kỳ 2014 – 2019)

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      Số: 118/19/BCH                                                 Độc lập...