MÀU THỜI GIAN, MÀU KÝ ỨC

 

Màu thời gian luôn hiện hữu trên tác phẩm của người nghệ sĩ trôi chảy bốn mùa đồng vọng của xứ sở nhiệt đới Việt Nam.
Từ cao nguyên nắng gió phương Nam đến vùng cao xứ lạnh phương Bắc nơi quần tụ các tộc người quây quần bên bếp lửa nhà sàn ấm áp những chiều đông lạnh giá. Từ ruộng bậc thang bốn mùa mây phủ đến nắng trời nhuộm vàng thảm lúa đồng bằng ngày mùa bận rộn.
Từ hình ảnh thiếu nữ dân tộc xúng xính vòng kiềng thẹn thùng xuống chợ đến vẻ đẹp yêu kiều thiếu nữ kinh kỳ trong tà áo dài mềm mại gợi lại một thời thanh xuân hạnh phúc.
Đó là những không gian nghệ thuật của một thế hệ các thập niên trước với Nguyễn Thị Kim, Vũ Giáng Hương, Chu Thị Thánh, Hà Cắm Dì, Mai San, Vi Thị Hoa,… đã làm sống lại một khoảng trời nghệ thuật hồn nhiên phóng đãng đến nay vẫn cân bằng nhịp điệu thời gian.
Bút pháp của các tác giả gặp nhau hội tụ từ thập niên 1960 trong Câu lạc bộ nữ tác giả: Minh Mỹ, Phạm Nguyệt Nga, Phương Lan, Yên Hòa, Ngọc Thanh, Kim Mỹ, Đỗ Thị Ninh, Thanh Mai, Lê Tuyết, Tạ Phương Thảo… vẫn tươi tắn gặp nhau hài hòa trong từng đường nét hội họa hiện đại.

Nguyễn Minh Mỹ – Bình minh trên vịnh Hạ Long. 1993. Sơn dầu

 

Trần Ngọc Anh – Nắng trong đầm sen. 2019 Sơn mài

 

Vũ Tuyết Mai – Vào mùa. 2019. Acrylic

 

Nguyễn Mai Hương – Giao hòa. 2020 Chất liệu tổng hợp

 

Lưu Thanh Lan – Mùa xuân của mẹ. Chất liệu tổng hợp

 

Nguyễn Thị Chinh – Ánh mắt. 2020. Acrylic

Tĩnh vật hoa trái quê hương thơm tho ngọt ngào làm ta nhớ đến những tranh lụa của họa sĩ Kim Bạch, một thời vang bóng. Trái cây Nam Bộ với sầu riêng, măng cụt, doi (tác giả gọi là mận) và nhiều hoa quả khác trái dừa xanh ngọc, trái bưởi no tròn mộng mị đã trở lại nhiều lần trên tranh của nghệ sĩ Nam Bộ này giờ đây lại nối dài hoa trái của Đinh Thanh Vân, Đặng Thị Bích Ngân, Trần Thị Doanh, Võ Thanh Hưởng, Hồng Huyền, Vũ Thanh Yên, Vũ Bạch Hoa, Hà Khanh, Ngọc Oanh,…
Ngắm nhìn những tác phẩm tĩnh vật hoa trái làm ta chợt nhớ đến câu thơ của một nhà thơ thời cận đại Việt Nam: “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”.
Đúng vậy. Màu thời gian dù trong khoảnh khắc không gian hội họa hiện thực hay siêu thực vẫn là một biểu thức của sáng tạo, khắc khoải diệu vợi trên từng tác phẩm hình sắc Thơ ca. Màu thời gian ẩn ý trong thơ ca nhạc họa, cất giữ kỷ niệm ký ức một dân tộc, một đời người nghệ sĩ trước khung trời riêng biệt.
Với mạch nguồn sáng tạo hướng về duy mỹ mẫu mực của cả một thế hệ nữ họa sĩ đã bên nhau nhiều thập niên gắn bó. Dù chiêm nghiệm trong không gian hoài cổ hay nhận thức mới mẻ về nhịp điệu thế giới nghệ thuật đương đại các nghệ sĩ vẫn đón nhận từng vệt chải ngon lành của Ấn tượng đốm màu lan tỏa dưới nắng trời, cảnh sắc vô tận của thiên nhiên. Những hình thể mong manh siêu thực vài nét thơ trong trẻo của lụa đồ họa, với một ý đời thao thức đã bật dậy huyền thoại về một phương đông cổ tao nhã yên bình.
Và như thế ta trân trọng những nữ nghệ sĩ tạo hình trong cuộc trưng bày này mở đầu cho thập niên thứ hai của thế kỷ 21. Hy vọng sẽ mang lại một mùa xuân mới đầy khát vọng sáng tạo, thành đạt hạnh phúc.

Nguyễn Hải Yến 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Tháng ba của Trần Thị Trường và Lê Thiếu Ngân

Khi những ngày đông tháng giá đã lùi vào phía sau nhường những tia nắng chan hòa khắp phố phường Hà Nội thì 16 Ngô Quyền có lịch triển lãm của hai nữ tác giả mang tên “Tháng Ba”. Trần Thị...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Có thể bạn quan tâm

Triển lãm Mỹ thuật Khu vực VI (TP.Hồ Chí Minh) lần thứ 25 năm 20

Triển lãm không tổ chức khai mạc do dịch COVID-19. Triển lãm trưng bày 183 tác phẩm của 133 tác giả. Trong đó 108 tác phẩm của 77 hội viên Trung ương và 75 tác phẩm của 56 tác giả chưa là hội viên....

NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM VẪN LÀ MỘT DẤU HỎI

“Nghệ thuật Đương đại Việt Nam” (Vietnamese Contemporary Art) đã thực sự là khái niệm hiện hữu trên hệ thống truyền thông quốc gia và quốc tế. Nhưng thực tế ở Việt Nam, nghệ thuật đương...

Bức tranh "tái sinh" của Nguyễn Tư Nghiêm

    Rất khó, nếu không muốn nói-là không có một họa sĩ bậc thầy nào lại không có một kỹ thuật riêng nào đó, bởi vì kỹ thuật là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách. Kỹ thuật đã...

TRIỂN LÃM NGƯỜI ĐÀN ÔNG KIỆT SỨC TẠI BẢO TÀNG QUỐC GIA ZURICH, THỤY SĨ

  Từ ngày 16.10.2020 đến ngày 10.1.2021, tại Bảo tàng Quốc gia Zurich, Thụy Sĩ, diễn ra triển lãm mang tên “Người đàn ông kiệt sức”. Triển lãm đã gây được sự chú ý của đông đảo...

TRIỂN LÃM ĐỒ HỌA, ĐIÊU KHẮC, MỸ THUẬT ỨNG DỤNG KHU VỰC I HÀ NỘI LẦN THỨ 25 NĂM 2020

Triển lãm không khai mạc chỉ trưng bày và chấm giải thưởng tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô quyền, Hà Nội. Triển lãm bao gồm 103 tác phẩm của 93 tác giả của cả ba ngành Đồ họa, Điêu khắc,...