Sưu tập tranh kháng chiến nhân xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng

Người chơi tranh, sưu tập tranh ở nước ta xưa nay thường có một trình tự sưu tập, cho dù chỉ là một trình tự mang tính tương đối, nhưng ít khi bị đảo ngược-như sau:

Đầu tiên: Tranh hoa, tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh, tranh vẽ hình tượng thiếu nữ, thiếu nhi.

Thứ hai: Tranh sinh hoạt thường nhật, nhất là có thiếu nữ và trẻ em.

Thứ ba: Tranh chân dung nhân vật, nhất là các nhân vật nữ, ít hơn khi nhân vật là nam giới hoặc người cao tuổi, người già.

Thứ tư: Tranh bố cục theo một số đề tài nào đó, nhưng thường gắn với nội thất, phong cảnh. Tranh vẽ theo các thần tích, huyền tích, hoặc các mô-típ cổ.

Thứ năm: Tranh “đề tài”, tức là tranh vẽ về lao động sản xuất, xây dựng và chiến đấu. Các tranh liên quan tới công nghiệp, hoặc vẽ các cảnh chiến trận quá ác liệt ít được ưa chuộng.

Thứ sáu (cuối cùng): Tranh vẽ theo phong cách bán trừu tượng hoặc trừu tượng.

Ngoại lệ: Tranh cổ động, tranh vẽ về nước ngoài hoặc tranh của các họa sĩ nước ngoài.

VĂN BÌNH – Trước giờ lên đường. Thuốc nước. 24×32,5cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng

 

VĂN BÌNH – Bên mộ đồng đội. Thuốc nước. 31×41,5cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng

 

VĂN BÌNH – Du kích Hợp tác xã Đại Liên. Thuốc nước. 40x29cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng

Việc so sánh các bậc thấp cao nếu dựa trên trình tự trên, thực ra luôn luôn không công bằng đối với các nhà sưu tập, bởi giá trị thực sự của nghệ thuật không nằm ở sự phân loại đề tài. Vả lại, trình tự sưu tập tranh còn phụ thuộc, chịu sự chi phối bởi tiền bạc, và đặc biệt bởi phong cách và tên tuổi của các tác giả. Nhưng trên thực tế, bảng trình tự ấy vẫn có thể phản ánh phần nào một quá trình nhận thức và sự biến đổi thị hiếu của các nhà sưu tập.

Ở châu Âu, chỉ có các nhà sưu tập cỡ bự mới chơi các tác phẩm mang tính chất nghệ thuật bảo tàng, tức là những bức tranh có thể không phù hợp với “văn hóa phòng khách”, “văn hóa tư thất”, hoặc thậm chí không phù hợp với những kích thước của các kiến trúc nội thất nhỏ. Những tranh có chủ đề lớn về tôn giáo hoặc lịch sử, chính trị, xã hội thường là mục tiêu săn đuổi của các nhà sưu tập này.

… Có một thời kỳ dài, tranh “đề tài” (thứ 5) hầu như không gây được chú ý đối với các nhà sưu tập trong nước, trong khi có một số nhà sưu tập nước ngoài chỉ thích loại tranh này, kể cả tranh cổ động.

Xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng, một nhà sưu tập ở Hà Nội, chúng ta có thể gặp một số tranh “đề tài”, chủ yếu đã được vẽ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Mặc dầu hầu hết đều được thực hiện bằng các chất liệu nhẹ như thuốc nước, chì hay khắc gỗ, mấy chất liệu điển hình của những năm kháng chiến, nhưng giá trị nghệ thuật và lịch sử, cũng như tính trực tiếp của chúng rất đáng để được trân trọng lưu giữ và sưu tập.

THANH CHÂU – Tổ trực chiến. Thuốc nước. 40,5×28,5cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng

 

THANH CHÂU – Tổ dệt thảm. Thuốc nước. 40x29cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng

Đó là các tranh như của Thanh Châu, một họa sĩ đã có nhiều năm hoạt động ở khắp các chiến trường Nam Bộ, hoặc của các họa sĩ như Văn Bình, Đỗ Hữu Huề, Hoàng Trầm, những người đều đã ít nhiều đi thực tế sáng tác tại các vùng chiến sự ác liệt từ bắc vĩ tuyến 17 trở ra trong chiến tranh phá hoại…

Những hồi ức, hoài niệm về cuộc kháng chiến chống Mỹ lại tìm về trước những hình ảnh xác thực như còn vương khói bụi, nắng gió và hơi thở của cuộc sống chiến đấu nay đã lùi xa. Một sự thức tỉnh man mác mà không kém phần rung động sâu sắc trước lịch sử: Ai còn, ai mất, ai đã bị hy sinh trong những người đã được vẽ trong những bức tranh? Những người còn giờ đây đang ở đâu trên con thuyền số mệnh của riêng họ? Bản thân những người vẽ cũng người còn, người mất, đâu biết những bức tranh ấy của mình đang lạc về đâu?

HOÀNG TRẦM – Về thăm mẹ. Khắc gỗ. 41x31cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng

 

ĐỖ HỮU HUỀ – Lão dân quân. Khắc gỗ. 44x31cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng

Và có thể nói, đây là một bước đi rất đáng khích lệ của Nguyễn Phi Hùng trên con đường của một nhà sưu tập nghệ thuật, một con đường đòi hỏi nhiều công phu, nhẫn nại, nhiều kiến thức, kinh nghiệm, nhiều say mê, có cả niềm vui, nỗi buồn, thành công và thất vọng. Một nhà sưu tập nghệ thuật, suy cho cùng, cũng đồng thời là một người bảo tồn các tư liệu ký ức của con người và cho con người.

Hà Thái Hà 

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 307-308, tháng 7-8 năm 2018.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Có thể bạn quan tâm

Lời dặn dò thật thiêng

Nhân kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Mai Văn Hiến (1923-2023) – Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật từ 1981-1982 Hiếm ai như họa sĩ Mai Văn Hiến! Mỗi khi nhắc đến ông là trên môi mỗi người đều nở...

Danh sách Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam; Giải thưởng Mỹ thuật Khu vực; Giải thưởng ngành Phê bình Mỹ thuật năm 2018

  Tổng số Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam: 05 giải thưởng: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 03 giải Ba Tổng số Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Khu vực và ngành Phê bình Mỹ thuật: 90 Trong...

Khoe sắc bên nhau

  Khoe sắc bên nhau, cả gốm Bát Tràng, Phù Lãng và Hương Canh cùng hiện diện nơi đây, cất lên những khúc ca khác nhau, không lạc nhịp mà cùng hoà điệu. Nếu Gốm Xuân rực rỡ, tươi thơm, trau...

CẢM HỨNG SUY TƯ VỀ NGHỆ THUẬT VÀ THẨM MỸ

  Chúng ta đều biết rằng nghệ thuật là một mỹ từ, một hữu thể trừu tượng vô hình có quyền uy sức mạnh mãnh liệt bao trùm lên đời sống tinh thần con người. Nó là một thế giới vô...

Ngành Văn hóa và những đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Cách đây 78 năm, ngày 28.8.1945, Bộ Thông tin, Tuyên truyền – tiền thân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra đời. Từ đó đến nay, ngành văn hóa đã không ngừng xây dựng, phát triển và...