Màu sắc hòa quyện giữa hai nền văn hóa vùng cao

Hôm nay, tại trung tâm phồn hoa đất Hà Thành, triển lãm “Câu chuyện vùng cao” của hai họa sĩ Hướng Tâm Đường và Trần Nguyên Thế đã mang đến cho công chúng thủ đô được sống trong không gian văn hóa tràn ngập sắc nắng, ánh nhìn trong veo huyền diệu của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao được truyền tải qua 40 tác phẩm hội họa, cùng sự hiện diện của các nghệ sĩ dân tộc Dao tại nơi đây, mang lời ca tiếng hát chào mừng hai nghệ sĩ và gửi gắm bản sắc văn hóa cộng hưởng trong không gian nghệ thuật, tạo nên dư âm thật lắng đọng.

“Câu chuyện vùng cao” là những tác phẩm nghệ thuật đem con người trở về với thế giới tự nhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số, của những mùi vị ngọt ngào của trái cây chín mọng, của hoa thơm cỏ lạ bay bay, của con gà con chó chạy quanh chân. Những chân dung người già và trẻ nhỏ hồn nhiên, thật là cảnh vật giao hòa thân thương. Hai họa sĩ đã ghi lại những khoảnh khắc ấy, mỗi đường nét như xoáy vào tâm hồn người xem, khiến họ phải rung cảm.

Phát biểu tại triển lãm, nhà phê bình mỹ thuật Mai Thị Ngọc Oanh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết: “Câu chuyện vùng cao” của hai họa sĩ đã tạo nên một không gian với giá trị văn hoá bản địa thật đặc sắc, tinh tế, tỉ mỉ và rất chi tiết. Đam mê nghiên cứu học hỏi và các tác phẩm có nội dung sâu sắc, tình cảm gửi vào những bức tranh đa sắc màu về hoạt động văn hóa của đồng bào dân tộc, mang đến công chúng thêm hiểu về nét độc đáo văn hóa vùng miền các dân tộc Việt Nam.

Đây là lời tự sự của hai họa sĩ về vùng đất miền núi phía Bắc, nơi được mệnh danh là thiên đường. Họ đã thể hiện tình yêu thương cháy bỏng của mình vào mỗi bức tranh, khiến người xem như được hòa mình vào thiên nhiên và không gian sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc. Hai chất liệu sơn dầu và sơn arcylic được họa sĩ sử dụng, tạo nên những tác phẩm với những gam màu rực rỡ, những nét vẽ uyển chuyển.

Các tác phẩm có những cái tên thật gần gũi, phản ánh giá trị nguồn năng lượng sống mà hai họa sĩ đã chăm chút cho những đứa con tinh thần của mình: “Giấc mơ trên lưng”, “Phút thanh thơi”, “Nắng chiều trên bản”, “Kèn gọi bạn”, “Đường cày trên nương”, “Xóm nhỏ”.

Hai họa sĩ có tâm hồn đồng điệu, là những người thầy giáo vùng cao, yêu văn hóa và con người. Họ đã gắn bó với mảnh đất và con người vùng cao, hiểu rõ mọi vất vả khó khăn, nhưng vẫn giữ nét đẹp của sự thánh thiện trong tâm hồn.

Thông điệp mà hai họa sĩ mong muốn giới thiệu tới công chúng yêu nghệ thuật hội họa trong nước và quốc tế hiểu hơn về bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt là đồng bào người H’Mông vùng núi Cao nguyên đá Hà Giang mà họa sĩ Trần Nguyên Thế sinh sống và đồng bào người Dao huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang quê hương của họa sĩ Hướng Tâm Đường. Họ hiểu nhau chia sẻ giá trị tinh thần sống đẹp tới thế hệ trẻ thêm yêu nghệ thuật và biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Triển lãm diễn ra từ ngày 26/05 đến 04/06/2024 tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Tác phẩm: Đám cưới Người Dao 03
Chất liệu: Acrylic on Canvas. Kích Thước: 80x120cm. Năm sáng tác: 2023
Tác phẩm: Phút thảnh thơi
Chất liệu: Acrylic on Canvas. Kích thước: 60x80cm. Năm sáng tác: 2024

Thu Huyền.

 

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc “Quảng bá tuyên truyền, thương hiệu sơn mài Việt Nam – Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” tại Paris-Cộng hòa Pháp

Tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị và tin cậy giữa hai nước Việt Nam – Cộng hòa Pháp, cũng như tăng cường quảng bá hình ảnh, văn hóa dân tộc, đất nước, con người Việt Nam tới đông...

Hoạ sĩ Thái Tĩnh trong sắc thu vĩnh cửu

Lắng đọng trong tâm khảm mỗi người nghệ sĩ, khi nắm bắt được ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật với sự chuyển hóa của mùa luôn mang sắc thái rất riêng và rất đẹp. Ý niệm đã sẵn có...

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá tranh gây quỹ giúp người vùng lũ

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá bức “Hồn quê” do bà vẽ, quyên góp cho quỹ hỗ trợ miền Bắc chịu thiệt hại do bão Yagi. Diễn viên gạo cội cho biết: “Đọc tin tức thiệt hại ở các địa...

5 họa sĩ mở triển lãm tại Hà Nội, trích tiền bán tranh ủng hộ đồng bào vùng lũ

VOV.VN – Tại buổi khai mạc triển lãm, 5 họa sĩ cho biết sẽ trích một phần tiền thu được từ việc bán các tác phẩm trong triển lãm “Chạm vào ký ức” để ủng hộ đồng bào vùng lũ bị...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(ĐCSVN) – Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban Tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không...

TRẦN PHÚC DUYÊN VÀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG

  Trần Phúc Duyên sinh ngày 16 tháng 02 năm 1923 trong một gia đình khá giả tại Hà Nội. Bố ông là Trần Diễn Giệm và mẹ là Nguyễn Thị Thược. Quê nội của ông ở làng Phượng Dực, huyện Phú...

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực I (Hà Nội) lần thứ 25 năm 2020

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM             Số:...

Sắc quê và Ký họa – Cuộc “Đổ bộ” về Kinh đô của họa sĩ Quỳnh Thơm

Mấy năm trở lại đây, cư dân Facebook (FB) thường xuyên bắt gặp tranh của họa sĩ Quỳnh Thơm, bởi dù muốn hay không khi lướt FB, các tác phẩm đủ loại từ tranh đề tài lãnh tụ đến phong cảnh...

Kỷ niệm về triển lãm cá nhân đầu tiên của Bùi Xuân Phái

  Khi được Viện Mỹ thuật phân công viết một bài về triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Bùi Xuân Phái (cuối 1984 đầu 1985), tôi đã đến gặp họa sĩ xem tranh và sưu tầm tài liệu. Hồi...