CÂU CHUYỆN SƯU TẬP

 

Tỷ phú châu Á mua tranh danh họa châu Âu

Cách đây không lâu, trong triển lãm tranh ký họa “Nét thời gian” của họa sĩ Ngô Mạnh Lân, đầu tháng 11.2019, một nhà sưu tập khủng nhưng rất kín tiếng ở Hà Nội có nói với tôi: “Sao tạp chí không đăng tranh của các nghệ sĩ nổi tiếng châu Á, cùng thế hệ với các danh họa của Việt Nam hoặc sau hơn một chút…”. Tôi giật mình bởi quả đúng thế. Từ khi có chuyên mục ‘Sưu tập – Collection” năm 2015 đến nay, tạp chí chỉ mới đăng đúng hai bức tranh của hai họa sĩ người Indonesia là Affandi (1907-1990) và Hasim (1921-1982) của hai nhà sưu tập Việt. Còn những danh họa khác như  Zao Wou-Ki (1921-2013) hay Chu Teh-Chun  (1920-2014) thì chưa có. Theo như tạp chí tìm hiểu thì ở Việt Nam chưa thấy ai mua tranh của các danh họa trên. Cũng dễ hiểu vì nếu muốn sở hữu tranh của Zao Wou-Ki hay Chu Teh-Chun thì các sưu tập Việt phải bỏ rất nhiều triệu usd để sở hữu. Với số tiền nhiều triệu đô ấy thì chắc chắn họ sẽ mua những gì thuộc về Việt Nam. Và đương nhiên, đấy là tâm lý tất yếu của những nhà tài phiệt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khi đã trở nên giàu có thì luôn muốn sở hữu những gì thuộc về văn hóa quê hương. Ngoại lệ chỉ xảy ra khi họ quá giàu và có “con mắt xanh” đi trước thời đại nên sẽ chi tiền mua những bức tranh cực kỳ nổi tiếng của các danh họa dù phải cạnh tranh khốc liệt với giới tư bản Tây phương và Mỹ. Cách đây khoảng một năm, nhà sưu tập Nguyễn Minh cho tôi xem một bức tranh nhỏ xíu của Van Gogh mà anh “rón rén” đấu với cái giá không hề dễ chịu tí nào…

Tác phẩm “Calande và Paloma” được Picasso vẽ năm 1950 được tỷ phú Wang mua
Tỷ phú người Trung Quốc Wang Jianlin

Còn về các tỷ phú châu Á chịu chơi có ông Wang Jianlin, người Trung Quốc giàu nhất châu Á với khối tài sản trị giá 35 tỷ usd đã mua một bức tranh của danh họa Picasso với giá 28,2 triệu usd (thời điểm 2013). Tỉ phú Wang Jianlin là nhà sáng lập kiêm chủ tịch của tập đoàn Dalian Wanda, hiện đang xếp hạng 84 trên bảng xếp hạng tỉ phú thế giới của Bloomberg. Tiếp bước theo đó là tỷ phú Wang Zhongjun, người đồng sáng lập công ty truyền thông Huayi Brother cũng đã mua bức “Hoa anh túc đỏ và hoa cúc” (Red Poppies and Daisies) của Van Gogh với giá 61,765 triệu usd (thời điểm 2015).

Năm 2015, vợ chồng tỷ phú người Trung Quốc, Lưu Ích Khiêm cũng đã chi hơn 170 triệu usd để sở hữu bức “Nu couche” của danh họa bạc mệnh Modigliani tại phiên đấu của Christie’s New York, Mỹ. Thoạt tiên, “Nu couche” ước tính bán bán với giá hơn 100 triệu usd. Cuộc đấu giá căng thẳng và gay cấn nhưng lại kết thúc rất nhanh chỉ sau 9 phút đấu bởi giá lên nhanh và không ai địch lại nổi ông Lưu. Một phần cũng vì bức tranh đã được lưu giữ ẩn tích hơn 60 năm trong một bộ sưu tập cá nhân…nên nó càng trở nên sang quý với các sưu tập, họ quyết liệt giành mua là điều dễ hiểu.

Jean -Michel Basquiat – Untitled. 1982
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa đang ngắm nhìn tác phẩm Untitled trị giá 110,5 triệu USD của Jean -Michel Basquiat mà ông sở hữu.

Tỷ phú Lưu Ích Khiêm, sinh năm 1963 tại Thượng Hải, Trung Quốc trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động. Ông đã từng làm nghề bán túi xách và lái taxi. Ông giàu có lên nhờ làn sóng mở cửa và cải cách kinh tế của Trung Quốc những năm 1980 với việc mua bán cổ phiếu trong lĩnh vực bất động sản và dược phẩm. Vợ chồng Lưu Ích Khiêm rất yêu thích nghệ thuật và đã sở hữu hai bảo tàng nghệ thuật riêng ở Thượng Hải. Bức “Nu couche” sau đó đã được trưng bày vào lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập bảo tàng.

Năm 2017, tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa (sinh 1975), chủ của hãng mua sắm thời trang trực tuyến Zozotown với số tài sản khoảng 3,6 tỷ usd… năm 2018 đã mạnh tay chi 110,5 triệu usd để mua bức “Untitled” sáng tác năm 1982, của họa sĩ da đen tài danh bạc mệnh người Mỹ Jean-Michel Basquiat (1960-1988) khiến cả thế giới nghệ thuật chao đảo. Ngoài ra Yusaku Maezawa cũng đã mua rất nhiều tranh của Pablo Picasso, Alberto Giacometti, Jeff Koons. Trước khi mua “Untitled” Maezawa đã từng chi 57 triệu usd để mua một bức tranh khác cũng của Basquiat. Nhưng theo như truyền thông công bố thì hiện nay Maezawa đang rao bán ngược lại tranh Basquiat vì…hết tiền.

VAN GOGH – Tĩnh vật, bình hoa cúc và anh túc. 1890. Sơn dầu
Tỷ phú người Trung Quốc Wang Zhongjun bên cạnh tác phẩm “Tĩnh vật, bình hoa cúc và anh túc” của danh họa Van Gogh mà ông mua được.  

Đấy là câu chuyện sưu tập tranh quốc tế của các tỷ phú châu Á. Điều này diễn ra sau khi họ đã mua rất nhiều tranh các danh họa của quê hương họ để mang về. Mục đích nhằm tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của chính đất nước mình. Chính những tỷ phú ấy đã đẩy giá tranh của các nghệ sĩ bản xứ mình lên cao, nâng tầm quốc tế. Còn các sưu tập Việt hiện nay có lẽ đang tạm dừng ở mức sưu tập tranh Việt. Chỉ như thế thôi trong 5 năm trở lại đây giá tranh Việt đã cán mốc triệu đô-la dù mới chỉ có 3 lần được như thế. Thực ra, các sưu tập Việt cũng thiệt thòi khi tiền Việt quy đổi ra usd hay euro là quá thấp. 1 triệu usd đã là hơn 23 tỷ đồng. Nghe mà thấy choáng váng…

 

Các nhà sưu tập Việt hiện nay

Hiện nay, thị trường quốc nội của tranh Việt đang trong lúc phân vân các ngả bởi tranh thật, tranh giả; nếu mua thì mua tranh gì, của nghệ sĩ nào? Những nhà sưu tập lâu năm và giàu đã chơi tranh rất lâu, có một sưu tập dày dặn thì việc  bây giờ là bình tĩnh, từ tốn củng cố sưu tập. Sau một thời gian mua đều đặn, họ bắt đầu thanh lọc một số tác phẩm chưa phù hợp với tiêu chí cũng như chất lượng collection mà họ mong muốn. Thậm chí, có những bức tranh đem đấu giá ngược lại trên sàn quốc tế đã lỗ một khoản kha khá nhưng họ vẫn bình tĩnh bởi đã nắm được quy luật cuộc chơi nghệ thuật. Họ vẫn tiếp tục sưu tập thêm nhưng theo những hướng khác nhau. Nếu là thú chơi riêng họ vẫn tìm mua những tác phẩm của các danh họa thời Đông Dương khan hiếm và đắt tiền. Nếu có cơ may, họ sẽ sở hữu được một vài tác phẩm quý trong gia đình các cá nhân lưu giữ; hoặc có thể họ mua lại từ một số người chơi trước. Nhưng quan trọng nhất, những bức tranh ấy phải giá trị và thật xứng tầm. Nếu đúng những tiêu chí đó, họ xuống tiền và mua rất nhanh. Đây thật sự là những nhà sưu tập đáng nể, đáng trân trọng.

Tác phẩm Nu Couche của Amedeo Modigliani được đấu giá vô cùng chóng vánh trong vòng 9 phút.
Ông Lưu và vợ thường xuyên tham gia đấu giá để mua các món đồ nghệ thuật.

 

Ông Lưu từng bỏ ra hàng trăm tỷ để mua một chiếc chén uống trà xem nó như thế nào.

 

Hướng thứ hai là những sưu tập có ý muốn xây dựng bảo tàng nghệ thuật. Tiêu chí mua cũng tương tự như bảo tàng. Mua đều, mua theo tên, theo phong cách, theo thời kỳ cho đầy đặn, đủ và phong phú. Họ chia danh sách họa sĩ theo mốc thời gian, theo phong cách tiêu biểu và có thể mua trọn bộ hoặc mua nhiều tác phẩm một lúc. Số tiền lúc đó tưởng như lớn nhưng thực ra không hề quá nếu chia đều bình quân cho từng đầu tác phẩm. Điều quan trọng nhất là họ đã sở hữu được những tác phẩm tốt ở nhiều thời kỳ của họa sĩ mà họ sưu tập. Ngoài các họa sĩ lớn, có tên tuổi, họ cũng chú ý nhiều đến họa sĩ các thế hệ sau. Họ vẫn mua vào những tác phẩm mới sáng tác khi đi xem các triển lãm cá nhân, các phòng trưng bày nghệ thuật và làm việc trực tiếp với họa sĩ. Điều này là một trong những yếu tố kích thích kích cầu thị trường nghệ thuật đương đại. Nhưng có nhà sưu tập cũng trao đổi “rất thật” khi chia sẻ với tôi: “Họ hơi ngại về giá, vì nhiều khi tranh của một số họa sĩ rất vừa tầm hiện nay lại đang tự định lượng cho mình một cái giá quá chát, không biết theo tiêu chí nào…”.

Ngoài ra, còn có một số sưu tập lẻ, có nguồn kinh phí vừa phải, mua tranh có giá trị vừa phải để chơi, để củng cố vị thế tên mình cho có “số má”, vừa để bán nếu thấy được giá. Đây là những người thích đi triển lãm, chuyện trò giao lưu với các nghệ sĩ trẻ, mua một vài bức (với giá vừa phải, hai bên đủ hiểu chứ không như giá các nghệ sĩ công khai). Yếu tố tích cực ở đây là họ có thể hiểu và phần nào đó đồng hành với sáng tác của các nghệ sĩ,… vì vậy họ có thể mua được tác phẩm đẹp với giá tốt. Điều này tạo sự hứng khởi cho cả hai bên. Đây cũng là phương thức nhiều sưu tập vừa phải chọn cho mình khi lượng sức chơi.

NGUYỄN PHAN CHÁNH – Người phụ nữ trên cánh đồng. 1936. Lụa. 56x37cm. Sưu tập tư nhân nước ngoài
NGUYỄN TƯ NGHIÊM – Mậu Thìn. 1988. Màu nước trên giấy. Sưu tập tư nhân Hà Nội

Cuối cùng cần phải nhắc tới một số rất ít những người hoạt động chuyên nghiệp trong giới sưu tập. Họ có tiền, có kiến thức, có các mối quan hệ rộng. Tên tuổi của họ gần như là một thương hiệu để người yêu tranh, sưu tập tranh gửi gắm lòng tin (tất nhiên cũng khó tránh khỏi các thị phi). Họ tự tìm nguồn, tự thẩm định, tự mua, tự bán, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động. Một vài công ty, tổ chức có chức năng mua bán, đấu giá hiện nay đang hoạt động cầm chừng bởi không hiệu quả khi họ không tự chủ động được nguồn tranh cũng như nắm được khách hàng. Khó có thể đem bán hay đấu giá những tác phẩm mà nhiều người biết với giá tốt được. Bởi lẽ nếu thế họ thà tự tìm đến mua với nhau còn hơn.  Thị trường loanh quanh Hà Nội, Sài Gòn còn nhỏ bé, chưa có yếu tố quốc tế,…giới chơi tranh, sưu tập tranh lại đa phần biết nhau. Trong khi đó, yếu tố bí ẩn sẽ luôn khiến cho những bức tranh trở nên kỳ bí hơn trong mắt nhà sưu tập. Và ai cũng rõ một điều người giàu (giàu thật sự) thường rất kín tiếng và luôn muốn giữ thông tin cá nhân riêng hết mức có thể. Một bức tranh quý, một món đồ hiếm mà đem rao bán công khai sẽ khiến cho sự sang quý trở nên mất đi. Trừ khi những tổ chức, công ty trưng bày, đấu giá, bán những thứ sang quý phải rất chuyên nghiệp và đủ uy tín thì mới đủ nâng tầm tác phẩm. Còn nếu rơi vào “phường hàng chợ” thì chỉ làm cho chúng rẻ rúng và mất giá trị đi mà thôi…

Thiên Minh

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Bài 4: Tăng ‘giáo dục trải nghiệm’ tại các bảo tàng, di tích

(Chinhphu.vn) – Gần đây, các bảo tàng đã chú trọng thay đổi về nội dung, không ngừng đa dạng hóa, đổi mới nhiều lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và đem đến những trải nghiệm...

Bài 2: Để bảo tàng thực sự ‘hữu xạ tự nhiên hương’

(Chinhphu.vn) – Nếu như trước đây, bảo tàng không nằm trong danh sách những nơi cần phải đến của khách du lịch khi đến Việt Nam, hay của chính những người dân Việt Nam, thì nay mọi thứ đang...

Bài 1: Vì sao bảo tàng đìu hiu vắng khách?

(Chinhphu.vn) – Bảo tàng, di tích là nơi chúng ta có thể biết được nhiều điều nhất, học được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất. Nhưng trên thực tế, trong khoảng thời gian dài, bảo tàng...

Có thể bạn quan tâm

Du khách quốc tế thích thú với work shop tranh in lưới và in khắc cao su tại Văn Miếu – Quốc tử giám 

Work Shop tranh in lưới và in khắc cao su chào xuân Giáp Thìn 2024 đã thu hút được sự tham gia của du khách khi đến tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong đó có nhiều du khách quốc tế.   Tham gia...

Ra mắt bộ sưu tập tranh quý của họa sĩ Huế

TTH.VN – Nhiều tác phẩm quý của các danh họa xứ Huế được Bảo tàng Mỹ thuật Huế sưu tập trong 5 năm qua lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng. Triển lãm mỹ thuật “Tác phẩm...

Bộ sưu tập collection Tạp chí Tết năm 2020

  JOSEPH INGUIMBERTY (1896-1971) Tác phẩm: Hai cô gái bên bờ ao Năm sáng tác: Khoảng 1940-1943 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 106x81cm Thuộc bộ sưu tập Nghệ thuật Quang San, Tp. Hồ Chí Minh   Joseph...

“NHẬT THỰC” CỦA PHƯƠNG QUỐC TRÍ, MỘT CỰC ĐOAN ĐẦY THI TÍNH VÀ NHÂN BẢN

  Phương Quốc Trí, là một trong vài hoạ sĩ Việt Nam mà nhiều năm qua, tôi đặc biệt theo dõi với nhiều hứng thú. Ngay ở những bước đầu sáng tác của anh, tôi đã tin anh sẽ đi xa và để lại...

KÝ HIỆU THI CA TRONG TRANH LÊ THÁNH THƯ

  Lê Thánh Thư đột ngột qua đời lúc 2h sáng 16/7/2021, khi còn đang khá mạnh khỏe. Gia đình cho biết anh tự xét nghiệm và phát hiện ra dương tính Covid-19 chiều 15/7, hơn 10 tiếng sau thì qua đời....