TRIỂN LÃM NGƯỜI ĐÀN ÔNG KIỆT SỨC TẠI BẢO TÀNG QUỐC GIA ZURICH, THỤY SĨ

 

Từ ngày 16.10.2020 đến ngày 10.1.2021, tại Bảo tàng Quốc gia Zurich, Thụy Sĩ, diễn ra triển lãm mang tên “Người đàn ông kiệt sức”.
Triển lãm đã gây được sự chú ý của đông đảo công chúng, nhằm nhìn lại “lý tưởng về nam tính” qua lịch sử văn hóa Châu Âu. Những “nhân chứng nghệ thuật” xuyên suốt từ 2500 năm qua, được đúc kết từ triết học, xã hội học và y học, đã minh họa khái niệm về “nam tính” và những đấu tranh tâm lý của nam giới để đạt được những phẩm chất lý tưởng do chính họ tạo ra.

Trong suốt lịch sử nhân loại, con người đã tạo ra vô số hình tượng anh hùng lý tưởng: những người đàn ông mạnh mẽ với những chiến công hiển hách, hình ảnh của Chúa, hay những phẩm chất lý tưởng, quyền lực mà người đàn ông nên có… Nhưng với một góc nhìn khác, những lý tưởng này thường dần trở thành những gánh nặng với nam giới. Từ thời cổ đại tới nay, người đàn ông thể hiện sự nam tính trên các đấu trường hay trên chiến trường, qua lĩnh vực chính trị, thể thao, khoa học công nghệ, hay trong lĩnh vưc nhỏ hơn là hôn nhân, gia đình và tình dục.

Một không gian sắp đặt trong triển lãm “Người đàn ông kiệt sức”, Bảo tàng Quốc gia Zurich, Thụy Sĩ

Với khoảng 200 tác phẩm nghệ thuật và hiện vật lịch sử văn hóa, bao gồm cả những hiện vật quý giá mượn từ London, Vienna và Paris, triển lãm thể hiện lý tưởng về nam tính đã thay đổi như thế nào qua nhiều thế kỷ.

Nhưng tác phẩm được trưng bày trong triển lãm cũng đầy kịch tính lý tưởng hóa như tượng “Laocoön và các con trai” khắc họa câu chuyện về Laocoön trong thần thoại Hy Lạp. Laocoön là một thầy tu của thần Apollo ở thành Trojan, người lẽ ra phải sống độc thân nhưng đã kết hôn và có hai con trai, sau đó ông bị thần Apollo trừng phạt vì hành vi kiêu ngạo này. Bức tượng khắc họa hình ảnh ba cha con Laocoön chiến đấu trong vô vọng chống lại những con rắn mà thần Apollo đã gửi đến để trừng phạt họ. Những con rắn chỉ giết hai người con trai, khiến bản thân Laocoön còn sống phải chịu đựng.
Triển lãm “Người đàn ông kiệt sức” mời chúng ta tham gia một cuộc hành trình xuyên suốt 2500 năm lịch sử phương Tây để khám phá lý tưởng của đàn ông và những cuộc đấu tranh của họ “để đi vừa đôi giày do họ đã tạo ra cho chính mình”.

ANDY WARHOL – Bức phù điêu Pietà. 1976-1986. Bản in bạc gelatin. 25,8×35,5cm
Tượng “Laocoon và các con trai”, được bày trong triển lãm, phiên bản thạch cao được đúc từ đầu thế kỷ 19 dựa trên nguyên bản cổ bằng đá cẩm thạch ở Vatican
Các hiện vật trong triển lãm “Người đàn ông kiệt sức”, Bảo tàng Quốc gia Zurich, Thụy Sĩ

Phần đầu của cuộc triển lãm bao gồm quá trình tiến hóa của những chú vẹt nam bắt đầu từ thời cổ đại Hy Lạp cho đến nỗi kinh hoàng của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Phần thứ hai được dành riêng cho thời hiện đại, các hiện vật của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thể hiện cách thức lịch sử bị thách thức không chỉ bởi sự ra đời của phong trào nữ quyền mà còn bởi nam giới cho phép mình chấp nhận sự tổn thương của họ và bước ra khỏi cái bóng của những khuôn đúc, lý tưởng mà họ tự áp đặt.

Tác phẩm sắp đặt của Roman Signer “Ảnh, thùng dầu, nút chuông, pin” tại triển lãm

Đặt trong các phòng hiện đại đầy ấn tượng của bảo tàng là các đồ tạo tác và các tác phẩm sắp đặt đa phương tiện thể hiện lý tưởng nam tính.
Trong triển lãm, các tấm màn hình cảm ứng cung cấp thông tin chi tiết về các hiện vật được trưng bày bằng 4 ngôn ngữ: Anh, Đức, Pháp và Ý. Người xem được khuyến khích mang theo điện thoại thông minh và tai nghe cá nhân để thưởng thức những audio hướng dẫn, âm thanh giải trí có sẵn bằng một số ngôn ngữ. Để có chuyến tham quan tự hướng dẫn, người xem chỉ cần kết nối với Wifi miễn phí của bảo tàng, dùng ứng dụng của Landesmuseum và đi theo các điểm dừng được đánh số trên màn hình điện thoại.

Anh Thư- Tổng hợp tin từ Thụy Sĩ
https://www.landesmuseum.ch

Homepage

Tin cùng chuyên mục

Tư duy mới cho nghệ thuật

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Joseph Beuys (1921-2021), hãy xem nghệ sĩ tạo hình lớn này của nước Đức để lại cho giới nghệ thuật thế giới nói riêng, và kho tàng văn hóa hậu thế nói chung, những gì....

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Hiểu và suy cảm về nghệ thuật trừu tượng

  Chúng ta khảo sát qua về định nghĩa khái niệm trừu tượng. Theo “Từ điển tiếng Việt”: Nghĩa một trừu tượng (thuộc tính, quan hệ ) được tách ra trong tư duy con người khỏi các thuộc...

Chúc mừng sinh nhật Gerhard Richter. Nâng cốc nào!

  Gerhard Richter sẽ 90 tuổi. Các bảo tàng ở Dresden, Düsseldorf và Berlin kỷ niệm sinh nhật họa sĩ vĩ đại này với những cuộc triển lãm. Chúng tôi chúc mừng sinh nhật với một bài vinh danh nhà...

Hai ngày với Venice Biennale 2022

  Quá nhiều để xem, quá ít thời gian để xem hết. May mắn là chúng tôi đã tổng hợp một hướng dẫn – với 48 giờ, chúng ta có thể tham quan triển lãm chính và cả những triển lãm song song....

Có thể bạn quan tâm

TÔI VẼ 12 CON GIÁP

  Đã thành lệ, mỗi khi Tết đến xuân về tôi cùng các hoạ sĩ lại ngả giấy ngả màu ra vẽ 12 con Giáp. 12 con vật thiêng ấy mỗi con một vẻ mang nhiều màu sắc tâm linh ngàn xưa trong truyền...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 293&294 tháng 5-6/2017

...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT VIỆT NAM 2020

   Ngày 1/12/2020, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc và trao giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp...

SƠ LƯỢC VỀ NHÂN TRẮC HỌC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT

Nhân trắc học là khoa học về đo đạc kích thước của các đoạn cơ thể người. Nhân trắc học phát triển từ khoa học chuyên nghiên cứu về con người: Khoa nhân chủng học. Từ xa xưa nhân trắc...

Chuyện về hiệu trưởng Victor Tardieu và sinh viên Nguyễn Gia Trí

Vài lời rào trước: Bố tôi – cố họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp (tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIII 1939-1944) từng là đệ tử của danh họa Nguyễn Gia Trí trong khoảng các...