TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT LỚN NHẤT CỦA MARC CHAGALL ĐƯỢC ĐẤU GIÁ TẠI BONHAMS

 

Tác phẩm nghệ thuật lớn nhất của Chagall đã được gõ búa tại Bonhams. Các nghệ sĩ luôn bị cuốn hút bởi thế giới Ballet và Opera. Picasso, Hockney và Chagall, kể cả một số người đều đã thiết kế các bộ trần thiết và trang phục cho các tác phẩm quan trọng tại một số khán phòng lớn trên thế giới.
Những họa sĩ đa tài này được biết đã thiết kế phục trang hay bối cảnh sân khấu cho một số buổi biểu diễn đương thời nổi tiếng nhất thế giới. Chagall, bên cạnh các bức tranh nổi tiếng của mình, ông còn được biết đến là người đã trang trí vòm trần Nhà hát Palais Garnier, Paris, Pháp và có vô số đóng góp trong việc trang trí, sản xuất các vở nhạc kịch của The Metropolitan Opera.

Giờ đây, một bức màn sân khấu khổng lồ do Chagall thiết kế và do chính tay ông vẽ cho vở kịch “Cây sáo thần” của Mozart, sản xuất bởi The Metropolitan Opera năm 1967 đã được đấu giá tại Bonhams trong phiên “Nghệ thuật Ấn tượng và Hiện đại” ở New York vào ngày 17 tháng 11 năm 2020. Ban đầu, tác phẩm được ước tính với giá khoảng 250.000-450.000USD, nhưng sau đó đã đạt giá 990.312, gấp đôi so với giá ước tính ban đầu. Giám đốc Nhà đấu giá Bonhams tại Mỹ, bà Molly Ott Ambler cho biết: “… bức màn sân khấu của Chagall cho vở kịch Cây sáo thần là một kiệt tác thể hiện tâm hồn yêu âm nhạc và tài năng hội họa của ông. Các hình tượng thiên thần thổi kèn, động vật chơi nhạc cụ, cây vĩ cầm lơ lửng, đàn cello và các vũ công,… đã tạo nên một tác phẩm đẹp và hấp dẫn. Tôi không ngạc nhiên khi tác phẩm được bán với số tiền ấn tượng như vậy”.

Bức màn sân khấu cao 20m do Chagall thiết kế cho vở kịch “Cây sáo thần” của Mozart, sản xuất bởi The Metropolitan Opera năm 1967

 

Chân dung Marc Chagall

Marc Chagall (1887-1985), khi ở tuổi 77 năm 1964, ông gặp Rudolf Bing, giám đốc nhà hát New York’s Metropolitan Opera ở Paris để thảo luận về việc sản xuất buổi biểu diễn vở “Cây sáo thần” của Mozart. Chagall được giao thiết kế các bộ trần thiết và trang phục. Ông đã làm việc với dự án này trong ba năm, thiết kế hơn 120 bộ trang phục, 26 đồ vật, và 13 phông nền cao 20 mét. Để đảm bảo thực hiện thành công các bản phác thảo của mình, Chagall đã thảo luận từng chi tiết về trang phục và khung cảnh với nhà thiết kế người Nga Volodia Odinokov.
Bức màn sân khấu của Chagall được đấu giá tại Bonhams thuộc màn cuối cùng của vở kịch “Cây sáo thần”, cảnh chiến thắng kết thúc vở opera và gợi lên một thế giới của ký ức tuổi thơ trữ tình – một sân khấu âm nhạc với các nghi lễ, các hình tượng thể hiện các nhân vật nguyên mẫu được thấy trong tác phẩm của Chagall. Trong đó có các hình tượng đặc trưng của ông như thiên thần thổi kèn, động vật huyền ảo chơi nhạc cụ, vĩ cầm lơ lửng, cello và vũ công.

Nguyễn Anh Thư 

Tin cùng chuyên mục

Tư duy mới cho nghệ thuật

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Joseph Beuys (1921-2021), hãy xem nghệ sĩ tạo hình lớn này của nước Đức để lại cho giới nghệ thuật thế giới nói riêng, và kho tàng văn hóa hậu thế nói chung, những gì....

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Hiểu và suy cảm về nghệ thuật trừu tượng

  Chúng ta khảo sát qua về định nghĩa khái niệm trừu tượng. Theo “Từ điển tiếng Việt”: Nghĩa một trừu tượng (thuộc tính, quan hệ ) được tách ra trong tư duy con người khỏi các thuộc...

Chúc mừng sinh nhật Gerhard Richter. Nâng cốc nào!

  Gerhard Richter sẽ 90 tuổi. Các bảo tàng ở Dresden, Düsseldorf và Berlin kỷ niệm sinh nhật họa sĩ vĩ đại này với những cuộc triển lãm. Chúng tôi chúc mừng sinh nhật với một bài vinh danh nhà...

Hai ngày với Venice Biennale 2022

  Quá nhiều để xem, quá ít thời gian để xem hết. May mắn là chúng tôi đã tổng hợp một hướng dẫn – với 48 giờ, chúng ta có thể tham quan triển lãm chính và cả những triển lãm song song....

Tin cùng chuyên mục

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Phiên đấu giá lần thứ 32 & Các họa sĩ châu Á – Tác phẩm nghệ thuật lớn

Trong phiên đấu giá lần thứ 32 “Họa sĩ châu Á – Những tác phẩm quan trọng” được tổ chức vào ngày 14 tháng 03 tới đây, Aguttes, với cương vị là nhà đấu giá hàng đầu trên thị...

5 XU HƯỚNG TRONG THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT NĂM 2021

  Thế giới nghệ thuật vào năm 2021 rất khác so với thế giới nghệ thuật mà chúng ta đã biết vào thời điểm này năm ngoái. Ảnh hưởng bởi đại dịch, cảnh quan của thế giới nghệ thuật đã...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC V (NAM MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

                                         ...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC IV (BẮC MIỀN TRUNG) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

                                       ...

Có thể bạn quan tâm

Khoảnh khắc cuối cùng của cha tôi KHOẢNH KHẮC CUỐI CÙNG CỦA CHA TÔI

  Như mọi ngày, cả nhà tôi đang cùng ngồi ăn cơm, bỗng nhiên cha tôi đặt bát xuống bàn, ông nói: “Dạo này mình có vẻ béo ra, dây đồng hồ chật quá”. Sau đó ông lại phát hiện thêm:...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 307&308 tháng 7-8/2018

...

Họa sĩ Ngô Xuân Bính và nghệ thuật đô thị trong kỷ nguyên mới

Với nghệ thuật điêu khắc vĩ mô đa chiều, tranh bích họa và ảo ảnh ánh sáng nhờ kỹ thuật số, triển lãm “Ego – Người” của họa sĩ Ngô Xuân Bính đã truyền tải một cách sinh động nhất...

TRƯỜNG MỸ THUẬT VIỆT NAM KHÓA TÔ NGỌC VÂN (1955-1957)

I. TÓM LƯỢC Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam khai giảng tại Hà Nội ngày 15 tháng 11 năm 1945, theo Nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, ông Vũ Đình Hòe, ký ngày 8 tháng 10 năm 1945, do...

HỌA SĨ SỸ NGỌC: HIỆN THỰC – SÁNG TẠO

  Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIII (1939 – 1944) cùng khóa với các họa sĩ Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Trọng...