1. Thông điệp về tri thức khoa học ẩn giấu trên trần nhà nguyện Sistine
Có một thông điệp khoa học ẩn giấu trong một trong những bức tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại. Tác phẩm cùng với bí mật của nó nằm trên trần nhà nguyện Sistine, được vẽ bởi Michelangelo, khi Chúa Trời ban cho Adam tia sáng đầu tiên của sự sống. Chiếc áo choàng màu nâu đỏ phía sau Chúa và các thiên thần có hình dạng giống hệt như bộ não của con người. Các nhà nghiên cứu thậm chí đã có thể chọn ra một số bộ phận, như động mạch đốt sống và tuyến yên (được đại diện bởi thiên thần và chiếc khăn màu xanh lá cây ngay bên dưới Thiên Chúa). Để giải thích lý do tại sao Michelangelo có thể đã có chủ đích khi ẩn giấu hình ảnh bộ não vào bức họa, có rất nhiểu giả thuyết đã được đưa ra. Có giả thuyết cho rằng bộ não đại diện cho Thiên Chúa truyền đạt kiến thức thiêng liêng cho Adam. Tuy nhiên, một lý thuyết phổ biến hơn cho rằng Michelangelo đã vẽ hình ảnh bộ não để thể hiện sự phản kháng bí mật của ông đối với việc nhà thờ bác bỏ khoa học thời bấy giờ.
2. Thiên thần “nghịch ngợm”
Hình ảnh một thiên thần với thái độ cũng có thể được phát hiện trên trần nhà nguyện Sistine. Giáo hoàng Julius II, người cho xây dựng nhà nguyện Sistine không được công chúng ưa thích, kể cả Michelangelo cũng tỏ thái độ chống đối với vị giáo hoàng này. Nghệ sĩ đã quyết định thể hiện một cách tinh tế thái độ của mình với người bảo trợ đầy uy quyền này bằng cách lấy Giáo hoàng Julius II làm mẫu vẽ nhà tiên tri Zechariah trong tranh. Một trong những thiên thần đằng sau Zechariah / Julius đang thực hiện một cử chỉ trêu trọc, chế nhạo sau lưng ông.
3. Hình ảnh người đàn ông trong gương ẩn trong bức “Chân dung Arnolfini” nổi tiếng của Van Eyck
Danh họa nổi tiếng thế kỷ 15 Jan van Eyck không thể cưỡng lại việc “lẻn” vào bức “Chân dung Arnolfini” nổi tiếng của mình. Ông đã viết dòng chữ “Jan van Eyck đã ở đây năm 1434” trên tường bằng tiếng Latin đằng sau hai nhân vật trong tranh. Nhưng có một thông điệp ẩn giấu sâu hơn trong bức họa, nếu bạn nhìn kỹ vào chiếc gương trên tường, bạn sẽ có thể nhìn ra hình ảnh phản chiếu của hai nhân vật khác đang chứng kiến toàn bộ khung cảnh trước mắt. Người ta tin rằng người đàn ông ở xa chính là Van Eyck.
4 Nàng Mona Lisa bí ẩn
Mặc dù bộ truyện nổi tiếng “Mật mã Da Vinci” chỉ là giả tưởng nhưng thực tế đã chứng minh Leonardo da Vinci đã ẩn giấu một số bí mật trong các tác phẩm nổi tiếng nhất của mình. Cụ thể trong bức “Mona Lisa”, bức tranh nổi tiếng nhất trong số các bức tranh nổi tiếng đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre danh tiếng. Người phụ nữ bí ẩn này thực sự mang “dấu ấn” của vị thiên tài Leonardo Da Vinci bởi kí hiệu “LV”, được kí ở đuôi mắt phải của nàng, nhưng kí hiệu này bé đến nỗi phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy được. Thậm chí đáng ngạc nhiên hơn, vào năm 2015, một nhà khoa học người Pháp sử dụng công nghệ ánh sáng phản chiếu tuyên bố đã tìm thấy một bức chân dung khác của một người phụ nữ ẩn bên dưới bức tranh chúng ta thấy ngày nay. Một giả thuyết chung được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu rằng đây là bản phác thảo đầu tiên của Da Vinci, và ông đã vẽ đè lên nó để tạo ra kiệt tác Mona Lisa của mình.
5. Botticelli – “Nhà thực vật học”
Danh họa Botticelli nổi tiếng với bức “Sự ra đời của thần Vệ nữ”, hóa ra lại có mối quan tâm lớn đối với thực vật. Trong một bức tranh nổi tiếng khác của ông, Primavera, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy có tới 500 loài thực vật khác nhau, tất cả đều được vẽ với độ chính xác khoa học cao.
6. Giai điệu âm nhạc trong bức “Bữa tối cuối cùng”
Bức “Bữa tối cuối cùng” – một kiệt tác nổi tiếng thế giới khác của Da Vinci, được cho là mang thông điệp về tương lai của Chúa theo kinh thánh và ẩn giấu những dự đoán về ngày tận thế. Nhưng có một giả thuyết khác ít nặng nề hơn được đưa ra. Nhạc sĩ người Ý Giovanni Maria Pala đã khám phá ra rằng kiệt tác trên của Da Vinci có thể mang những giai điệu âm nhạc. Nếu ta vẽ năm dòng kẻ trên bức tranh, ta sẽ nhận ra tay của các tông đồ, những ổ bánh mì trên bàn được sắp xếp như những nốt nhạc. Đọc từ phải sang trái, những hình ảnh như những nốt nhạc này tạo thành một giai điệu giống như bài thánh ca 40 giây.
7 “QUAI VÁY TRỄ VAI – THẬT LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC…”
Người phụ nữ có sức quyến rũ vượt thời đại trong tranh là Madame Virginie Amélie Avegno Gautreau, một phụ nữ quý tộc Paris. Nghệ sĩ thế kỷ 19 Jon Singer Sargent đã vẽ một bức chân dung của cô với hy vọng tên tuổi cùa mình sẽ được chú ý bới xã hội thượng lưu Paris thời bấy giờ. Quả thật, bức tranh đã gây được sự chú ý từ đông đảo công chúng, nhưng lại đi kèm theo tai tiếng. Trong bức chân dung gốc, dây đeo bên phải của chiếc váy mà Madame Gautreau mặc rơi xuống vai cô, và đối với xã hội thượng lưu Paris thời ấy, điều này hoàn toàn đầy tai tiếng. Sargent đã phải vẽ lại dây đeo để ở đúng vị trí của nó, nhưng phản ứng dữ dội từ dư luận vẫn tiếp tục và cuối cùng người họa sĩ trẻ đã phải rời khỏi Paris. Tuy nhiên, Sargent vẫn có thể bán tác phẩm cho Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, từ đó mọi việc trở nên ổn thỏa.
8. Hình ảnh hộp sọ trong bức “Các ngài Đại sứ”
Hãy ngắm nhìn bức “Các ngài Đại sứ” của Hans Holbein xem nếu bạn có thể tìm thấy hộp sọ trong đó. Không, bạn chả cần kính lúp vì hộp sọ không những được vẽ rất to mà còn rất hiển nhiên. Bạn có tin tôi không? Đó là đốm màu chéo màu be và đen ở dưới cùng của bức tranh trở thành một hộp sọ nếu bạn nhìn vào bức tranh từ đúng góc độ. Hãy nhìn từ dưới cùng bên phải hoặc bên trái của hình ảnh, và xem liệu hộp sọ có hiện ra trước mắt bạn không.
9. Một bức “ Bữa tối cuối cùng” khác?
Vincent Van Gogh, danh họa nổi tiếng với bức “Bầu trời đầy sao” và phong cách độc nhất của mình đã vẽ lại cảnh quán cà phê đầy màu sắc về đêm này. Rất có thể bức tranh chỉ là một mô tả đơn giản khung cảnh của quán cà phê. Tuy nhiên, có rất nhiều manh mối chỉ ra rằng tác phẩm này nhưng một phiên bản hiện đại hơn của bức “Bữa tối cuối cùng” của Da Vinci. Có một điều đáng chú ý là Van Gogh rất quan tâm tới tôn giáo, và cha của ông là một linh mục. Trong tranh cũng có chính xác 12 người ngồi tại quán cà phê. Họ vây quanh một người đứng, tóc dài, người vô tình đứng trước một hình chữ thập trên cửa sổ, như hình tượng của Chúa.
10. Chân dung tự họa siêu nhỏ của Caravaggio
Bức “Chân dung Bacchus”- vị thần rượu vang của La Mã, của Caravaggio, là một ví dụ về tác phẩm nghệ thuật ẩn giấu bức chân dung tự họa thu nhỏ của nghệ sĩ. Năm 1922, một nhà phục chế nghệ thuật đang phục bức tranh từ năm 1595 này đã phát hiện một bức chân dung ẩn dưới bức tranh này. Trong bình rượu thủy tinh ở góc dưới bên trái, hình ảnh tự họa của Caravaggio màu đỏ nhạt nằm trong ánh sáng phản chiếu nhỏ trên bề mặt rượu.
Anh Thư