VIẾT VỀ CHA TÔI

 

Nhân dịp Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cha tôi – họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 – 20.6.1993), tôi xin có mấy lời cảm tưởng như sau.

Tôi chưa được về quê, nhưng được cha, mẹ tôi và người thân kể lại: quê tôi ở làng An Tràng, huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Cha tôi sinh ra trong một gia đình có môi trường văn hóa thuận lợi cho một người đi vào con đường nghệ thuật, cụ và ông nội tôi chuyên may y phục cho triều đình thời ấy, các anh em của cha tôi đều học hành đến nơi đến chốn và chủ yếu học về văn chương, kiến trúc, hội họa, luật… cha tôi thì học trường Y, một thời gian sau mới vào học mỹ thuật.

Khi tôi lớn lên, hiểu biết và trưởng thành thì cha tôi đã già (cha tôi hơn tôi trên 50 tuổi) vì vậy gần như tôi chỉ quan sát cha tôi làm việc chứ ít khi nói chuyện tâm tình với ông.

Danh họa Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993)

 

NGUYỄN GIA TRÍ – Phác thảo không tên. Giấy can, màu sáp. 67x106cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh

Cha tôi không làm việc gì khác ngoài việc vẽ tranh, trước giải phóng để có thêm thu nhập ông vẽ tranh minh họa, biếm họa cho một số tờ báo, tập san… Tôi thấy ông vẽ rất nhiều tranh giấy phác thảo cho sơn mài. Khách hàng của ông chủ yếu là các tỷ phú người nước ngoài, các quan chức, tướng tá trong phủ Tổng thống, những người giàu có ở chế độ cũ…thường họ phải đặt tiền trước và phải tự giác chờ đợi theo thứ tự để nhận tác phẩm.

Trong vẽ tranh, ông luôn tìm tòi sáng tạo những cách nhìn mới, đường nét mới, cách làm mới, nhưng ông có quan điểm rõ ràng và không thay đổi đó là mỹ thuật phải gắn liền cái hồn văn hóa của dân tộc; cả đời trung thành với chất liệu sơn ta, đó là đặc trưng nền Mỹ thuật dân tộc Việt Nam.

Ông làm việc miệt mài, chính xác, nghiêm khắc đến từng chi tiết, đúng giờ là làm việc, đúng giờ là nghỉ, suốt năm tháng dài không mấy khi sai. Cha tôi ít nói, ông nói chậm rãi, nhát gừng, có khi cả tuần lễ không nói câu nào với vợ con, khi làm việc thì gần như không nói chuyện, chỉ nói cái cần nói và chỉ trao đổi vài câu với những người thợ giúp việc, từng câu của ông luôn như một triết lý, một lẽ sống… vì thế nhiều người tưởng ông khó tính, không thích tiếp ai, nhưng thực ra ông khá vui tính khi có người đến nói chuyện, trao đổi, học hỏi về mỹ thuật… nhưng phải là lúc ổng rảnh. Ông ít khi ra khỏi nhà, còn họ hàng và bạn bè thỉnh thoảng mới đến thăm vì biết tính của ông ít nói và sợ làm phiền đứt đoạn công việc của ông…

Ông Nguyễn Gia Tuệ (con trai họa sĩ Nguyễn Gia Trí) đọc bài viết tưởng nhớ đầy xúc động về cha ông.

 

Các khách mời đặc biệt trong Lễ Kỷ niệm

Ông sinh hoạt, ăn uống rất đạm bạc, đúng giờ, mỗi bữa dùng hai chén cơm, khái niệm ăn ngon với ông chắc không có; ông có thói quen uống trà và uống rượu một mình trong lúc làm việc, nhưng vừa đủ là dừng, chưa bao giờ thấy ông say. Ông không quan tâm đến trang phục bề ngoài, chưa thấy ông mặc cái áo nào mà không dính sơn, nhưng ông lại chăm chút vẻ đẹp qua từng nét vẽ tà áo dài tha thướt của những thiếu nữ trên tác phẩm… lúc làm việc chính là lúc ông vào thế giới của riêng ông…

Không mấy khi ông đi xem lại những tác phẩm của mình, bởi vì ông luôn nghĩ rằng ông vẫn đang thực hiện sự tiếp nối chúng trên một tác phẩm khác… cuối đời tuy đau ốm nhưng qua ánh mắt, đôi tay run rẩy, biết ông vẫn còn nhiều điều muốn làm…

Qua tuổi 80, sức khỏe của cha tôi yếu dần và đổ bệnh, việc vẽ tranh cũng bớt dần. Cha tôi từ trần lúc 22h ngày 20/6/1993 tại Sài Gòn (tính theo dương lịch thì hôm nay 20/6/2018 tròn 25 ngày mất của cha tôi)…

Nguyễn Gia Tuệ

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

BÁN TRANH

  Cô Minh, con gái họa sĩ Trần Lưu Hậu, từng đứng bán tranh ở gallery số 7 Hàng Khay năm xưa…trong một lần trò chuyện với tôi, cô bảo: “Không có tranh đẹp hay tranh xấu chú ạ, chỉ có...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 293&294 tháng 5-6/2017

...

TIẾNG VỌNG TỪ THIÊN NHIÊN

  Từ thuở sơ khai, con người và thiên nhiên đã luôn “chung sống” cùng với nhau, đó là mối quan hệ đặc biệt và gắn kết chặt chẽ. Con người lựa chọn, tạo dựng môi trường sống cho mình...

CHUYỆN VỀ ÔNG THIẾU BẢO

  Năm 1982, Bùi Xuân Phái lại vấp phải một “tai nạn” nghề nghiệp lần chót. Đó là vụ bản thảo tập thơ chép tay về Kinh Bắc của Hoàng Cầm. Khi đó, ông Thiếu Bảo (Trần Thiếu Bảo, giám...

Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

TTH.VN – Hơn 20 tác phẩm hội họa vẽ về đề tài di sản Huế vừa được họa sĩ Lê Hữu Long giới thiệu đến công chúng tại triển lãm có tên “Vọng Huế”, khai mạc chiều 10/1 tại Tạp chí...