TRIỂN LÃM GIAO LƯU MỸ THUẬT QUỐC TẾ HÀN QUỐC – VIỆT NAM

 

Những năm gần đây,  mối quan hệ trên mọi phương diện giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng trở nên phong phú và sâu sắc. Đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nói chung và mỹ thuật nói riêng.

Từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 29 – 30 tháng 3 năm 2019, tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã long trọng diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam – Hàn Quốc. Tham dự lễ khai mạc, về phía Hội Mỹ thuật Việt Nam có họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội; họa sĩ Lương Xuân Đoàn – Phó Chủ tịch Thường trực; họa sĩ Vi Kiến Thành – Phó Chủ tịch cùng đông đảo các họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam, Hàn Quốc có tranh trưng bày và khách mời tham dự.

Đây là một triển lãm được rất nhiều nghệ sĩ tham gia trưng bày. Phía Việt Nam có 40 tác giả với 40 tác phẩm trên các loại chất liệu như sơn mài, lụa, sơn dầu, acrylic, giấy dó. Phía Hàn Quốc có 72 tác giả với 76 tác phẩm chủ yếu là mực nho, mực màu, khắc gỗ và một số ít tác phẩm sơn dầu. Do phải chuyển tranh xa xôi nên những bức tranh được cuộn lại, di chuyển dễ dàng vẫn là ưu tiên số một.

40 nghệ sĩ  Việt Nam như Trần Khánh Chương, Vũ An Chương, Thành Chương, Lê Trí Dũng, Lê Trọng Lân, Lê Anh Vân, Vi Kiến Thành, Đoàn Hương, Phạm An Hải, Nguyễn Văn Cường, Ngô Phương Bình, Phạm Bình Chương, Vũ Đình Tuấn, Vũ Bạch Liên…

72 nghệ sĩ Hàn Quốc có Yun Bu Nam – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Kiro, Yoon Sang Do, Yun Hong Ki, Hu Kap Sum và rất nhiều nghệ sĩ khác tham dự…

Tổng cộng đã có 116 tác phẩm của hai nước đã được trưng bày kín hai tầng của Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền. Một con số ấn tượng với một triển lãm ngắn ngày. Tranh của các họa sĩ Việt Nam đã được trưng bày từ ngày 19/3. Tranh của các họa sĩ Hàn Quốc sẽ được trưng bày ngay sau khi đoàn sang tới Việt Nam ngày 26/3.

Các họa sĩ Việt Nam trưng này những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của mình. Họa sĩ Hàn Quốc do tranh mang xách tay theo nên đã chọn những chất liệu dễ di chuyển và khuôn khổ nhỏ. Chủ đề đa phần theo lối thủy mặc, thư pháp, tĩnh vật, hoa lá nhẹ nhàng tiêu biểu cho mỹ thuật truyền thống của Hàn Quốc.

Để chuẩn bị cho cuộc triển lãm này, đại diện phía Hàn Quốc đã trực tiếp làm việc với Ban Thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam trong nhiều lần. Họ bày tỏ sự xúc động khi được hợp tác trao đổi triển lãm với Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng như mong muốn mở ra những hợp tác mới nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi mỹ thuật giữa hai quốc gia.

Khoảng hơn 40 họa sĩ Hàn Quốc đã sang Việt Nam tham dự Lễ khai mạc. So với triển lãm Việt Nam Hàn Quốc đầu năm 2018 đã tăng rõ rệt. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày một nhiều giữa nghệ sĩ hai nước.

Sau Lễ khai mạc long trọng là buổi tiệc nhẹ ấm cúng. Họa sĩ hai nước tuy khác biệt về ngôn ngữ nhưng luôn dành cho nhau những nụ cười tươi rói, thân thiện, những cử chỉ ấm áp, thân tình. Mọi người cùng chụp ảnh lưu niệm để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ này.

Thiên Minh

Một số hình ảnh và tác phẩm trong triển lãm: 

Họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ  Yun Bu Nam – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Kiro trao đổi trước giờ khai mạc triển lãm.

 

Họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam phát biểu

 

Họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam tặng hoa cho họa sĩ  Yun Bu Nam – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Kiro.

 

 

Cắt băng khai mạc triển lãm.

 

Họa sĩ  Yun Bu Nam – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Kiro tặng quà lưu niệm cho Hội Mỹ thuật Việt Nam.

 

 

Họa sĩ Trần Khánh Chương tặng quà lưu niệm cho Hội Mỹ thuật Kiro.

 

 

 

Các họa sĩ Hàn Quốc trong triển lãm.

 

 

Họa sĩ Việt Nam và họa sĩ Hàn Quốc chụp ảnh lưu niệm trong triển lãm.

 

 

Thưởng thức tác phẩm trong triển lãm.

 

 

TRẦN KHÁNH CHƯƠNG – Hoa tết Kỷ Hợi. 2019

 

 

KANG SUNG HYE – Hoa mẫu đơn. 2019. Màu nước. 38x44cm

 

JUNG BONG SOOL – Cuối hè 2019. Màu nước. 35x135cm

 

 

SEO OK KYUNG – Hoa sen. 2019. Màu nước. 57x37cm

 

VI KIẾN THÀNH – Mùa thu. 2018. Sơn mài. 60x60cm

 

YOO YOUNG SUK – Hoa mơ. 2019. Màu nước. 50x70cm

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Cảnh sắc Phú Lộc hút hồn dân ký họa

TTH – Từ cánh rừng nguyên sinh với hệ thống suối thác tuyệt đẹp cho đến đầm phá mênh mông nối liền ra biển lớn, cùng nhiều danh thắng kỳ vĩ khác của Phú Lộc đã hút hồn dân ký họa....

Triển lãm “Vườn mộng ảo” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Vào lúc 17h30 thứ Bảy, ngày 13 tháng 4 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Vườn mộng ảo” – triển lãm cá nhân lần thứ 4 của họa sĩ Mai Đại Lưu....

Tổ chức Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024

(Chinhphu.vn) – Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024 được tổ chức trên quy mô toàn quốc. Ban Tổ chức dự kiến sẽ lựa chọn khoảng 200-250 tác phẩm mỹ thuật của các các họa sỹ, nhà...

5 họa sĩ tặng tranh đấu giá gây quỹ xây nhà cho người nghèo

NDO – 5 họa sĩ Hùng Rô (Nguyễn Mạnh Hùng), Khổng Đỗ Duy, Chu Viết Cường, Nguyễn Thế Hùng và Nguyễn Minh (Minh Phố) tặng tranh để đấu giá lấy kinh phí góp phần xây nhà cho người nghèo tại...

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Lần đầu tiên: Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ I thành công gặt hái những thành tựu và tác phẩm đáng giá

Cuối tháng 3 vừa qua, triển lãm các tác phẩm đoạt giải cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ I được đồng tổ chức bởi hội di sản văn hóa Việt Nam và Quỹ hỗ...

Nhà đấu giá Le Auction House – Sưu tập tranh Đông Dương quý hiếm

Nghệ thuật Việt Nam ngày càng phát triển với tầm nhìn Quốc tế và sự đổi mới rõ rệt trong những năm gần đây. Với sự chuyên nghiệp của các Gallery, các nhà sưu tập tinh tế và nhà đấu giá Le...

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh trưng bày triển lãm “Giang” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Chiều ngày 02 tháng 4 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Giang” của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh. Đến dự buổi khai mạc triển lãm có họa sĩ...

Có thể bạn quan tâm

BÀN VỀ HỆ SINH THÁI DUYÊN HẢI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN (PHẦN MỘT)

  Bài thứ nhất: TRẢ LẠI TÊN CHO ẾCH Cho đến nay, sau hàng nghìn năm, nghệ thuật Đông Sơn vẫn làm chúng ta say mê, khâm phục và chứa đựng rất nhiều bí ẩn. Có rất nhiều loài động vật...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 11-12 năm 2020

      Trần Hà học khóa 6 (1930-1935) Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đúng vào thời kỳ Nguyễn Phan Chánh mở đầu cho tranh lụa Việt Nam và Trần Quang Trân “khai sinh” cho tranh sơn...

Bài 3: Công nghệ – Sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Công nghệ đã làm cho ngôn ngữ bảo tàng trở nên sống động, đa dạng, hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận công chúng. Có thể nói, công nghệ đã góp phần không nhỏ đem lại sự thay...

Triển lãm “Câu chuyện đầu năm”: Thổi hồn vào nghệ thuật màu nước, tranh lụa

NDO – Chiều tối 29/3, Triển lãm tranh “Câu chuyện đầu năm” đã khai mạc tại Nhà triển lãm số 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu 67 tác phẩm của 5 hoạ sĩ Phạm Thanh Sơn,...

DÒNG CHẢY HỘI HỌA CẬN – HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC

  Hội họa phương Tây du nhập vào Hàn Quốc chủ yếu thông qua Nhật Bản với với nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Trong dòng chảy đầy biến động của lịch sử, giới họa...