THƯƠNG NHỚ VIỆT NAM

Cuộc sống vốn đa dạng nhiều tầng, tiến trình hình thành cũng vậy. Trong cuộc sống, những sự kiện, những dấu ấn và tri thức nghệ thuật sơn ta mới được đặt trên cái xưa cũ. Theo thời gian, các tầng cũ kia dần nhạt màu, bị bong tróc hoặc bị quy kết thành bản chất mà bỏ qua những chi tiết. Đôi khi điều ngược lại xảy ra, ký ức chỉ được lưu giữ bởi những chi tiết, hoặc những lúc khác, chúng rời rạc hoặc dần biến mất.
Ý thức đôi khi hoạt động theo những cách khác-qua một quá trình gột rửa các lớp ký ức dù chủ động hoặc không tự nguyện. Ở đó, các sự kiện, khuôn mặt và chi tiết cũ hiện diện trong những vỏ bọc khác, nơi cảm giác sâu sắc hoặc ẩn dụ thay thế cho sự rõ ràng và nhạy bén. Quá trình ý thức này phụ thuộc vào kinh nghiệm đã tích lũy, tầm nhìn sâu rộng và trí tuệ của mỗi cá nhân.
Quy trình hoàn thiện một tác phẩm sơn mài cũng tương tự vậy, trong quá trình làm, từng lớp sơn được làm nhiều lần lên một hình ảnh, sau mỗi lần tưởng như bức tranh đã hoàn thiện. Các lớp màu, đường nét, lớp khảm vỏ trứng hoặc bạc kế tiếp nhau dần biến mất cho đến khi những gì còn lại chỉ là bề mặt sần sùi sẫm màu. Và tại thời điểm này, các quá trình đồng thời bắt đầu: quy trình kỹ thuật mài làm nhẵn và khám phá, cũng là điều gần như kỳ diệu của việc thẩm thấu dần qua độ sâu của các lớp thành phần. Lúc này, bức tranh ban đầu xuất hiện trở lại, với màu sắc được biến đổi, từ bạc chuyển sang vàng, một số màu chỉ đơn giản là biến mất trong khi những màu sắc khác trở nên không thể nhận ra. Ở đây phản ứng trực quan của nghệ sĩ là đặc biệt quan trọng: Ý thức về thời điểm dừng quá trình này đến từ sự tinh tế trong cảm quan nghệ thuật hơn là từ kỹ năng kỹ nghệ. Họa sĩ Bùi Hữu Hùng sở hữu tất cả những phẩm chất này: trực giác tinh tế, tinh thần không ngừng thử nghiệm, tận tâm với nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật sâu sắc đã mang lại thành công cho công việc sáng tạo của ông và đưa ông trở thành một trong những họa sĩ sơn mài có tên tuổi nhất Việt Nam.
BÙI HỮU HÙNG – Thánh Mẫu. Sơn mài trên vải. 200x400cm
BÙI HỮU HÙNG – Cô gái với lồng chim. Sơn mài trên gỗ. 122x122cm
Với tư cách là một phương tiện nghệ thuật, tranh sơn mài không chỉ tương xứng với nhân cách mỗi con người mà còn với tính cách và quan niệm thẩm mỹ của cả dân tộc. Sơn mài thu hút bởi sự thẩm thấu rõ ràng qua các lớp, bởi sự bí ẩn về những tác động không đoán trước được của nó. Trong môi trường này, ranh giới giữa thế giới thức và thế giới ảo đã bị dịch chuyển. Tiềm năng của nó như một phương tiện trang trí là không thể rời khỏi tiềm năng của người nghệ sĩ nó như một phương tiện nghệ thuật mạnh mẽ, tất cả đều phù hợp với các nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống của Việt Nam. Những nguyên tắc này cũng là nền tảng cho cách Bùi Hữu Hùng lấy sơn mài làm phương tiện chính của mình. Mặc dù vậy, bản thân nghệ sĩ sẽ không đồng ý với nhận định này, thay vào đó cho rằng số phận của ông đã được định đoạt. Trong phần mô tả của mình về cách điều này xảy ra, ông kể lại việc ông tình cờ tìm thấy sơn mài bị bỏ đi, và niềm đam mê khởi nguồn từ những đồ vật đó.
Từng tốt nghiệp khoa Đồ họa, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, những cố gắng liên tục không ngừng với bột màu và sơn dầu của ông đã sớm biến mất khi người nghệ sĩ hết lòng với niềm đam mê sơn mài thuở ông còn rất trẻ. Ông bắt đầu tham gia các nghiên cứu phụ trợ tìm hiều những nét tinh tế của tranh sơn mài trong các xưởng vẽ của họa sĩ Bùi Tuấn Thành, người mà Hùng xem là người thầy có ảnh hưởng nhất của mình. Khó có thể đánh giá quá cao vai trò của người thầy ở phương Đông. Tuy nhiên, trong trường hợp này, điều đó hoàn toàn phù hợp.
Bùi nói: “Thầy đã dạy tôi mọi thứ liên quan đến kỹ thuật, tuần tự từ đầu chí cuối. Nhưng điều quan trọng nhất là ông đã nói với tôi cả những khát vọng mà ngay bản thân ông không làm được. Ông chỉ cho tôi phương hướng, con đường đi lên”. Bùi Hữu Hùng tiếp tục đi theo hướng này một cách tự tin và thong dong, suy ngẫm về mọi thử nghiệm của mình, nghiên cứu và phát triển tiềm năng vốn có trong lĩnh vực mà ông yêu thích – sơn mài Việt. Người nghệ sĩ cho biết – hành trình thử nghiệm này sẽ là một chặng đường dài, nơi tiềm năng mạnh mẽ cho những khám phá sâu xa hơn sẽ thách thức nhiều thế hệ sau này.
BÙI HỮU HÙNG – Hai mẹ con. Sơn mài trên gỗ. 122x122cm
BÙI HỮU HÙNG – Người đàn bà trong Hoàng cung. Sơn mài trên gỗ. 122x160cm
Một trong những tiết lộ quan trọng là việc Bùi Hữu Hùng đến xưởng vẽ của thầy mình tìm hiểu sự liên quan đến cách làm sơn mài truyền thống, trong đó các quy trình sơn mài tạo nên mối quan hệ cụ thể với cộng đồng. Xưởng sơn hoạt động theo mô hình của phường hội thời Trung Cổ, nơi các phân công lao động đặc biệt được tổ chức theo mức độ phức tạp và thời gian của các quy trình kỹ thuật khác nhau được sử dụng, chẳng hạn như chuẩn bị các tấm gỗ, chuẩn bị sơn, giám sát các lớp sơn mài, cung cấp các điều kiện đặc biệt để làm khô, và thời điển mài, làm bóng.
Nghệ sĩ chỉ ra cách các chi tiết kỹ thuật có thể được thực hiện bởi những người học sinh. Bùi Hữu Hùng so sánh quá trình này với quá trình làm phim, trong đó người quay phim, kỹ thuật viên âm thanh, nghệ sĩ trang điểm, thiết kế trang phục và diễn viên thể hiện tư tưởng của đạo diễn phim. Trong studio riêng của mình, những người học việc tài năng sẽ giúp hiện thực hóa ý đồ của người nghệ sĩ.
Ở một mức độ nào đó, xưởng vẽ của Bùi Hữu Hùng đã trở thành trung tâm nghệ thuật sơn mài của Việt Nam, là ngôi trường nổi tiếng nhất, nơi có nhiều nghệ sĩ Việt Nam được đào tạo có hệ thống và cũng là nơi các nghệ sĩ từ các nước đang bước những bước đầu tiên trên con đường đến với nghệ thuật sơn mài. Công việc sáng tạo của Bùi Hữu Hùng không chỉ liên quan đến sự lao động kỳ diệu đầy nghịch lý của việc phủ các lớp sơn mài và sau đó làm chúng dần biến mất bằng cách đánh bóng. Nó còn là bí ẩn của việc thâm nhập vào tâm thức người nghệ sĩ về chiều sâu của các tầng thiêng liêng, mang tính lịch sử, nơi truyền thuyết và thần thoại được sinh ra.
BÙI HỮU HÙNG – Long, Lân, Quy, Phượng. Sơn mài trên gỗ
Sẽ là một ảo tưởng lớn nếu xem bộ sưu tập các khuôn mặt trong các tác phẩm mới nhất của ông ấy là chân dung những con người có thật từ xa hoặc từ một quá khứ không quá xa xôi. Họ đều là những anh hùng của truyền thuyết hoặc truyện cổ. Những huyền thoại này là niềm đam mê thứ hai của người nghệ sĩ, mạnh mẽ và khó cưỡng lại như niềm đam mê sơn mài của ông. Nhà sử học Hy Lạp Herodotus vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên cho rằng những truyền thuyết và huyền thoại mà ông gọi là ‘truyện’, thậm chí là ‘dối trá’, sẽ biến mất khỏi ý thức con người. Song, kể từ đó, nhiều huyền thoại mới đã xuất hiện. Chúng ta vẫn giữ được sức mạnh bí ẩn của mình để lũng đoạn tâm trí con người. Bản thân ‘huyền thoại’ của ‘huyền thoại’ vẫn chưa có lời giải thích. Bí ẩn vẫn còn mãi. Tất cả những nỗ lực khoa học nhằm giải thích vẻ đẹp và sự kỳ lạ của những câu chuyện thần thoại không hơn gì những nỗ lực thể hiện những gì cuối cùng không thể diễn đạt được, ngoại trừ có lẽ, thông qua ngôn ngữ nghệ thuật.
Đây là thứ ngôn ngữ Bùi Hữu Hùng sử dụng. Hầu hết tất cả các anh hùng của ông đều là những nhân vật trong truyền thuyết cổ xưa. Hơn nữa, họ không phải là trung tâm, mà là các nhân vật ngoại vi – mẹ, chị gái hoặc người mà các anh hùng yêu quyá. Đôi khi hình ảnh của họ không bắt nguồn từ câu chuyện thần thoại mà do chính nghệ sĩ phỏng đoán hoặc tạo ra. Do đó, nghệ sĩ không đơn thuần thể hiện bản chất một huyền thoại thông qua một hình ảnh cụ thể, mà còn tham gia vào quá trình tạo ra huyền thoại. Nhân vật yêu thích của ông là người phụ nữ trong hoàn cảnh khó khăn. Khuôn mặt của họ đầy ắp nỗi buồn, sự uể oải, hoặc mong đợi, hoặc trầm tư. Họ gồm những người chết trẻ trong hoàn cảnh bí ẩn và các thánh nữ trẻ tuổi. Họ đáp ứng những trải nghiệm cơ bản của con người bao gồm cái chết, đau buồn, sức mạnh của định mệnh, thậm chí cả chủ nghĩa định mệnh.
Người nghệ sĩ diễn giải cả tình cảm và bí ẩn từ các truyền thuyết cổ xưa thông qua việc mô tả các nhân vật thần thoại như có thật trên nền không gian hoàn toàn ảo diệu, không phải mặt đất, không phải bầu trời, không gian bên trong, cũng không phải chùa – hư không. Dấu hiệu đặc biệt, hiếm có được tạo ra bởi lư hương, bình hoặc bản thảo không dùng để xác định một địa điểm cụ thể, mà thay vào đó, giúp gợi lên một bầu không khí bí ẩn hơn. Các chữ tượng hình mà người ta thường thấy trong tranh Bùi Hữu Hùng cũng phục vụ cho mục đích này, khẳng định lại rằng chữ và chữ khắc rất đẹp khi nhìn và thậm chí còn hơn thế không có ý nghĩa quan trọng nào hoặc chúng chống lại sự diễn dịch dễ dãi của người xem.
BÙI HỮU HÙNG – Tĩnh vật. Sơn mài trên gỗ. 122x122cm

 

Điều thú vị là các tác phẩm trừu tượng không khách quan của nghệ sĩ được kết nối trực tiếp với những truyền thuyết này. Những tác phẩm này nói về những sự biến đổi kỳ diệu, về những thứ không bao giờ biến mất không dấu vết, lễ hội của những linh hồn di chuyển từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ. Những hiện tượng như vậy, bao gồm các sự kiện siêu nhiên trong cốt truyện của truyện cổ và thân thoại, và cả những khoảnh khắc thần bí trong cuộc sống hàng ngày, được người nghệ sĩ nhìn nhận như là sự thật của cuộc sống.
Chúng hiện ra trước mắt người xem bằng cả hình ảnh cụ thể và dưới hình thức trừu tượng. Tuy xóa nhòa ranh giới giữa thực và hư trong không gian nghệ thuật của tác phẩm, nhưng dường như Hùng cũng nhấn mạnh đến sự đồng hành của hai nguyên tắc này trong cuộc sống, nơi ta có thể chấp nhận tin vào những điều phi lý nhất cùng với việc biến những sự thật tầm thường thành những câu chuyện thần thoại đẹp đẽ. Thần thoại và truyền thuyết không chỉ cung cấp cho chúng ta cách giải thích sâu sắc về các sự kiện cơ bản của sự tồn tại của người – sinh ra, sống và chết, tạo ra và hủy diệt – chúng còn lưu giữ qua nhiều thế kỷ các nguyên tắc cơ bản của đạo đức và các bệnh lý của chủ nghĩa nhân văn. Triển lãm ‘Một tiểu thiết về truyền thống’ của Bùi Hữu Hùng đáp ứng toàn bộ những giá trị nhân văn mà anh tôn vinh bằng tất cả tài năng của mình.
NATALIA KRAEVSKAIA 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Có thể bạn quan tâm

Hội Mỹ thuật Việt Nam gặp mặt hội viên cao tuổi nhân kỷ niệm 67 năm thành lập

Sáng ngày 05/4/2024, tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức gặp mặt hội viên cao tuổi nhân kỷ niệm 67 năm thành lập (08/4/1957-08/4/2024). Đến dự buổi gặp mặt có...

CHÚT HƯƠNG SEN Ở VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

  Nói đến hoa sen, ai ai trong chúng ta cũng nghĩ đến cảnh chùa. Hoa sen là loài hoa thiêng liêng trong Phật giáo. Nhưng ít ai ngờ rằng, đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ta lại bắt gặp hoa sen ở...

Hé lộ lịch sử trăm năm của Trường Mỹ thuật Đông Dương

NDO – Cuốn sách “Nghệ thuật hiện đại Đông Dương” của nhà nghiên cứu Charlotte Aguttes-Reynier – Chủ tịch Hiệp hội Nghệ sĩ châu Á tại Paris vừa được giới thiệu ngày 11/1 đã cho thấy...

Thị trường mỹ thuật và đấu giá tác phẩm mỹ thuật ở Việt Nam

  Sau hơn 35 năm hội nhập kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển vô cùng to lớn. Việt Nam đã từ một nước nghèo được đưa vào danh sách các nước có thu nhập...

Kỷ niệm về triển lãm cá nhân đầu tiên của Bùi Xuân Phái

  Khi được Viện Mỹ thuật phân công viết một bài về triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Bùi Xuân Phái (cuối 1984 đầu 1985), tôi đã đến gặp họa sĩ xem tranh và sưu tầm tài liệu. Hồi...