THỜI ĐIỂM NHÌN LẠI VÀ TÁI NHẬN THỨC

 

Câu chuyện 10 năm hoạt động nghệ thuật của Nhóm nghệ sĩ điêu khắc Hà Nội – Sài Gòn

Lịch sử nghệ thuật tạo hình cho thấy, phần lớn hoạt động nghệ thuật của các nhóm nghệ sĩ thường tự tan rã trong khoảng thời gian dưới 10 năm, bất chấp tên tuổi, tầm ảnh hưởng của nhóm có thể tạo ra một trào lưu, thậm chí một chủ nghĩa nghệ thuật có tính quốc tế. Có lẽ, đặc thù của sáng tạo nghệ thuật khó có thể dung nạp cùng lúc nhiều lý tưởng, mục tiêu, quan niệm, cá tính, phong cách nghệ thuật càng lúc càng đòi hỏi sự khác biệt và tôn vinh cá nhân. Mặc dù vậy, nhiều nhóm nghệ sĩ đã đi vào lịch sử nghệ thuật tạo hình như những người mở đường để thế hệ hậu sinh tiếp tục viết nên câu chuyện văn hóa thời đại.

Không gian triển lãm
HOÀNG TƯỜNG MINH – Đỏ và đen. 2020. Sắt. 30x100x150cm

Nhóm nghệ sĩ điêu khắc Hà Nội – Sài Gòn (hay Sài Gòn – Hà Nội) được thành lập từ 2010 theo ý tưởng và vai trò chủ xướng của nhà điêu khắc Đào Châu Hải (Hà Nội), nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn (TP. Hồ Chí Minh). Mục tiêu của nhóm nhằm xây dựng nền tảng riêng cho sự phát triển của điêu khắc đương đại, tức song song với các hoạt động tổ chức bởi các thiết chế nhà nước, những nghệ sĩ điêu khắc ở hai trung tâm muốn giới thiệu hoạt động sáng tạo của mình theo một mô hình độc lập, hai năm một lần luân phiên ở Hà Nội và TP. HCM. Nhóm tự đứng ra tổ chức triển lãm, tự lo kinh phí sáng tác, vận chuyển… đôi lần nhận được hỗ trợ về không gian trưng bày hoặc sự giúp đỡ của vài cá nhân, tổ chức.

PHẠM ĐÌNH TIẾN – Anh nông dân may mắn. 2020. Vàng 24k

 

LÊ HOÀNG PHI HÙNG – Đêm dài. 2020. Sắt hàn. 150x45x70cm

 

PHẠM THÁI BÌNH – Thứ Tý. 2020. Composite đắp sợi thủy tinh mạ nano màu. 330x280x150cm

Thành viên của nhóm hầu hết là những nhà điêu khắc tự do hoặc đã /đang là giảng viên các trường nghệ thuật chuyên nghiệp, có uy tín nghề nghiệp, tích cực hoạt động trong môi trường mỹ thuật quốc gia và nhất là phần đa họ đều quan niệm sáng tạo chú trọng tới tính đặc trưng của nghệ thuật Hiện đại (Modern Art): tính phổ quát (universality), khả năng biểu cảm /diễn giải độc lập của hình khối chất liệu và loại bỏ mục tiêu tự sự (narrative).

Triển lãm điêu khắc Hà Nội – Sài Gòn lần thứ 6, từ 11/9 đến 8/10/2020 tại Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), Hà Nội, với 32 tác giả, 63 tác phẩm đã đánh dấu chặng đường 10 năm hoạt động của nhóm, một cột mốc để ghi nhận những chuyển biến, hạn chế và là một thời điểm phù hợp để (tái) nhận thức chặng đường kế tiếp.

Từ cuộc triển lãm lần thứ nhất năm 2010 tại TP. HCM cho tới triển lãm lần thứ 6 tại Hà Nội có thể thấy ngay sự mở rộng thành viên của nhóm, từ 15 nghệ sĩ tăng dần tới 32 nghệ sĩ. Thành viên và số lượng tác phẩm tham dự tăng gấp đôi, một biểu đồ cho thấy sức hút nghề nghiệp đối với các nhà điêu khắc, khả năng lan tỏa, ảnh hưởng tới môi trường nghệ thuật và nhìn xa hơn sẽ thấy nó mang theo kỳ vọng thúc đẩy sự dịch chuyển tích cực của bối cảnh văn hóa xã hội, chính sách hỗ trợ hoạt động sáng tạo nghệ thuật của nhà nước. Đáng chú ý là sự phát triển về lượng có sự tham gia của những nghệ sĩ trẻ hứa hẹn giàu năng lượng tìm tòi thể nghiệm: 11 nghệ sĩ sinh những năm 1980 và 5 nghệ sĩ sinh những năm 1990, chiếm một nửa tổng số thành viên của nhóm.

VŨ QUANG SÁNG – Vòng xoáy. 2020. Sắt hàn. 40x60x110cm

 

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Chuyển động ở bên trong. 2020. Inox. 125x61x29cm

 

THÁI NHẬT MINH – Không gian tâm tưởng. 2020. Sắt hàn 210x40x30cm

Sự biến đổi về lượng qua 6 cuộc triển lãm còn nằm ở sự đa dạng về phong cách tạo hình, chất liệu và chủ đề tác phẩm; từ trừu tượng, tối giản, siêu thực, biểu hiện, pop art, biểu tượng, tượng hình (figurative), tới ý niệm (conceptual art); từ chất liệu kim loại, gỗ, đá, gỗ sơn màu, giấy bồi, sơn đắp, gốm, tới composite, sợi thủy tinh, chất liệu tổng hợp… Chủ đề đi từ những khái niệm phổ quát như tự do, thời gian, chuyển động, hình /bóng, sinh sôi /biến đổi, thiên nhiên… cho tới những câu chuyện cụ thể về người nông dân, thị dân đương thời, ký ức tuổi thơ, sự cô đơn, khao khát tự do của con người hiện đại…
Sự phát triển trong hoạt động của nhóm nghệ sĩ điêu khắc Hà Nội – Sài Gòn sẽ để lại dấu ấn trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam với vai trò là một tổ chức nghệ sĩ điêu khắc độc lập tiên phong, những người kích thích nỗ lực sáng tạo, mở rộng tiếng nói của nghệ thuật điêu khắc trong bối cảnh hạn chế nhiều mặt của môi trường văn hóa xã hội; nhưng trên hết, điểm nhấn cho đến thời điểm 10 năm hoạt động sẽ là sự ghi nhận các cá nhân, những người vượt ra tên tuổi của nhóm, định vị được tiếng nói riêng trong nghệ thuật tạo hình đương đại Việt Nam.

Tuy nhiên, sự biến đổi về lượng sẽ kéo theo kỳ vọng biến đổi (theo chiều hướng tích cực) về chất và nó sẽ là một áp lực tự nhiên đối với các nghệ sĩ. Nếu bước tiếp, con đường tương lai cần loại bỏ tính tự phát, ngẫu hứng, chú trọng sự đồng thuận cơ bản về lý tưởng /tuyên ngôn nghệ thuật; hay cụ thể hơn, mỗi kỳ triển lãm không chỉ là một event tập hợp các nghệ sĩ hai miền mà (cần phải) có những chủ đề chuyên biệt, những khái niệm /quan niệm nghệ thuật mới mẻ đòi hỏi, thách thức năng lực sáng tạo, thể nghiệm triệt để, ngõ hầu tác động tích cực tới môi trường mỹ thuật đương đại, tác động tới xã hội và khả năng trao đổi, hợp tác quốc tế.
Và trong những kỳ triển lãm sắp tới của nhóm nghệ sĩ điêu khắc Hà Nội – Sài Gòn, mong đợi của công chúng sẽ là nhiều hơn (chỉ) sự phát triển về lượng hoặc giả đây là kỳ triển lãm cuối cùng của nhóm thì âu cũng là một câu chuyện quen thuộc trong lịch sử nghệ thuật – một sự kết thúc tốt đẹp cần thiết, khép lại vai trò rất đáng ghi nhận của một nhóm nghệ sĩ điêu khắc tiên phong ở Việt Nam.

Hà Nội, ngày 4, tháng 8, 2020
Vũ Huy Thông

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Tin cùng chuyên mục

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

Mạn đàm về sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”, đánh giá và giải pháp

Có thể khẳng định rằng tranh – tượng về đề tài Lực lượng vũ trang & Chiến tranh Cách mạng (LLVT & CTCM) đã hiện diện trong đời sống và lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam trước...

Mỹ thuật ứng dụng: Tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực rộng, đã và đang chạm vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc phát triển mỹ thuật ứng dụng, với các sản phẩm, thiết...

Vẻ đẹp ký ức qua “Thiên đường hoàn hảo” của họa sĩ Lưu Tuyền

NDO – Thuộc thế hệ họa sĩ đương đại lứa 8x, sáng tác của họa sĩ Lưu Tuyền chứa đựng trong đó các giá trị văn hóa truyền thống dưới những góc nhìn khác nhau về đời sống xã hội. Anh...

Nét đẹp dân gian trong triển lãm tranh “Biến Tượng”

Trong hội họa Việt Nam đương đại, nhiều họa sĩ sử dụng trực tiếp hình ảnh của những sản phẩm nghệ thuật dân gian để xây dựng tác phẩm. Một điều khác ở nghệ thuật của Vũ Hiệp, tranh...

Có thể bạn quan tâm

BÀN VỀ HỆ SINH THÁI DUYÊN HẢI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN (PHẦN CUỐI)

Bài thứ ba (phần cuối) Những đứa con của rái cá Theo truyền thuyết dân gian, Đinh Tiên Hoàng là sản phẩm của cuộc sinh nở thần kỳ giữa bà Đàm thị và một con rái cá. Công dư tiệp ký là cuốn...

Xuân Gieo Vang – Vũ Tuyên

...

“Gặp gỡ mùa thu”: Cuộc hội ngộ của những tiếng nói riêng

Tĩnh vật là một trong những thể loại chưa từng thiếu bóng trong nhiều thể nghiệm của các họa sĩ. Ở đó, mỗi họa sĩ lại mang đến những sắc màu cá tính riêng. Triển lãm “Gặp gỡ mùa thu”...

Thông báo về triển lãm mỹ thuật khu vực V Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 26 năm 2021

 ...

Triển lãm giờ thứ 9

Triển lãm “Giờ thứ 9” hay được gọi G9 là một sự kiện nghệ thuật đặc biệt, tổ chức bởi nhóm họa sĩ trẻ tại Bảo tàng Mỹ thuật. “Giờ thứ 9” không chỉ là một triển...