NHỚ VÀ GHI LẠI

 

Tháng 7-1966

Học hết chương trình năm thứ 6 trung cấp 7 năm tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Cuối khóa nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi thâm nhập thực tế để hoàn tất chương trình nằm trong giáo án và tạo điều kiện cho chúng tôi cọ xát với thực tế. Hồi đó lớp chia làm hai đoàn, đoàn đi Lạng Sơn do thầy, họa sỹ Nguyễn Thụ phụ trách và đoàn đi cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) do thầy, họa sỹ Huy Oánh hướng dẫn. Cái háo hức của tuổi trẻ thời đó luôn là động lực cho chúng tôi lên đường. Mặc dù biết rằng đi Thanh Hóa là vào tuyến lửa khu 4, là nơi đánh phá hủy diệt của không quân Mỹ, lúc đó chiến tranh đã lan rộng ra miền Bắc, là túi bom của không lực Hoa Kỳ, mà cầu Hàm Rồng là nơi ác liệt nhất…

LÊ ĐỨC BIẾT – Cô Hạnh, tự vệ Xí nghiệp chiếu cói Thị trấn Kim Sơn, Phát Diệm, Ninh Bình. 1972. Ký họa. Sưu tập của ông Nguyễn Đức Tiến, Hà Nội

…Dưới cái nắng chang chang, bầu trời không một gợn mây, không một làn gió thổi, chúng tôi cặm cụi vẽ dưới sự hướng dẫn về chuyên môn của thầy Huy Oánh. Chúng tôi kịp thời ghi chép, ký họa những hoạt động của các anh thanh niên xung phong lắp cầu phao Hàm Rồng II. Một kỷ niệm mà trong đời học sinh chúng tôi còn nhớ mãi. Hôm đó như thường lệ cả toán ra hiện trường để ghi chép, mải mê công việc, từ phía biển ba tốp máy bay F105 biệt hiệu là “thần sấm” của Không lực Hoa Kỳ, nhằm thẳng cầu Hàm Rồng và cắt bom, những gì diễn ra không thể nào nhớ hết được: Bụi, cát, đất và mảnh bom vây quanh chúng tôi… Chúng tôi nhảy đại xuống hầm cá nhân bên sườn đê, lấy cặp vẽ che lên đầu. Nhoáng nhoàng, không gian lại trở lại yên tĩnh, lúc đó mới hoàn hồn, điểm quân số không thấy ai “sứt mẻ” gì, thầy giáo cho chúng tôi lui về nơi tập kết. Sau thời điểm đó chúng tôi còn bám trụ tại hiện trường để vẽ, ghi chép, ký họa những hoạt động của đơn vị thanh niên xung phong. Tình cảm của anh em thanh niên xung phong làm cầu Hàm Rồng, những bức ký họa chân dung, những hoạt động tại hiện trường, những đêm văn nghệ bên ánh lửa bập bùng… (lửa trại được thắp trong nhà, phòng máy bay phát hiện), còn in đậm trong tâm trí chúng tôi về một chuyến đi thực tập, thâm nhập cuộc sống sôi động của tuổi trẻ đơn vị thanh niên trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Qua đợt đi thực tế này, ngoài những bức ký họa nóng hổi mang tính thời sự và chúng tôi còn được trải nghiệm thực tế mà không mấy ai trong đời học sinh có được.

LÊ ĐỨC BIẾT – Thu dọn xác máy bay F4 của Mỹ bị dân quân xã Khánh Cường (Yên Khánh, Ninh Bình) bắn hạ tháng 12 năm 1967. Ký họa. Sưu tập của họa sĩ Ekachai (Thái Lan)

Mùa thu năm 1967

Tốt nghiệp ra trường cầm mảnh bằng chuyên môn, tôi về Ninh Bình công tác. Thời điểm đó Ninh Bình là một trong những túi bom của Không lực Hoa Kỳ. Sự ác liệt tàn khốc của chiến tranh được biểu hiện trên dãy phố, cung đường, bến phà, nhà thờ, thôn xóm, trường học…

Quá nửa đêm, chiếc ô tô khách Hà Nội – Ninh Bình dừng bên đường cầu Huyện, tôi phải xuống đó và đi bộ về nơi cơ quan sơ tán, cách đường quốc lộ khoảng 7km. Đêm về khuya, không một bóng người, xung quanh núi non trùng điệp, một màu đen đặc quánh, tạo cảm giác ghê rợn. Đến cầu Lòn, qua ánh sáng lờ mờ của sao trời, một khung cảnh tàn phá ghê người của bom đạn, cầu bắc qua sông bị bom Mỹ gãy gục, một cầu phà nhỏ được bắc tạm, mọi giao thông bị gián đoạn. Tôi lần mò và cũng qua được sông, hỏi thăm nơi cơ quan sơ tán và tại đầu cầu tôi bị dân quân xã bắt giam và nhốt vào chuồng bò. Mặc dù có trình bày, có đầy đủ giấy tờ song họ phớt lờ, bởi trông bộ dạng của tôi từ đầu đến chân “không giống ai” vì y phục toàn một màu đen lại mới tới từ nơi vừa bị bom Mỹ đánh phá. Đêm quá khuya ngoài người dân quân cầm súng đứng cạnh chuồng bò, lũ muỗi vây quanh tôi để “làm thịt” và bên trong chuồng là tôi – “tù binh” bị nghi là “tham báo” của địch. Tang tảng sáng, tôi được giải về Ủy ban xã và tại đây Ty thông tin Ninh Bình đã cho người ra đón tôi về nơi cơ quan sơ tán. Thật hú vía, một kỷ niệm nhớ đời!…

LÊ ĐỨC BIẾT – Tự vệ nông trường Đồng Giao Khẩu đội pháo cao xạ, tiểu đội súng 12 ly 7 tại trận địa (giữa hai trận đánh). 1970. Ký họa. Sưu tập của ông Nguyễn Đức Tiến, Hà Nội

Những năm tháng công tác, miệt mài bên những dàn panô cao ngất ngưởng, tuyên truyền cho sản xuất và chiến đấu của hai miền Nam – Bắc. Những chuyến đi xây dựng phong trào kẻ, vẽ cho các huyện, mở lớp dạy vẽ tranh cổ động, kẻ khẩu hiệu và đặc biệt là kết hợp với những chuyến đi công tác đó là những chuyến đi dã ngoại thực tế ghi chép, ký họa của bà con thu hoạch mùa màng, ghi chép hình ảnh tự vệ thu dọn xác máy bay vừa bị bắn hạ tại Yên Khánh (Ninh Bình). Những hoạt động của tự vệ, công an bến phà Non Nước, cảnh nhà thờ thị xã Ninh Bình, nhà máy xay, khu phố, núi cánh diều, núi Kỳ Lân, Cầu Ghềnh, Đồng Giao bị bom Mỹ, trường học tan hoang sau trận bom hủy diệt, các cô gái tự vệ theo đạo Thiên Chúa xứ Phát Diệm bên chiến hào và bên cạnh là giò phong lan nở hoa. Các cụ lão nông trồng cây ở Yên Mô, các chiến sỹ bên khẩu pháo 37 ly, các thôn nữ xã Ninh Hòa (Gia Khánh), hình ảnh các chiến sỹ trong B ra Bắc dưỡng thương tại Quân y viện 5, các hoạt động nơi bà con thị xã sơ tán núi Bùng Sệu tình quân dân thấm đậm nơi khốn khó về vật chất nhưng rất giàu tình cảm về con người. Hoa Lư – mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi quần thể núi non trùng điệp với thế “rồng cuốn hổ trầu”, nơi phát tích của kinh đô Hoa Lư ở Trường Yên (Gia Khánh) địa danh giàu truyền thống cách mạng.

LÊ ĐỨC BIẾT – Cô Thoong Lay (Viên Chăn) diễn viên múa Đoàn Nghệ thuật Quân đội Lào biểu diễn tại Hang Quàng (Trường Yên). 1968. Ký họa. Sưu tập của họa sĩ Ekachai (Thái Lan)

 

LÊ ĐỨC BIẾT – Thanh niên xung phong làm cầu Hàm Rồng 2. 1966. Ký họa Sưu tập của ông Nguyễn Đức Tiến, Hà Nội

Hơn bốn mươi năm công tác và sáng tác nghệ thuật, tôi được nghỉ chế độ, ngẫm lại, cuộc sống đã kinh qua trong chiến tranh và hòa bình, trên bom và dưới đạn, cùng với anh em trong cơ quan nơi tôi công tác. Thực tế cuộc sống và đặc biệt là được tiếp xúc với những người dân nơi sơ tán cần cù, chất phác: trong công tác và đời thường đã đùm bọc chở che giúp đỡ tôi, đã dạy dỗ tôi trở nên dày dạn hơn trong tư duy và lối sống. Bấy nhiêu thời gian những địa danh, những bà con cô bác tại thành phố Nam Định, Vụ Bản, Xuân Trường…, và đặc biệt là thị xã Ninh Bình, Nho Quan, Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn và thôn Thanh Khê, xã Ninh Hòa, huyện Gia Khánh dần hiện lên trong tâm trí tôi những chân dung bà con, thôn xóm nơi sơ tán sao mà thân thương, sao mà xa vời mà thật gần gũi: Tình cảm xẻ chia từ bắp ngô nướng, con củ, bát nước chè xanh, những ánh mắt lúng liếng biết nói qua vành khăn mỏ quạ…

Năm tháng qua đi, dòng đời đi qua và hiện tại, với cái tuổi thất thập, từ một cậu bé mới bước qua tuổi thiếu niên quàng khăn đỏ được Nhà nước đào tạo bài bản qua chương trình Sơ trung 7 năm lên đến 5 năm Đại học Mỹ thuật, bên ly cafe, bên ly rượu thuốc, bên những đứa cháu nội, bên những tác phẩm đã hoàn thành hoặc dở dang, những dự định cho tương lai, nhâm nhi những ký ức sống dậy trong tôi như một cuộn phim quay chậm về những năm tháng không thể nào quên trong tâm trí của người lao động nghệ thuật. Gia tài lớn nhất còn để lại là tâm tưởng của người nghệ sỹ được đào tạo cơ bản để phục vụ quần chúng trong cuộc chiến tranh vệ quốc và xây dựng đất nước. Cùng với tập ký họa thời chiến tranh tôi coi như báu vật, về chất lượng chuyên môn của ký họa còn chất “Sơ trung”, song, tôi coi như những dòng nhật ký lưu lại trong Đời.

Cảm ơn ông Nguyễn Quang Việt – Trưởng ban Biên tập Nhà xuất bản Mỹ thuật cùng các cộng sự tại Nhà xuất bản Mỹ thuật đã biên tập. Đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Tiến – người đam mê hội họa, đã có nhiều biên soạn, dịch thuật nghệ thuật, là tác giả của cuốn sách này, người mà cách đây 15 năm đã “đánh thức” những bức ký họa của tôi sau bao năm “yên lặng” và giờ đây đã dày công biên soạn để “trình làng” với bè bạn, đồng nghiệp và công chúng tập tranh ký họa này. Thiết nghĩ nếu như không có ông Nguyễn Đức Tiến “đỡ đầu” không biết số phận của những ghi chép của tôi năm xưa sẽ đi đâu? và về đâu?…

Cuộc sống như dòng chảy bất tận và những gì còn lại như thức tỉnh bao ký ức ùa về trong tôi… những năm tháng học tập, công tác và sáng tác.

Lê Đức Biết

 

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

(Chinhphu.vn) – Ngày 14/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 169/NQ-CP về kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Theo đó, tạm ứng...

Trưng bày tranh khắc gỗ từ hình mẫu trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn

TTH.VN – Gần 60 tác phẩm tranh khắc gỗ được sáng tác lấy cảm hứng từ hình mẫu trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn bên trong Hoàng cung Huế đã được nhóm các họa sĩ trưng bày, giới thiệu đến...

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI NĂM 2020

 ...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 311&312 tháng 11-12/2018

...

TIẾP KHÁCH MUA TRANH

  LTS: Kinh tế phát triển, những biệt thự, những ngôi nhà, những căn hộ chung cư đầy đủ tiện nghi được xây dựng, hoàn thiện mỗi ngày. Vì vậy, nhu cầu về thưởng thức cái đẹp cũng lớn...