NGUYỄN HOÀNG HOANH – MẪU TỬ

NGUYỄN HOÀNG HOANH (1937) – Mẫu tử.  Chất liệu: Lụa Kích thước: 60x80cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng, Hà Nội

Họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh sinh năm 1937 tại Chợ Lớn cũ (Đức Hòa, Long An ngày nay). Ông học và tốt nghiệp Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn khóa I (1955-1960) cùng lớp với Nguyễn Văn Thương, Trương Văn Ý, Lưu Tấn Phước. Sau khi ra trường ông về dạy mỹ thuật tại CầnThơ. Giữa năm 1963, bị gọi nhập ngũ vào quân đội Sài Gòn. Xuất ngũ năm 1968, về giảng dạy tại trường My thuật Biên Hòa đến năm 1973. Từ năm 1973 đến đầu năm 1975 về giảng dạy và làm phụ tá cho Giám đốc Trường Quốc gia Cao đẳng My thuật Sài Gòn.

Ông đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác Văn học Nghệ thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1970 với tác phẩm lụa “Khởi nghĩa”. Giải nhì thuộc về họa sĩ Đỗ Quang Em với tác phẩm sơn dầu “Một ngày qua”. Tranh của ông hiện được lưu giữ trong bảo tàng Mỹ thuật T.p Hồ Chí Minh (theo Uyên Huy).

Tranh lụa là sở trường của Nguyễn Hoang Hoanh. Ông ghi dấu ấn trong nghệ thuật với những đề tài Mẫu tử, thiếu nữ, trẻ em, phong cảnh quê hương. Đặc biệt mẫu tử là đề tài thành công nhất.

Trong tác phẩm “Mẫu tử” trên lụa này, nét hiền hòa, sự dịu dàng, dáng vẻ thơ ngây, vòng tay trìu mến ấp ôm đứa con bé nhỏ đang tựa đầu trên vai của người mẹ trẻ đã khiến người xem không thể rời mắt. Một cảm giác rưng rưng khó tả. Sự thanh khiết, tình cảm thiêng liêng bao la của người mẹ dành cho con đã đẩy sâu cảm xúc đến tận cùng. Trang phục theo lối “bà ba” của người mẹ và một vài nhành lá và quả doi (mận) rất đặc trưng của phía Nam như nét trang trí nhẹ nhàng nhưng lại toát lên một không gian rất Nam Bộ.

Bức tranh này thoạt tiên thuộc về Nhà sưu tập Trương Văn Thuận, được trưng bày tại Gallery Bình Minh của ông.  Sau đó, một chủ sở hữu khác mua lại vào năm 2015. Hiện bức tranh thuộc về một sưu tập tại Hà Nội.

                                                            F.A.M.

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực VIII (Đồng bằng sông Cửu Long) lần thứ 25 năm 2020

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM              Số:...

SỰ KHÔN LƯỜNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

  Đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Cũng như các đại dịch khác xảy ra trước đây, COVID-19 đã tạo ra xáo trộn lớn trong thị trường nghệ...

Hội nghị thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam 1957

Năm 1954 hoà bình lập lại không miền Bắc Việt Nam, tại Hà Nội giới Mỹ thuật đã được tập hợp từ nhiều nguồn với số lượng ngày càng lớn. Các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1954 và năm...

Thông báo về triển lãm mỹ thuật khu vực IV Bắc miền Trung lần thứ 26 năm 2021

   ...

Gia đình và Bốn mùa

Trong nền văn học – nghệ thuật cổ điển của chúng ta xưa, các tác giả và người thưởng thức luôn có một quan điểm chung là: “Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi” (trong thơ có họa, có...