NGHỆ THUẬT LÀ ĐỂ TẾ NHỊ HÓA TÂM HỒN

Ấn tượng đầu tiên cách nay hơn 20 năm dai dẳng tới tận năm nay khi được thăm xưởng vẽ của Đỗ Minh Tâm ở Hà Nội là về hai bức trừu tượng gam màu lục nhạt – vàng thư – trắng mờ tại sưu tập Trần Hậu Tuấn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là cảm nhận rất cụ thể về cái nắng hanh trên tường nhà, sau vòm lá cây ở một vườn sau xưa cũ nào đó của thủ đô. Cái nắng chan hòa những đốm lạnh se se, ánh sáng xua đi cả bóng râm ở mặt sau tán lá vương những ánh mờ vàng trắng lên mép tường cùng sự đạm bạc dửng dưng tự tại của con người. Một tâm tình đôn hậu mà tinh tế. Đỗ Minh Tâm đích thị thành phần “trí thức tiểu tư sản thành thị”: Một sinh viên tài năng, cầu thị, một giảng viên mực thước mà cởi mở, một họa sĩ có chí hướng thẩm mỹ kiên định, tinh tường, hành nghề đầy ý thức chức nghiệp và danh dự. Tôi cảm nhận anh như thế. Tranh cũng là/như người, điều tưởng như hiển nhiên ấy ngày nay đã thành của hiếm.
Đỗ Minh Tâm tại xưởng vẽ
Từ đầu những năm 1990 thể loại trừu tượng nở rộ tươi mới như một làn sóng đổi mới giải phóng khỏi các khuôn đúc Hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nó trở nên phong phú dung chứa nhiều khuynh hướng phong cách từ trữ tình, biểu hiện, tượng trưng, kết cấu đến tối giản, siêu thực… rồi thành ra thương mại xô bồ, tầm thường cảnh vẻ hào nhoáng trang trí nội thất mới giàu hoặc dễ dãi bày đặt ý tưởng, bịa đặt kịch tính. Đỗ Minh Tâm có vẻ tự né ngoài dòng chảy ấy. Anh thành thật được với thể tạng của mình và tranh anh cũng trung thành với trừu tượng khởi thủy kiểu Kandinsky: Một phong cảnh, một hoạt cảnh bị chiết hết hình hài, hình thù của mọi nhân-sự-vật, tước đi ngữ nghĩa, cốt truyện, mạch nghĩ logic, chỉ còn lại các yếu tố biểu đạt được tôn xưng làm chủ thể, chủ đề độc tôn của tác phẩm: màu khối nét, tối sáng, viễn cận… và kết cấu của chúng. Sự trừu chiết đó khiến bức tranh thành một vật tự thân mất vai trò điển giải, mô tả, phản ánh… hiện thực mà dẫn tới một hiện thực tâm trí sâu trong nội giới của tự do hồi tưởng, liên tưởng, đồng cảm, hóa thân… Các phong cảnh ‘gốc/nguyên mẫu’ ưa thích của họa sĩ là làng quê và phố thị nhỏ và Hà Nội. Hoạt cảnh là đời sống con người bình dân khi thư nhàn hay vội vã, đông đúc tấp nập hay thưa thớt chậm rãi… cũng đều là thường nhật ít cao trào gay cấn.
Tại Lễ khai mạc triển lãm của Đỗ Minh Tâm. Từ trái sang: họa sĩ Đỗ Minh Tâm, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, nhà nghiên cứu mỹ thuật Vũ Huy Thông
Cân bằng, tiết chế và sự hòa hợp tự nhiên là những gì con mắt họa sĩ ưu tiên chọn lựa nơi người-vật-cảnh thực cũng như khi ngọn bút chọn lựa, thêm bớt, nhấn mạnh hoặc buông lơi những màu, hình, khối, xa gần, nặng nhẹ, nóng lạnh… trừu chiết từ từ đến dìm xóa bằng hết sự tượng hình như thực. Hồi ức, liên tưởng, tiếc nuối hay hy vọng sẽ là động lực cảm xúc của quá trình chiết bỏ ngữ nghĩa đi để hình thức thị giác thị cảm được tự do, xóa bỏ mạch ngôn ngữ logic để tâm tình ‘khó nói nên lời’ lan lấn chế ngự mặt tranh. Khác với đa số trừu tượng biểu hiện ào ạt gay cấn, tượng trưng hào nhoáng hay tối giản ‘trí tuệ cao siêu’, hội họa trừu tượng của Đỗ Minh Tâm cân đối chừng mực: Bảng màu phong phú cam-lục, tím-nâu, lam-hồng… thường êm nhẹ, các phương chéo xô lệch luôn lấy lại thăng bằng nhờ nét ngang và thẳng đứng, tối sáng ở bậc trung gian và trung cảnh thường chủ đạo về chiều sâu không gian… Thẩm mỹ nhân văn của anh đôn hậu khoan hòa. Có lẽ anh đã tự nhiên đi theo tôn chỉ của bậc tổ sư trừu tượng Nga: Nghệ thuật là để giúp tế nhị tâm hồn con người chứ không phải là phát minh ra hình thức biểu hiện nào cả. Thong dong tự thích, tự yêu không quá vồ vập – dù không dửng dưng – kể cả với nghệ thuật hóa ra lại khiến tranh trừu tượng của anh lắng đọng những chút hương vị dễ bị bỏ quên trong cái vô vị cố hữu của đời sống, khiến họa sĩ của chúng ta trở thành một tác giả trừu tượng độc đáo ở Việt Nam.
Nếu hội họa trừu tượng đã có lịch sử 2/3 thế kỷ ở Việt Nam thì trong 20 năm bùng nổ gần đây sáng tác của Đỗ Minh Tâm là một đóng góp đáng kể.
ĐỖ MINH TÂM – Nơi xa xôi. 1993. Acrylic trên bìa. 70x100cm

 

ĐỖ MINH TÂM – Lốc xoáy trong vườn. 2019. Sơn dầu. 200x100cm
ĐỖ MINH TÂM – Giao mùa. 2005. Sơn dầu (210x100cm)x3     
                                                 
ĐỖ MINH TÂM – Khúc đồng dao. 2019. Sơn dầu. 200x200cm
ĐỖ MINH TÂM – Không gian xanh 2007. Sơn dầu. 190x250cm
TP. Hồ Chí Minh, tháng 2, 2020
Nguyễn Quân

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

Lịch tổ chức triển lãm mỹ thuật khu vực Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ 24 năm 2019

,      ...

Bảo quản, phục chế: Khoảng trống của thị trường mỹ thuật Việt Nam

(SGGP) Nhiều tranh của các danh họa Việt ở nước ngoài sau đấu giá trở lại cố hương, nhưng công chúng hiếm có dịp chiêm ngưỡng. Một lý do là chủ sở hữu lo ngại công tác bảo quản, phục chế...

CÂY CỌ NHÍ XÈO CHU: TIẾP LỬA HỘI HỌA BẰNG TRÁI TIM ẤM ÁP

  Sinh ra trong gia đình có mẹ làm chủ phòng tranh, có thể nói Xèo Chu (sinh 8/2007) là “con nhà nòi một nửa”, vì từ nhỏ đã thấy tranh và tranh ở quanh mình. Vào năm 4 tuổi, khi lần đầu theo 2 anh...

Lần đầu tiên: Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ I thành công gặt hái những thành tựu và tác phẩm đáng giá

Cuối tháng 3 vừa qua, triển lãm các tác phẩm đoạt giải cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ I được đồng tổ chức bởi hội di sản văn hóa Việt Nam và Quỹ hỗ...

Hành trình Sống và Yêu – Nhà giáo Hoạ sĩ Thuý Hường

...