Một góc nhìn hội họa Việt Nam từ các phiên đấu giá quốc tế năm 2018

 

Các phiên đấu lớn của Christie’s, Sotheby’s, Aguttes năm 2018 đã khép lại với nhiều bâng khuâng. Tuy không đạt đỉnh, đạt mốc kỷ lục như “The Family” của Lê Phổ với hơn một triệu usd  vào năm 2017 nhưng một số tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh, Nam Sơn lần đầu tiên xuất hiện như “Gánh ốc”; “Thôn nữ Bắc Kỳ”; “Thiếu nữ cầm quạt” và đặc biệt với sự xuất hiện trở lại của bức tranh huyền thoại “Em bé cho chim ăn” bản gốc từ bộ sưu tập tư nhân ở Pháp. Thực ra, “cái ngưỡng một triệu usd” như một lời khẳng định vị thế của một quốc gia. Mà trên thực tế, hội họa Việt Nam tuy giàu truyền thống, có  trường Mỹ thuật Đông Dương từ những năm 1925 nhưng vẫn chỉ là một mảnh ghép khiêm tốn về giá trị giao dịch so với một số nước khác trong khu vực trên sàn đấu giá thế giới…

Thôn nữ Bắc Kỳ (Paysannes du Tonkin), sàn đấu giá nhà Aguttes, 26/3/2018, tại Trung tâm đấu giá Drouot, Paris Sưu tập tư nhân, Hà Nội

Dấu mốc “Thôn nữ Bắc kỳ” và “Thiếu nữ cầm quạt” của Nam Sơn (Nguyễn Văn Thọ)

Một triệu đô-la đầu tiên cho giá tranh Việt Nam thuộc về Lê Phổ – người có họa phái của sự hòa trộn nghệ thuật Pháp – Việt. Do sống ở Pháp nên tranh của Lê Phổ cũng như Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm xuất hiện thường xuyên trên các sàn đấu giá. Chưa kể, họ còn được độc quyền bởi các gallery nổi tiếng trên thế giới nên tranh của họ đước PR rất mạnh. Nam Sơn thì ngược lại, ông sống ở Việt Nam, tranh cũng ít hơn. Những bức vẽ vào thập niên 30, 40 vốn đã hiếm, lại được lưu giữ kỹ càng trong các bộ sưu tập tư nhân nên sự xuất hiện tranh của ông trở thành một sự kiện trên sàn đấu. Ở Việt Nam, cái tên Nam Sơn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, nhất là khi ông được khẳng định là người đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với Victor Tacdieur. Bộ đôi thầy giáo – trợ lý  Pháp – Việt với một niềm say mê nghệ thuật đã bổ sung hoàn hảo cho nhau trong sự kết hợp Âu – Á; tạo nên một định dạng tuyệt vời cho nền mỹ thuật  hiện đại  Việt Nam từ thủa bắt  đầu.

NGUYỄN NAM SƠN – Thiếu nữ cầm quạt. Khoảng 1935 – 1936. Lụa. 43×61,5cm

Khi “Thôn nữ Bắc Kỳ” của Nam Sơn được nhà Aguttes đưa lên sàn đấu tháng bốn năm 2018. Họ đã có sự chuẩn bị kiểm định kỹ càng từ nguồn gốc tới sự khẳng định bằng các tư liệu chứng thực từ gia đình: con gái – Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cháu ngoại – Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi. Ảnh tư liệu từ gia đình, bút tích của tác giả trên chính tác phẩm và cuối cùng là phong cách và tạo hình đã khẳng định đây tuyệt đối là một bức tranh của Nam Sơn. Ấy nhưng, nhiều yếu kiến phản bác cho rằng không phải tranh Nam Sơn, rằng đây chỉ  một bản sao chép từ bản ảnh của bức tranh. Khi catalogue của Aguttes vừa đưa lên sàn, thông tin ở quê hương tác giả rộn lên khắp nơi với sự hoài nghi, phản bác, tiêu cực lan tràn. Họ so sánh ảnh màu của bức tranh với phiên bản ảnh đen trắng theo độ “đậm, nhạt” một cách phi lý. Và tất nhiên, người trong cuộc, người hiểu chuyện luôn bình tĩnh, chờ “cơn bão qua” bằng câu trả lời đanh thép từ chính giá gõ búa của Aguttes với một mức giá tuyệt vời, cộng thêm một tin vui không thể hay hơn nữa là tranh đã được quay về cố hương sau nhiều năm xa cách. Tuy hơi tiếc bởi người yêu nghệ thuật khó có khả năng chiêm ngưỡng tận mắt “Thôn nữ Bắc Kỳ” bởi chủ nhân mới lại là người cực kỳ kín tiếng, yêu nghệ thuật theo cách riêng với một niềm say mê mãnh liệt, không phô trương, không hào nhoáng. Vì vậy, “Thôn nữ Bắc Kỳ” lại dịu dàng, khép nép trong một căn phòng nhỏ xinh xắn ấm áp, dịu dàng ánh sáng. Người yêu nghệ thuật lại hy vọng một ngày nào đó cô thôn nữ được trưng bày ở một phòng triển lãm nào đó để mọi người được chiêm ngưỡng…

Khi phiên tháng 10 năm 2018 của nhà Aguttes lại tới, một bức tranh nữa của Nam Sơn lại xuất hiện. Nhưng không phải cô thôn nữ khỏe khoắn nữa mà lại là một cô nàng thành thị cầm quạt ngồi trên chõng tre thả dáng suy tư. Người yêu nghệ thuật lại được phen ồ lên, rồi ngóng, rồi chờ xem cô có được mua với giá bao nhiêu, cô có được về Việt Nam hay không? Trên sàn trong phiên đấu “rất nóng”, người đấu giơ số liên tục, giá tăng chóng mặt, cả sàn quay cuồng đến tận khi tiếng gõ búa kết thúc trong ngơ ngác. Tin ngay tại sàn người đấu, người thắng là một phụ nữ châu Á nhỏ nhắn nhưng không phải người Việt. Dân tình ồn ào phán đoán “Người đấu thuê chăng? Đấu cho người Việt chăng?”. Sau đó có tin là “một người yêu tranh Việt, sống ở Sài Gòn đã là người chiến thắng mang về niềm tự hào Việt Nam trên đấu trường quốc tế”. Lại phập phồng “đoán già đoán non” ai đã mua; nhưng hỡi ôi sau khi gặp “nhà sưu tập trong tin đồn”, khấp khởi mừng rỡ hỏi thăm “Thiếu nữ cầm quạt” thì họ lắc đầu “đấu không nổi vì giá lên quá nhanh quá cao”. Người phụ nữ giơ giá “liên tục và quyết liệt” trong phòng đấu là người Đài Loan và hiện tranh đang ở quốc gia nào thì còn là điều bí mật chưa có lời đáp.

Sau hiện tượng “Thôn nữ Bắc Kỳ” và “Thiếu nữ cầm quạt” cái tên Nam Sơn đã trở lên một đẳng cấp mới trên sàn đấu quốc tế cả về độ hiếm lẫn độ đẹp.

 

“Em bé cho chim ăn” của Nguyễn Phan Chánh và những “đồn, đoán”

Đây là một tác phẩm quá nổi tiếng của Nguyễn Phan Chánh. Được coi như một sự mẫu mực về tạo hình trên chất liệu lụa truyền thống. Với vị thế một “tác phẩm lừng lẫy” được trưng bày trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, với câu chuyện “mang tính truyền thuyết” nơi vỉa hè rủ rỉ rằng “bản bảo tàng” do chính tay Nguyễn Phan Chánh làm lại, còn “bản gốc” đầu tiên đang nằm trong một sưu tập tư nhân tại Pháp (chính xác hơn nữa tại nhà gia đình một vị bác sĩ người Pháp đã mua bức này từ năm 1939 tại Paris). Trước phiên đấu,  “một cuộc đua ngầm về tư liệu để xác định tính chân bản” của tác phẩm đã diễn ra quyết liệt. Các nhà tư vấn, các nguồn thông tin, nguồn tư liệu được sàng lọc nhanh chóng và chính xác. Dựa vào rất nhiều dữ liệu, tài liệu đã có để khẳng định “Em bé cho chim ăn” (đấu tại Nhà đấu giá Christine, tháng 5 năm 2018) đích xác là bản đầu tiên mà Nguyễn Phan Chánh đã vẽ và bán ở Hội đấu xảo Paris năm 1939 tại Pháp. Thậm chí, theo “một nhà sưu tập, có nhiều tư liệu tin cậy” biết chắc chắn rằng đây là bức tranh thật, thậm chí “còn đang bị một thế lực ngầm từ nhóm lũng loạn tranh giả trên sàn cố ỉm đi những chứng cứ xác thực để khẳng định đây là một tác phẩm chân bản” để giá trong phiên không thể lên cao, nhân đó ép giá theo ý của chúng. Tuy không tiện nêu tên nhưng những người hoạt động trong lĩnh vực này đều có thể đoán được đó là ai.

NGUYỄN PHAN CHÁNH – Enfant à I’oiseau (Em bé cho chim ăn). 1931. Mực và bột màu trên lụa. 65x50cm (với khung gốc của Gadin)… được gõ búa với giá bán 850.000 usd vào tối 27/5/2018 tại nhà đấu giá Christie’s HongKong. Tính đến cuối tháng 5/2018. “Em bé cho chim ăn” là bức tranh có giá công khai cao nhất của Nguyễn Phan Chánh. Sưu tập tư nhân, Hà Nội

 

NGUYỄN PHAN CHÁNH – La Marchande de Ốc (Người bán ốc). 1929. Mực và bột màu trên lụa bồi giấy. 88×65,5cm… được gõ búa với giá bán gần 600.000 usd vào tối 26/5/2018 tại nhà đấu giá Christie’s HongKong. Do sớm “dừng bước giang hồ” nên bức “Người bán ốc” chưa có bản tranh chép và có giá còn rất phải chăng. Theo nhận định của giới chuyên môn, 600.000 usd là mức giá tương đối hời với chủ sở hữu mới

Cuối cùng, bức tranh cũng được  đấu rất thành công với cái “giá sấm sét” gần 20 tỷ đồng. Tuy không đạt một triệu đô la (22 tỷ) như kỳ vọng để có thể tự hào thấy cái tên thứ hai của Việt Nam cán mốc một triệu. Nhưng có niềm tự hào không hề nhỏ khi ‘Em bé cho chim ăn” đã tiếp bước “Thôn nữ Bắc Kỳ” quay trở về quê hương sau 90 năm xa cách. Hiện nay, tranh đang yên bình trong một tư gia sang trọng như “Thôn nữ Bắc kỳ”.

Khác một chút với “Em bé cho chim ăn”, “Gánh ốc” của Nguyễn Phan Chánh lần đầu tiên “trình làng” với công chúng trong sự “ngỡ ngàng” với cái “date 1939”. Giới thạo tin lại hồ nghi, sao mà tranh có sớm thế. Trước cả cuộc triển lãm đầu tiên năm 1941 tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cơ à? Nhưng hãy đọc lại lời khuyên của họa sĩ Victor Tacdieur đã từng khuyên Phan Chánh “nên thử sức với lụa” sau khi thấy ông loay hoay chật vật với sơn dầu. Xét về phong cách học, nghệ thuật học, dựa trên date tranh, đây có thể là một trong những tác phẩm thử nghiệm đầu tiên của ông trên chất liệu lụa.

 

“Hoài cố hương” ơi, yêu nàng vì nàng lại trở về cố hương

Phiên đấu ngày 25 tháng 11 năm 2018 đã diễn ra với sự xuất hiện lại của “Hoài cố hương”. Bức tranh tuyệt đẹp này của Lê Phổ đã quay trở lại sàn đấu Christie’s sau bốn năm  trưng bày tại tư gia của một sưu tập tư nhân nước ngoài. Nàng đẹp, một vẻ đẹp kiều diễm thơ ngây, e lệ đến nao lòng. Tuy nàng đã “quen thuộc” lắm rồi, mọi người đã ngắm nàng kỹ càng trên tranh ảnh rồi nhưng để sở hữu được nàng thì cũng chỉ có một số nhà sưu tập “khủng” dám giơ thẻ đấu để mang nàng về. Trước phiên đấu, tình hình xem ra khá yên ắng, các bàn luận không có nhiều. Tuy vậy, mọi người thấp thỏm theo dõi giá, chờ tin, ngóng xem số phận nàng như thế nào, có quay về cố hương không? Khi búa Nhà đấu giá gõ xuống một cái thì phải chúc mừng ngay cho chủ nhân mới bởi cái giá rất êm ái là 17 tỷ. Sau khi kết phiên, tin vui bay tới, “Hoài cố hương” với cô nàng kiều diễm lần này thật sự đã “quay về cố hương”. Với giá gõ búa chưa tới 20 tỷ thì đây là một món quà tuyệt vời mà chủ nhân dành tặng chính cho mình xét trên “giá trị nghệ thuật”, “giá trị thương hiệu”, lẫn “giá trị thương mại” mà “Hoài cố hương” đang sở hữu…

LÊ PHỔ – Hoài cố hương. Khoảng 1940. Lụa. 60,5x46cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội

Một số tác phẩm khác

Ngoài những ngôi sao sáng trên sàn như Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Nam Sơn, Trần Văn Cẩn thì những tên tuổi thấp hơn về giá như Trần Phúc Duyên, Alix Eymé, Nguyễn Tư Nghiêm, Lê Thy, Trần Văn Thọ đều đã lần lượt đấu thành công trên các mặt trận. Thậm chí đấy mới là những tác phẩm tăng kỷ lục tới mấy trăm phần trăm. Việc này được lý giải bởi “tầm vừa” của giá. Chính vì “giá vừa” nên đa phần người mua “vừa để ngắm, để chơi” cũng nhiều. Họ mua để kiếm tìm những cơ hội mới về giá sau này nên giá tranh mới bị đẩy lên cao như vậy. Nhưng thực ra là hoàn toàn xứng đáng bởi họ đều là những tên tuổi lớn của hội họa Việt Nam…

    

Thay cho lời kết

Nhìn những mức giá lạc quan để thấy rằng chưa bao giờ trong hai năm trở lại đây thị trường tranh Việt lại có sức hút mãnh liệt với nhà đầu tư đến như vậy. Trong nước hiện nay, một số người có tranh không biết (hoặc giả vờ, hoặc ảo tưởng) phân khúc giá trị những tác phẩm mà họ đang sở hữu. Họ tự cho rằng những bức của họ (vừa tầm về mọi mặt) phải ở giá đó. Thậm chí, tranh của một họa sĩ thuộc khóa kháng chiến bị đẩy lên tới 300% so với giá trị thực. Việc một số tên tuổi bị “đẩy giá ảo” khiến cho việc tham chiếu trở nên khó khăn. Không những thế mảng nghệ thuật của các bên truyền thông (không chuyên về mỹ thuật) chỉ biết “một chiều” dựa vào “giá ảo” đó.  Còn những họa sĩ  nêu ở trên đây đều là những danh họa, có sức ảnh hưởng mạnh cho thị trường mỹ thuật Việt trên sàn quốc tế. Họ đã khẳng định được vị thế, tên tuổi qua suốt  khoảng thời gian dài.

Hiện nay, một số “nhà đầu cơ” trong nước đang tự “seo-phì” về giá trị tranh mà họ đang có. Nhiều nhà đầu tư mới đang quan tâm tới nghệ thuật rất mạnh về tài chính, rất khôn ngoan trên thương trường. Họ có một nền tảng mạnh về tri thức văn hóa với một gu thẩm mỹ tốt; họ sẽ “học hỏi” rất nhanh… Tranh là một loại “hàng hóa đặc biệt” cho cả người sáng tạo lẫn người thưởng thức. Chắc chắn những tác phẩm đẹp sẽ trường tồn mãi và tăng giá trị không ngừng theo thời gian. Chính vì vậy, hỡi những “nhà đầu cơ” hãy hoạt động “một cách tử tế và nghiêm túc” để mai kia đừng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” khi những nhà đầu tư thật sự sẽ không tin tưởng những điều mà trước đây họ đã từng tin. Bởi chính những nhà đầu tư thật sự ấy mới làm cho thị trường nghệ thuật trở nên sôi động và hấp dẫn hơn bao giờ hết…

Thiên Minh

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 – Phiên đấu giá của Nhà đấu giá Le Auction House

  Hướng tới mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, Nhà Đấu giá LE AUCTION HOUSE tổ chức phiên Phiên đấu giá “Nghệ Thuật Việt Nam Thế Kỷ 20” vào ngày 10/03/2024. Quy...

“Những chân trời vô tận” – Triển lãm giao lưu quốc tế của 8 nữ họa sĩ Việt Nam và Philippines

Khai mạc ngày 28/10/2023, triển lãm “Những chân trời vô tận” là sự kết hợp của 8 nữ họa sĩ: Trang Thanh Hiền, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Mỹ Ngọc, Ly Trần, Phạm Thị Hồng Sâm đến từ Việt Nam và...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Bài 3: Công nghệ – Sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Công nghệ đã làm cho ngôn ngữ bảo tàng trở nên sống động, đa dạng, hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận công chúng. Có thể nói, công nghệ đã góp phần không nhỏ đem lại sự thay...

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

5 XU HƯỚNG TRONG THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT NĂM 2021

  Thế giới nghệ thuật vào năm 2021 rất khác so với thế giới nghệ thuật mà chúng ta đã biết vào thời điểm này năm ngoái. Ảnh hưởng bởi đại dịch, cảnh quan của thế giới nghệ thuật đã...

Cú lừa đảo tranh giả lớn nhất trong lịch sử

  Một trong các bức tranh giả của hắn được treo trong một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Steve Martin từng mua một bức tranh giả khác của hắn. Và nhiều bức khác đã được...

NHÂN NGÀY TẾT LẠI NHỚ HOÀNG TÍCH CHÙ

  Hoàng Tích Chù ở ngôi nhà hai tầng trong một ngõ khuất ở phố Ngô Sĩ Liên. Ông có dáng người mập mạp, đầu cạo trọc, nom như ông sư phá giới. Hoàng Tích Chù vui tính nên cũng dễ gần. Kể...

“TRỘI Ở ĐÂU?” HAY BÀN VỀ SỰ TRINH TRẮNG CỦA NHÀ SƯU TẬP NGHỆ THUẬT

  Cặp vợ chồng sưu tập tranh huyền thoại người Mỹ Mera và Don Rubell sẽ giải mã: Tốt nhất người ta nên mua tranh của ai và vào lúc nào tại các triển lãm; và làm thế nào người ta cũng biết...

SƠN MÀI TRỊNH TUÂN, NHỮNG CUNG BẬC THANH NHÃ

LTS: Từ ngày 4 đến 10/12/2020, tại Trung tâm phát triển và sáng tạo nghệ thuật (Art Space) thuộc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hà Nội, đã diễn ra cuộc triển lãm “Những Ký ức...