KHỔNG ĐỖ TUYỀN – LIỆU CÓ NGẪU NHIÊN DỪNG LẠI Ở BIÊN, ĐÍCH NÀO ?

 

Những năm sau năm 2000, tôi mới tốt nghiệp trường Mỹ thuật 42 Yết Kiêu, thường quay lại cổng trường ngồi uống trà tán dóc, thích thú quan sát những người ở khoa Điêu khắc vì bản thân trong quá khứ từng đã muốn chuyển khoa nhưng không được. Ấn tượng nhất với những “sinh viên già” vào khoa đúng năm 2000 là hai thanh niên cùng lớp, hơn tuổi tôi. Dáng dấp họ to cao, bặm trợn, dứt khoát… nhưng nói năng lại mộc mạc dân dã vui vẻ, về sau mới biết đó là Nguyễn Huy Tính, Khổng Đỗ Tuyền. Hai nghệ sỹ này từng đi qua nhiều nghề mỹ thuật thủ công trước khi chính thức bước vào học đại học điêu khắc. Bởi vậy ngay từ lúc đang là sinh viên, họ đã có những tác phẩm cá tính và ấn tượng gửi tham dự các triển lãm điêu khắc nhóm tự do, triển lãm nhóm của CLB Họa sỹ trẻ hoặc Triển lãm 10 năm Điêu khắc Toàn quốc… Và chính những điều đó khiến những bậc thầy “mắt xanh” ưa tìm kiếm tài năng để cách tân, kích thích họ vào con đường điêu khắc đương đại Việt trên mỹ cảm về đa chất liệu.

Khổng Đỗ Tuyền sinh năm 1974 tại Vĩnh Phúc. Năm 1991, sau khi tốt nghiệp cấp III, anh ra Hà Nội sống với cha là sỹ quan quân đội. Do nhu cầu trong cuộc sống anh đã tham ra nhiều những công việc lao động có liên quan đến mỹ thuật ứng dụng. Năm 1997 trại điêu khắc quốc tế được thực hiện tại công viên Bách Thảo, do trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cùng khoa Điêu khắc đứng ra tổ chức, anh có duyên được tham gia với vai trò hỗ trợ cho các tác giả trong phần thực hiện các tác phẩm điêu khắc bằng đá. Qua trại sáng tác Điêu khắc này Tuyền mới biết đến ngành học điêu khắc và năm sau đó anh tham dự kỳ thi tuyển sinh của trường, thời gian này lượng thí sinh thi rất đông và trường lại chọn ít người, cho đến tận năm “nhị thiên niên kỷ” mới chính thức bước chân vào trường.

Nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền (sinh năm 1974)

 

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Vòng xoáy. 2007. Tre, dây thép. 160x230x80cm. Tác phẩm trong Festival Mỹ thuật Trẻ 2007

Trong quá trình học và sau khi ra trường anh cũng đều đặn tham gia các hoạt động và triển lãm, thành tích lớn trong những hoạt động đó là năm 2005 anh được huy chương Bạc trong Triển lãm Mỹ thuật Toàn Quốc và các giải thưởng trong các triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam những năm sau đó. Có một vinh dự lớn với anh sau khi ra trường, và đúng chín năm sau khi Trại sáng tác điêu khắc lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, lúc đó anh tham gia với vai trò cộng sự, thì đến năm 2006 và năm 2007 anh tham dự với vai trò là nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền, là tác giả trong hai trại sáng tác Quốc tế, đó là Trại sáng tác Điêu khắc Quốc tế Biến tấu Hội An năm 2006, trại Điêu khắc Quốc tế Đồ Sơ – Hải Phòng năm 2007.

Tôi vẫn còn nhớ tác phẩm “Vòng xoáy” của Khổng Đỗ Tuyền trong Festival Mỹ thuật Trẻ tại 42 Yết Kiêu được thực hiện chủ đạo là chất liệu tre và dây thép, đặt dưới gốc cây nhãn giữa sân trường Mỹ thuật như ấn tượng từ một dòng bão xoáy. Dấu ấn của tác phẩm này là sẽ tạo thành một xu hướng của tác giả về sau, khi chuyển vào xử lý với chất liệu kim loại.

Phải đến năm 2009 – 2010, cũng trong cùng một – hai năm, Khổng Đỗ Tuyền tham gia cùng lúc hai triển lãm quan trọng bằng chất liệu kim loại kích thích nhóm thế hệ trẻ, tổ chức chủ đạo của hai giảng viên khoa Điêu khắc thế hệ trước là ông Đào Châu Hải và bà Lê Thị Hiền. Triển lãm “Sóng ngầm – 2009” tại Viet Art Centre 42 Yết Kiêu gồm các tác giả Đào Châu Hải, Phan Phương Đông, Nguyễn Huy Tính, Khổng Đỗ Tuyền và Nguyễn Ngọc Lâm. Triển lãm “5 Plus – 2, 2010” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam gồm Lê Thị Hiền, Mai Thu Vân, Lê Lạng Lương, Khổng Đỗ Tuyền, Trần Trọng Tri (điều vui là trong các tác giả trê kể trên, trước và sau – hiện tại đều là giảng viên Khoa Điêu khắc, trường ĐHMTVN).

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Chuyển động ngầm I. 2015. Sắt, sơn. 152x300x136cm

 

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Chuyển động ngầm VI. 2015. Sắt hàn. 22x66x66cm

 

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Chuyển động ngầm X. 2015. Sắt sơn. 20x23x20cm

Là các điêu khắc gia chuyên nghiệp, thì họ đều có thủ pháp với bất cứ chất liệu nào, nhưng điều thú vị là việc chọn và duy trì thời gian lâu dài với nguồn chất liệu nào là do sở thích cá nhân. Và chuyển đổi chất liệu thành cảm giác cảm nhận như thế nào cho đông đảo người thưởng thức, lại cũng do cá tính giới và tư cách quan điểm “ngược nhìn rọi bản thân, xuôi rộng ra toàn thể”. Ví dụ khi dùng chất liệu kim loại, nhà điêu khắc Lê Thị Hiền thường thích “coi sắt như giấy” để “gập thép – giấy nhẹ bay”. Còn nhà điêu khắc Đào Châu Hải biến kim loại thành sóng, thành khối xù ra nhiều tia, hướng góc tỏa để tấn công vận động khắc chế không gian…

Trải qua những triển lãm nhóm cả trong và ngoài nước, năm 2015 Khổng Đỗ Tuyền tổ chức triển lãm cá nhân lần đầu tiên mang tên “Chuyển động ngầm” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm cá nhân “Những vết hằn” năm 2016 tại À Gallery – TP. HCM. Các tác phẩm trong hai triển lãm cá nhân này chất liệu chủ đạo đều là kim loại. Trong triển lãm “Chuyển động ngầm”, họa sĩ Lý Trực Sơn đã viết: “Khổng Đỗ Tuyền là một khuôn mặt nổi bật và lạ, nghệ thuật của Anh khó phân tích bởi tính riêng tư và kiệm lời. Một cách tự nhiên và với tài năng nghệ thuật (tôi không nói là bản năng). Anh chọn hình thức điêu khắc khắc khổ, loại bỏ hết sự rườm rà hoa mỹ. Hầu hết tác phẩm của anh được thực hiện theo lối nén khối, gây cảm giác vật chất bị dồn chặt tới mức muốn phá ra và thoát khỏi hình dạng của mình. Khối điêu khắc vì vậy chứa được một năng lượng bên trong, sự tĩnh tại chứa khả năng bùng nổ.Với nghệ thuật điều đó giống như đi ngược. Kim loại đi ngược về quặng. Ngôn ngữ đi ngược về im lặng. Lời đi ngược về ý”.

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Chuyển động ngầm XV. 2015. Sắt hàn. 150x20x50cm Tác phẩm được Giải A Triển lãm Khu vực I Hà Nội năm 2015

 

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Gắn kết. 2006. Đá Marble. 230x190x100cm

Triển lãm là sự xác định chính danh của tác giả với đời sống điêu khắc đương đại và chất liệu vô tận tương đương “gậy Như Ý” dùng cho “gốc gác muốn tạo tác điều gì”. Với cá tính và độ tuổi không vội vã thành danh lập nghiệp hay truy lợi tức thì như một số tác giả đồng nghiệp đồng hành, song song tuổi trung niên cả trước và sau. Sự chân chất, mộc mạc giản dị, ít nói trong cư xử, nhưng tác phẩm dồn chứa năng lượng khỏe khoắn của Khổng Đỗ Tuyền có lẽ là một hướng đi tới cái đích lớn của người trên đã truyền lại cho các thế hệ sau từ trước là: Người làm nghệ thuật hình – khối, muốn đi đường dài, cần bàn tay thợ giỏi, cái đầu bác học và trái tim nhiệt huyết tình đời…

Những phong cách cá tính nghệ sỹ Khổng Đỗ Tuyền từng hiển hiện rõ đối với số đông đều thấy là vẻ điềm tĩnh, cẩn trọng và nghiêm túc trong nghề – nghiệp tạo khối – hình. Nét riêng tư là thích hướng tới tạo tác mầm, chồi và những vết rạn chứa sự mẫn cảm do chính đôi tay trực tiếp điêu tô dù qua đá, đồng, nhôm, gỗ hay sắt thép… Nhìn ngược về nguồn lịch sử truyền thống lâu dài, chắc chắn là dân tộc tính xuyên suốt qua nhiều thế hệ qua nghệ thuật thị giác – vật chất ba chiều. Ví dụ so sánh với nghệ thuật điêu khắc đình làng trung đại, cận đại vừa có vẻ ngoài giản phác vui tươi, nhưng bên trong không kém phần tinh tế bay lượn của những tín ngưỡng nông thôn đậm đặc mà không hề quá mức phù phiếm ảo giác như thời nay từ thuở xưa. Còn nhìn gần hơn, không hề học hỏi trực tiếp là với những thế hệ trước trưởng thành đã lâu và giờ thì suýt soát về mùi thơm “chuối chín”, nhưng theo tôi là Khổng Đỗ Tuyền tự nhiên có mối liên giao nhanh chóng, mà chính tôi là người thưởng ngoạn lại khó nêu được lý do như các tác giả điêu khắc khác. Và nghệ sỹ Khổng Đỗ Tuyền có được điều may mắn là không bị sướt qua vài nét dạng vẻ “quái kiệt” như các bậc đàn anh vừa kể. Dường như là nghệ sỹ được sinh ra may mắn vào đúng thời bình, không bị trải qua những thời điểm thiếu thốn hay ho, hay vận mệnh khổ ải khắc nghiệt của các thế hệ đi trước. Có lẽ do vậy nên tác phẩm dù dưới bất cứ chất liệu nào của Khổng Đỗ Tuyền cho đến nay không bị rơi vào đường nét tạo góc, hướng dữ dội hay cong keo vằn vèo trang điểm cầu kỳ, hoặc phồng to quá trớn… của đại đa số tác giả phương Âu, Mỹ hay Á mà quay lại rút về những khối hướng nguyên thủy chủ đạo, trầm ấm chát ngọt ở bề mặt. Nếu nghệ sỹ – tác giả Khổng Đỗ Tuyền nhận rõ trở đi trở lại rằng cá nhân bản thân đã trở thành một mắt xích không hề nhỏ, trơn đậm đà nhân duyên kết nối với thế hệ trước, thì việc duy, hướng những điều gì cho nhiều thế hệ trẻ về sau tiếp nối, sẽ chẳng hề ngẫu nhiên dừng lại ở biên, đích nào…

Vũ Lâm

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam

  VOV.VN – Sáng 25/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Cùng dự có các Bí thư Trung...

TỪ PABLO TRỞ THÀNH PICASSO

  Trước khi trở thành ngôi sao thì Pablo Picasso cũng đã trải qua những cơn khủng hoảng mà ngày nay nhiều nghệ sĩ vẫn mắc phải: không tiền, không có phòng tranh, không được công nhận. Cuộc...

Chiêm ngưỡng nghệ thuật Hàn Quốc đầy phóng khoáng và tự do

(ĐCSVN) – Triển lãm “Hàn Quốc, phóng khoáng và tự do” là cơ hội để công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam tìm hiểu và thưởng lãm những tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ Hàn Quốc, qua đó...

MẤY CÂU CHUYỆN VỀ CÁC NGHỆ SĨ THỜI BAO CẤP Ở HÀ NAM NINH

  Năm 1976 tỉnh Ninh Bình sáp nhập vào Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đã hơn 45 năm qua, tôi cũng như bè bạn hoạt động trong giới văn học nghệ thuật tỉnh nhà vẫn còn lưu giữ những hồi niệm...

HỌA SĨ SỸ NGỌC: HIỆN THỰC – SÁNG TẠO

  Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIII (1939 – 1944) cùng khóa với các họa sĩ Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Trọng...