GỐM THÀNH LỄ

 

Năm 1958, ông Nguyễn Thành Lễ mở thêm xưởng gốm Thành Lễ ngoài xưởng sơn mài. Ông cho mời nhóm thợ của Hợp tác xã (HTX) Mỹ nghệ Biên Hòa sang làm cố vấn, làm đầu đàn cho xưởng gốm để sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu.

Tại Biên Hoà, ngày 29/4/1950, ông bà Balick – hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Biên Hòa nghỉ hưu. Sau 1950, do mâu thuẫn với trường về việc sử dụng lợi nhuận đang tăng lên nhanh chóng do sản xuất hàng mỹ nghệ, hơn nữa ông hiệu trưởng Trần Văn Ơn cũng không muốn quản lý, nên HTX Mỹ nghệ tách ra khỏi trường thành một đơn vị độc lập tự thu, tự chi. Thời kỳ 1950 – 1960, HTX hoạt động rất mạnh, có phần trội hơn thời kỳ ông bà Balick phụ trách. Chất lượng bớt khắt khe hơn, giá thành tương đối hợp lý nên nhiều đại lý ở Sài Gòn lên Biên Hòa mua hàng về bán. Các đại lý lớn là Vạn Hoa, Nam Hoa, Tân Hoa, Tân Kỳ, Trung tâm khuyếch trương tiểu thủ công nghệ,… Hơn nữa quân Pháp rút về nước, người Pháp thích mua sản phẩm mỹ nghệ Biên Hòa để làm kỷ niệm, do đó hàng bán rất chạy sản xuất không đủ bán.

Bình Thành Lễ – tích Vinh quy bái tổ, cao 96cm
Bình Trưng Vương phạt Hán, gốm Thành Lễ, cao 80cm
Phù điêu 3 thiếu nữ (sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Tp. HCM)

Học sinh trường Mỹ nghệ Biên Hòa sau khi tốt nghiệp phải làm đơn xin gia nhập HTX Mỹ nghệ, sau một năm thực tập sẽ trở thành thợ chính thức. Từ khoảng năm 1958, HTX Mỹ nghệ vẫn hoạt động bình thường nhưng không còn thịnh vượng như trước nữa. Do vậy, những học sinh sau khi tốt nghiệp phải đỗ loại xuất sắc thì HTX Mỹ nghệ mới tuyển vào làm, còn lại phải tìm kiếm công việc khác.

Lò lu Tân Vạn có bước chuyển lớn vào năm 1957 khi ảnh hưởng dòng gốm HTX lan tỏa đến. Các xã viên có nhà ở Tân Vạn lập nhóm gia đình sản xuất hàng mỹ nghệ ở nhà trong thời gian rảnh rỗi, rồi bỏ vào lu nung chung với các lu, không tốn nguyên liệu và thời gian làm bao hộp, và nhất là không tốn chất đốt. Một sáng kiến tuyệt vời về kinh tế, do đó gốm mỹ nghệ phát triển rất nhanh tại Tân Vạn. Vào năm 1961, phản ánh tầm quan trọng ngày càng lớn của gốm mỹ nghệ, lò gốm đầu tiên (lò ông Bảy Vạn) được xây dựng theo kiểu HTX Mỹ nghệ ra đời tại Tân Vạn.

Tại Bình Dương, năm 1958, ông Nguyễn Thành Lễ mở thêm xưởng gốm ngoài xưởng sơn mài Thành Lễ. Ông mời nhóm xã viên của HTX Mỹ nghệ Biên Hòa sang làm cố vấn, làm đầu đàn cho xưởng gốm sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Theo nhiều nghệ nhân gốm Biên Hòa ngày trước làm cho Thành Lễ cho biết, khi ông Thành Lễ mở thêm xưởng gốm ông nghĩ ngay đến Biên Hòa. Ông Thành Lễ qua Biên Hòa “mua” tài sản của ông Bảy Vạn, tài sản gồm khuôn bọng, mẫu mã, men màu, “mua” nhóm thợ tại lò của ông Bảy Vạn. Xem như cơ ngơi của ông Bảy Vạn “dời” qua Bình Dương. Đồng thời ông Thành Lễ tuyển một số nghệ nhân gốm Biên Hòa lâu năm, cùng số học sinh vừa mới ra trường qua làm cho cơ sở của ông. Xí nghiệp Thành Lễ trả lương cao cho nên thu hút nhiều thợ giỏi được đào tạo bài bản từ trường Mỹ nghệ Biên Hòa qua đầu quân. Nghệ nhân gốm Biên Hòa qua đầu quân cho Thành Lễ khoảng 20 người đổ lại. Công việc chuyên môn của những nghệ nhân Biên Hòa qua làm cho lò gốm Thành Lễ cụ thể như sau:

Nắn mẫu: Nguyễn Văn Trí (Năm Trí), Trịnh Văn Nở (Bảy Nở), Đào Văn Tư (Tư Đào), Lê Văn Thế (Năm Thế).

Xoay tay và pha chế men: Trần Văn Vạn (Bảy Vạn), Trần Minh Đạo (Hai Đạo) làm phụ tá.

Quản lý nhân sự: Nguyễn Văn Yến (Tám Yến).

Khuôn: Trần Văn Hộ (Hai Hộ), Nguyễn Thành Châu.

Chạm khắc: Phạm Trung Liệt (Ba Liệt).

Chấm men: Võ Ngọc Liễu (Năm Liễu), Huỳnh Văn Thà (Năm Thà), Ẩn, Long, Láy.

Hoàn thành sản phẩm: Trần Văn Tươi (Tư Tươi), Nguyễn Văn Hạnh (Hai Hạnh).

Chụm lửa, vô lò: Phạm Văn Sáng (Hai Sáng).

Hoàn tất sản phẩm: Lâm Văn Thành (Ba Thành)..v.v…

Logo Thành Lễ

Chứng thư giám đốc chủ nhân Xưởng sơn mài & lò gốm Mỹ thuật Thành Lễ chứng nhận ông Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1941 tại Biên Hoà) hiện đang giúp việc tại xưởng với tư cách là công nhân chuyên nghiệp thuộc ngành lò gốm mỹ thuật (ông Nguyễn Thành Lễ ký tại Bình Dương ngày 12/3/1964).

Xưởng gốm Thành Lễ vào đầu những năm 1960, trong ảnh là các thợ tốt nghiệp từ Trường Mỹ nghệ Biên Hoà, ông Phạm Trung Liệt (đầu tiên bên trái), ông Trịnh Văn Nở (đầu tiên bên phải).

 

Catalogue Thành Lễ

Cũng tương tự như gốm Biên Hòa, đặc trưng của gốm Thành Lễ là chạm khắc chìm gây ấn tượng mạnh, chấm men nhiều màu hoa văn rất chi tiết phủ khắp sản phẩm. Thông thường những sản phẩm gốm Thành Lễ sử dụng phương pháp xoay tay và in khuôn để tạo hình gốm, còn lại những sản phẩm nhỏ sử dụng phương pháp rót, một phương pháp còn chưa phổ biến vào thời điểm đó. Thời gian đầu men màu của gốm Thành Lễ do ông Bảy Vạn, một trong những nghệ nhân kỳ cựu của HTX Mỹ nghệ Biên Hòa, pha chế nên ít nhiều ảnh hưởng từ men màu của HTX Mỹ nghệ Biên Hòa. Gốm Thành Lễ từ xoay tay, in khuôn, chạm khắc, trang trí hoa văn đến chấm men, nung lò ảnh hưởng nhiều từ gốm Biên Hòa xưa cùng với những sản phẩm này do những nghệ nhân gốm Biên Hòa tham gia trực tiếp sản xuất. Do vậy, sản phẩm gốm Thành Lễ vào thời gian đầu nhìn rất giống với dòng gốm Biên Hòa.

Trong cuốn “Gốm sứ Sông Bé” của tác giả Nguyễn An Dương (chủ biên) – Trường Ký – Lưu Ngọc Vang do NXB tổng hợp Sông Bé xuất bản năm 1992, trong bài trò chuyện với nghệ nhân Hồ Văn Sa (Sáu Sa), nghệ nhân Sáu Sa cho biết: “Gốm Thành Lễ là một cơ sở sản xuất mặt hàng mỹ nghệ đầu tiên ở Thủ Dầu Một. Trước đây ông Thành Lễ rất chú ý đến mặt hàng này. Hàng của Thành Lễ trước đây đã nâng lên thành tác phẩm mỹ thuật nên mới chiếm được cảm tình của khách hàng. Nếu không chú ý đến điều đó mà đi vào sản xuất ồ ạt quá là không thành công. Cơ sở Thành Lễ ngày trước có bí quyết sản xuất “men cổ”. Khi cần men thì mua các hóa chất về rồi lấy thêm nguyên vật liệu trong nước, đem chế biến ra “men cổ” có giá trị cao. Rồi cách tạo dáng, chấm men, vẽ hoa trang trí,… cũng rất công phu, tỷ mỷ với con mắt mỹ thuật của người có tay nghề cao. Thành Lễ rất ghét các mẫu mã làm theo kiểu rập khuôn, nên ông không cho họa sĩ bắt chước mẫu mã mà phải sáng tạo khác với người khác và đạt giá trị nghệ thuật thì ông mới duyệt cho đưa vào sản xuất. Rồi ông cũng có tiền thưởng thích đáng dành cho họ”. Cũng xin nói thêm, nghệ nhân Hồ Văn Sa (Sáu Sa) chính là em rể của ông Thành Lễ, được ông Thành Lễ tín nhiệm giao cho giữ chức giám đốc đứng ra điều hành xí nghiệp Thành Lễ.

Tượng Quan Âm, gốm Thành Lễ. Cao 115cm (ảnh Lê Bích)
Bình chữ Thọ (ảnh Lê Bích)
Bình bách hoa (trong nhà nghệ nhân Thành Lễ – ông Nguyễn Văn Tuyền)
Lân (trong nhà nghệ nhân Thành Lễ – ông Nguyễn Văn Tuyền)

Sản phẩm gốm mỹ nghệ Thành Lễ ngày trước không sản xuất ồ ạt, mà chú trọng đến chất lượng thành phẩm. Do chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đạt trình độ nghệ thuật cao nên mặc dù giá bán thường cao hơn những nơi khác nhưng khách hàng vẫn tìm đến xí nghiệp Thành Lễ để mua và đặt hàng. Để bảo đảm đó là hàng chính hiệu, mỗi món gốm đều in dấu chìm Thành Lễ ở đáy. Sản phẩm gốm Thành Lễ sản xuất vừa có chất lượng vừa có hình thức đẹp phù hợp với thị hiếu khách hàng, nhất là khách hàng châu Âu. Gốm Thành Lễ chiếm lĩnh các thị trường Pháp, Mỹ, Tây Đức, Bỉ, Hồng Kông, Úc,… và một số nước ở châu Phi. Sản phẩm của Thành Lễ được đem đi triển lãm ở các hội chợ châu Âu, châu Á và đã được tặng thưởng nhiều huy chương.

Theo một số tài liệu, thì xí nghiệp Thành Lễ mời gọi hàng chục nghệ nhân từ Biên Hòa sang trả lương rất cao 3,600đ/tháng, trong khi đó 1 lượng vàng lúc đó chỉ có 2,800đ. Đi tìm hiểu thực tế, theo một số nghệ nhân Biên Hòa ngày trước làm cho Thành Lễ hiện nay còn sống, thì lương khi xưa ông Thành Lễ trả có 3 bậc: bậc I là 2,500đ, bậc II là 2,200đ và bậc III là 1,800đ. Còn với mức lương 3,600đ sẽ trả cho những người thợ cả và những nghệ nhân gốm xuất sắc. Và trong quá trình làm cho Thành Lễ lương không thay đổi, nghĩa là lương không tăng. Lương Thành Lễ lúc đó khá hơn lương công chức một chút. Có lẽ nghệ nhân Biên Hòa qua đầu quân cho Thành Lễ không hẳn vì mức lương cao, mà nhiều khi là vì lúc đó xí nghiệp gốm Thành Lễ mới mở thu hút họ, đồng thời HTX Mỹ nghệ Biên Hòa đã không còn thịnh vượng như xưa.

Trong quá trình làm cho Thành Lễ những nghệ nhân gốm Biên Hòa đã trực tiếp hoặc gián tiếp truyền dạy kỹ thuật gốm (nắn, xoay, rót, làm mẫu, chấm men, nung,…) cho lớp thợ học nghề địa phương. Sau vài năm, khi thợ Bình Dương nắm được kỹ thuật thì số thợ gốm Biên Hòa lại khăn gói về xứ làm ăn.

Thời gian làm tại xí nghiệp Thành Lễ không dài, từ năm 1958 đến khoảng năm 1968, nhưng nghệ nhân gốm Biên Hòa đã để lại dấn ấn của mình trên những sản phẩm gốm Thành Lễ, bên cạnh một dòng tranh sơn mài nổi tiếng của Thành Lễ. Ngày nay cũng có nhiều người quan tâm sưu tầm những món gốm Thành Lễ ngày trước, có đôi lần họ bị nhầm lẫn với gốm Biên Hòa. Cũng dễ hiểu vì chúng được làm ra bởi những nghệ nhân và kỹ thuật sản xuất gốm từ Biên Hòa. Nhưng cũng có thể xem đó là một hướng đi khác của gốm Biên Hòa, một phần nào đó giúp gốm Biên Hòa lan tỏa khắp miền Nam.

Nguyễn Minh Anh 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Trưng bày hơn 80 tác phẩm hội họa về đất nước

(ĐCSVN) – Triển lãm “Đất nước tôi” giới thiệu tới công chúng hơn 80 tác phẩm hội họa thuộc thể loại tranh phong cảnh, được sáng tác từ năm 1930 đến năm 2007 của nhiều danh họa trong...

Nguyễn Gia Trí – Với sáng tác tranh trừu tượng

Tác phẩm của Nguyễn Gia Trí về hình tượng thiếu nữ trên tranh sơn mài nổi tiếng ngay từ khi ra đời vào những năm 30 – 40. Thời hoa niên, trên những nẻo đường thực địa, ông tìm về làng quê...

220 tác phẩm dự Triển lãm Mỹ thuật Đông Nam Bộ

Triển lãm Mỹ thuật Đông Nam Bộ khu vực VII lần thứ 28 năm 2023 do UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức đã khai mạc sáng 8/8, tại Bảo tàng tỉnh. Năm nay, triển lãm...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT NGÀNH HỘI HỌA – KHU VỰC I (HÀ NỘI) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

                                                   ...

“NHẬT THỰC” CỦA PHƯƠNG QUỐC TRÍ, MỘT CỰC ĐOAN ĐẦY THI TÍNH VÀ NHÂN BẢN

  Phương Quốc Trí, là một trong vài hoạ sĩ Việt Nam mà nhiều năm qua, tôi đặc biệt theo dõi với nhiều hứng thú. Ngay ở những bước đầu sáng tác của anh, tôi đã tin anh sẽ đi xa và để lại...