CÔ ĐƠN VÀ LUÂN HỒI SINH TỬ

 

Qua bút pháp hiện thực lãng mạn có yếu tố siêu thực và tượng trưng, nghệ thuật của Lê Huy Tiếp đưa người xem ngắm nhìn sự cô đơn và sinh-tử luân hồi trên cõi đời trong mối quan hệ con người-thiên nhiên-vũ trụ.

Tháng 12.2020, Lê Huy Tiếp trong trang phục quần jeans áo sơ mi sẫm màu, phong thái tự tin, hoạt bát nói chuyện với các nhà sưu tập, công chúng tới triển lãm “50 năm nghệ thuật hội họa và tranh in của họa sĩ Lê Huy Tiếp” tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của ông (1950-2020), hơn 120 tác phẩm hội họa (sơn dầu, acrylic, bút sắt, chì…) và đồ họa tranh in (khắc cao su, khắc kẽm, in độc bản, in lưới…) đã được giới thiệu tới công chúng. Đây là những sáng tác từ năm 1966 tới năm 2020, từ 15 bộ sưu tập bảo tàng và sưu tập tư nhân tại Việt Nam, Úc và Mỹ.

Lê Huy Tiếp là người tiên phong và thành công trong việc sử dụng yếu tố siêu thực và tượng trưng qua bút pháp hiện thực lãng mạn, đóng góp ngôn ngữ biểu đạt mới và nội dung mới cho nghệ thuật tạo hình Việt Nam. “Ông là người nhập cuộc táo bạo vào nền nghệ thuật Việt Nam. Ông thuộc thế hệ thứ nhất của Đổi mới và mở đầu câu chuyện đi trước Đổi mới của Mỹ thuật Đương đại Việt Nam từ những năm 1980,” họa sĩ Lương Xuân Đoàn, chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ.

Lê Huy Tiếp – Cô gái và con chó trắng, 1976, sơn dầu trên toan, 100x120cm

 

Lê Huy Tiếp – Trời và đất, 2003, sơn dầu trên toan, 170x170cm

Giải thưởng Nhà nước năm 2007 được trao tặng họa sĩ Lê Huy Tiếp, là minh chứng cho tầm vóc tư tưởng và giá trị nghệ thuật trong nghệ thuật của ông. Sử dụng bút pháp hiện thực, nhưng ông không lệ thuộc hay là nô lệ của mô phỏng. Ông giữ khoảng cách với thực tại, biến đổi chúng theo suy nghĩ cá nhân, tạo cho sự vật sức sống thực bằng ý tưởng. “Ông lấy nền tảng là hiện thực đời sống, hướng tới cái đẹp lý tưởng, thể hiện triết lý sâu sắc về đời sống con người mang tầm nhân loại thông qua những hình tượng có yếu tố tượng trưng. Nghệ thuật hội họa và tranh in của Lê Huy Tiếp đặc sắc, khác biệt bởi tinh thần học thuật hàn lâm. Ngôn ngữ nghệ thuật của ông là sự tổng hòa giữa mỹ cảm lãng mạn phương Đông và duy lý phương Tây” PGS., TS., họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương, trưởng khoa Đồ họa trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam nói.

***

Sinh tháng 4 năm 1950 tại Nghệ An, Lê Huy Tiếp tự học vẽ, yêu thích toán, lý, hóa từ nhỏ. 12 tuổi, ông bị đau đầu khi học khoa học tự nhiên và thị lực mắt phải chỉ còn 1/10 ba năm sau đó. Hội họa đã giúp ông thoải mái về tâm trí và logic khoa học có thể được ông vận dụng hiệu quả thông qua nghệ thuật tạo hình. Hướng đi đó cùng sự ủng hộ của gia đình, năm 1966, ông thi đỗ khoa trung cấp trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội rồi được cử đi học tiếp tại Khoa Đồ họa trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Matxcơva ở Liên Xô (cũ) năm 1969.

Matxcơva cho nghệ sĩ trẻ có cơ hội tự học sơn dầu thông qua triển lãm và bảo tàng, đồng thời vẽ bìa đĩa hát và thiết kế bìa sách cho các nhà xuất bản ở đây. Nhìn về quê hương khói lửa, ông ghi lại cảm giác đau thương và tôn vinh những cái chết bất tử, những sự hy sinh cao cả trong cái đẹp bi thương từ năm 1971 tới 1973 qua các bức như “Máu của chiến tranh” (sơn dầu) và bộ “Chiến tranh Việt Nam” (khắc kẽm, sưu tập Bảo tàng nghệ thuật quốc gia Singapore), “Tổng thống Nixon nói về hòa bình cho Việt Nam” (sơn dầu, sưu tập Trần Hậu Tuấn), “Phố Khâm Thiên sau khi bị Mỹ ném bom” (sơn dầu, sưu tập Cúc Gallery).

Lê Huy Tiếp – Du thuyền Crystal Symphony, 2013, sơn dầu trên toan, 87x107cm

 

Lê Huy Tiếp – Gió tháng 7, 2019, acrylic và sơn dầu trên toan, 80x100cm

Sống trong nền văn hóa Nga và tiếp xúc với bộ sưu tập hậu ấn tượng của bảo tàng Pushkin và Hermitage, Lê Huy Tiếp từng theo đuổi trường phái hậu ấn tượng vào năm 1969-1970. Ông ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa biểu hiện từ năm 1971 tới 1974 với các đề tài về tội ác chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1975, khi nghệ thuật ở Việt Nam mang nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, tôn vinh các giá trị cộng đồng, cổ động đời sống lao động chiến đấu và sản xuất, ông đã sớm quan tâm và nhấn mạnh sự cô đơn và những niềm hy vọng trong đời sống riêng tư, với kỹ thuật sơn dầu của ông là xa lạ lúc bấy giờ. Bức “Cô gái và con chó trắng” (1976) được trưng bày trong triển lãm mỹ thuật toàn quốc và bị gỡ xuống sau ba ngày. “Vẽ sơn dầu cũng mỏng thế này được à?” họa sĩ kể lại câu hỏi của thành viên trong hội đồng mỹ thuật toàn quốc. Làm thế nào để có thể vẽ sơn dầu mỏng dính và mô tả chính xác các sắc độ xanh khác nhau trong khóm cây chiếc lá, độ vàng trong bức tường xám tàn phai, màu vàng-trong của sắc da cô gái trẻ, hoặc cách các nét vàng được kết hợp với màu kem và xám được chải lên bề mặt để mô tả bãi cát dài.

Kỹ thuật điêu luyện thể hiện cảm xúc chân thành một cách tự nhiên, thông qua tư duy tạo hình rồi thành nghệ thuật. Vẻ đẹp tạo hình và ý tưởng đề tài không loại trừ lẫn nhau mà là một thể thống nhất trong tất cả các chất liệu ông thực hành, và cảm giác- thị giác, xúc giác, cảm xúc- là trọng tâm trong nghệ thuật của ông.

Từ Đổi mới tới nay, kinh tế tư nhân và đời sống cá nhân phát triển, Lê Huy Tiếp đã có cái nhìn xa hơn tới mối quan hệ con người-thiên nhiên-vũ trụ, luân hồi sinh-tử và nỗi cô đơn của mỗi cá nhân, mỗi vật chất, từng sinh thể. Ông sử dụng bút pháp hiện thực có yếu tố siêu thực và tượng trưng. Ông nghiên cứu tỉ mỉ, tư duy về cấu trúc ở tất cả các góc nhìn và ánh sáng, để hiểu sự vật, con người một cách hoàn chỉnh nhất về hình và khối. Ông nhìn hình ảnh trong một thời gian dài, và đòi hỏi bản thân phải thấy hình ảnh đạt được sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu với tâm hồn.

Lê Huy Tiếp – Côn Đảo, 1972, khắc kẽm, 19x25cm

 

Lê Huy Tiếp – Nhà tù chế độ Sài Gòn, 1972, khắc kẽm, 25×19 cm

 

Lê Huy Tiếp – Trả thù, 1971, khắc kẽm, 19×25 cm

 

Lê Huy Tiếp – Trẻ mồ côi đọc hiệp định đình chiến về hòa bình, 1973, khắc kẽm, 25x19cm

 Các câu chuyện trong tranh Lê Huy Tiếp khiến người xem dành thời gian tập trung suy ngẫm, trải nghiệm tác phẩm. Tạo hình của ông đã gợi được ý nghĩa về đời sống trong từng thời đại khác nhau. Ví dụ như, “Gió tháng 7” là tác phẩm sơn dầu mới nhất được sáng tác năm 2019 với hai chiếc túi nilon tượng trưng cho chủ nghĩa tiêu dùng toàn cầu và vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Nghệ thuật của Lê Huy Tiếp là một hệ thống tôn vinh sự cô đơn cá nhân khi đối diện với bản thân trong tĩnh lặng. Đề tài về cô đơn không chỉ ứng với hội họa mà còn đồ họa tranh in như trong những bức khắc kẽm “Đợi trăng”-“Trăng non”-“Trăng tròn”-“Những vì sao” sáng tác từ năm 1995 tới 2007. “Ngôn ngữ chuẩn xác, tinh tế, kiệm lời đầy biểu cảm trong các bản tranh khắc nhỏ,” họa sĩ Lương Xuân Đoàn cho biết. Luân hồi sinh-tử cũng là đề-tài chính trong các nghệ phẩm của ông 50 năm qua. Nó ẩn dấu trong cái chết và tình yêu, chồi non lại trỗi dậy trên những vùng đất cằn, cành cây khô như trong tác phẩm sơn dầu “Trời và đất” (2001) hay sự hồi sinh sau chiến tranh trong bức in collagraph “Thành cổ Quảng Trị” (2005).

Lê Huy Tiếp sống với mục đích nội tại của con người, sống mà không chối bỏ bản chất người đích thực, đặc biệt là không chối bỏ cái chết. “Tôi luôn cảm nhận được sự cô đơn và cái chết. Cô đơn là đau khổ, là hạnh phúc. Chết là vòng luân hồi luôn chuyển động giữa trẻ và già, nảy nở và tàn lụi, sinh và tử, phát triển và hủy diệt. Cái đẹp vẫn tiếp tục sống, dù là trong cô đơn, dù là sự sống không còn,” Lê Huy Tiếp chia sẻ.

Đặng Thư

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

Mạn đàm về sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”, đánh giá và giải pháp

Có thể khẳng định rằng tranh – tượng về đề tài Lực lượng vũ trang & Chiến tranh Cách mạng (LLVT & CTCM) đã hiện diện trong đời sống và lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam trước...

Mỹ thuật ứng dụng: Tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực rộng, đã và đang chạm vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc phát triển mỹ thuật ứng dụng, với các sản phẩm, thiết...

Vẻ đẹp ký ức qua “Thiên đường hoàn hảo” của họa sĩ Lưu Tuyền

NDO – Thuộc thế hệ họa sĩ đương đại lứa 8x, sáng tác của họa sĩ Lưu Tuyền chứa đựng trong đó các giá trị văn hóa truyền thống dưới những góc nhìn khác nhau về đời sống xã hội. Anh...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

ĐÁM CƯỚI CHUỘT NHÌN TỪ PHE NƯỚC MẮT

    Tôi từng nhiều lần được nghe rằng tranh “Đám cưới chuột” (Việt Nam) hoàn toàn giống với tranh “Lão thử thú thân” (Trung Quốc). Quả là nếu nhìn qua thì những bức tranh này rất...

CÁC BẬC THẦY HỘI HỌA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM: GÓC NHÌN TỪ CÁI BẤT TOÀN

  Khi ngẫm về các bậc thầy hội họa hiện đại Việt Nam như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm… chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng, có gì giống nhau giữa họ,...

TAM BẠC

  Đô thị nào mà chả ở cạnh sông. Đô thị nào mà chả có phố ven sông Hà Nội với những phố ngoài đê như An Dương, Cầu Đất, Hàm Tử Quan, Vạn Kiếp. Huế có phố Lê Lợi, Hội An có phố...

BỘ SƯU TẬP NGHỆ THUẬT CỦA LAMARQUE DALAT VILLA

  Lamarque Dalat villa hiện nay được xem như là một trong những biệt thự sang trọng và đẳng cấp nhất ở thành phố Đà Lạt. Không chỉ gây ấn tượng bởi hình hài của một tiểu lâu đài với...

TIỂU THỦ CÔNG NGHỆ MỸ NGHỆ XƯA Ở NAM KỲ

  Ngoài một vài kỹ nghệ truyền thống khá quan trọng như kỹ nghệ đồi mồi ở Hà Tiên, kỹ nghệ kim hoàn ở Sa Đéc, có thể nói rằng ở Nam Kỳ xưa chưa có ngành kỹ nghệ mỹ nghệ bản xứ....