CÂU CHUYỆN VỀ BỨC TRANH LỤA “KHỞI NGHĨA”

 

Năm 1970, họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh đang giảng dạy tại trường Mỹ nghệ Biên Hòa. Nhân lúc rảnh rỗi, lại đang xa vợ con, ông vẽ một bức tranh lụa, vốn là sở trường, lấy đề tài là “Khởi nghĩa”. Bức tranh thể hiện ba người đàn ông đứng tựa lưng vào nhau. Người đứng chính diện khoang tay, thanh gươm còn trong vỏ đeo bên thắt lưng, đôi mắt nhìn xuống ra chiều đăm chiêu suy nghĩ. Người đứng bên trái bức tranh cầm cung trên tay, người đứng bên phải cầm quyển binh thư tay trái và thanh gươm bên tay phải. Khác với người đứng giữa, hai nhân vật hai bên đều quấn khăn, ra dáng sĩ phu hơn là binh sĩ. Cả ba đều có cái nhìn trầm tư, suy nghĩ. Các hình tượng trong tranh đều tĩnh, cho dù tên bức tranh “Khởi nghĩa” thể hiện sức đột phá, sự biến đổi mạnh mẽ. Mấy thanh tre vót nhọn như chuẩn bị sẵn. Tất cả như là mũi tên, chực lao đi nhưng thực tế chỉ như cánh cung đang giương lên. Phía sau ba người là liễn chữ nho mang dòng chữ “Thất phu hữu trách”, là đoạn sau của câu tục ngữ Hán Việt nổi tiếng “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” (tạm dịch: nước nhà hưng thịnh hay lúc suy vong, dân thường cũng phải có trách nhiệm).

Bức tranh “Khởi nghĩa” (bản thứ hai) do họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh sáng tác lại vào những năm 1980

 

Bức tranh “Khởi nghĩa” (bản thứ nhất)  giải Nhất Văn học Nghệ thuật Quốc gia 1970 tại Sài Gòn

 

Họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh và bức tranh lụa vẽ chân dung cha ruột của Nhà nghiên cứu Phạm Công Luận

Nhìn ngắm bức tranh, cái tên “ Trước ngày khởi nghĩa” có lẽ thích hợp hơn. Tâm trạng ba chàng trai thời “xếp bút nghiên theo việc đao cung” đầy vẻ rắn rỏi nhưng có gì đó trầm tư, suy tính và chấp nhận bước vào cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, dù chỉ là kẻ “thất phu”, là người dân áo vải vô danh. Sự thể hiện hơi mang tính tượng trưng như một thủ pháp của sân khấu. Họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh thừa nhận như vậy. Ông nói: “Tôi nhận thấy bức tranh hơi có tính sân khấu, nên chưa cảm thấy hài lòng về nó!”.

Họa sĩ nào cũng có những bức tranh mà bản thân không cảm thấy vừa lòng. Nhưng bức “Khởi nghĩa” lại có số phận không bình thường. Khi vẽ xong, một người thân quen của tác giả là họa sĩ Văn Ý đến thăm. Thấy bức tranh này, ông Văn Ý tỏ ý muốn mang về Sài Gòn để đưa đi dự cuộc thi Văn học Nghệ thuật Quốc gia hằng năm . Ông Hoanh vốn dễ tính, sao cũng được. Bức tranh được mang đi.

Câu chuyện được dần quên lãng cho đến khi báo chí công bố giải thưởng Văn học Nghệ thuật quốc gia 1970 theo Nghị định ngày 1 tháng 2 năm 1970, công bố 12 bộ môn văn học nghệ thuật được trao giải, bao gồm Hội họa, nhiếp ảnh, Văn, thơ, kịch nói, biên khảo, Ca kịch, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh… Bức “Khởi nghĩa” của ông Nguyễn Hoàng Hoanh được trao giải Nhất bộ môn Hội họa với trị giá giải thưởng là 200.000 đồng, cộng thêm 20.000 đồng để đi du khảo tại Huế và Văn bằng, Huy hiệu kỷ niệm. Giải nhì là bức tranh “Một ngày qua” của Họa sĩ Đỗ Quang Em và giải ba là bức “Phân hóa” của họa sĩ Trương Đình Hải. Cùng nhận giải trong các bộ môn khác có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng như: Biên khảo Việt sử có giải Nhất cho “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771-1802” của Tạ Chí Đại Trường. Văn có  giải Nhất cho “Những sợi sắc không” của Túy Hồng. Thơ có giải Nhất cho tập “Sầu ở lại” của Tạ Ký. Điêu khắc có giải Nhì cho tượng của Lê Thành Nhơn…

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Một ván cờ ba thế hệ. Lụa. 65x81cm

 

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Soi gương. Sơn dầu. 50x65cm

 

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Mẹ con. Lụa. 50x65cm

 

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Một chuyến xe. Lụa. 73x100cm

Ngày đến nhận giải, tất cả quan khách đều mặc complete  đen rất trang trọng. Sau khi nhận giải, họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh thấy có một ký giả đến nói nhỏ: “Ông có biết một chữ Hán trong tranh bị viết sai không ?!”. Ông Hoanh toát mồ hôi. Trong bốn chữ “Thất phu hữu trách”, chữ Thất có nghĩa là tầm thường, hèn mọn nhưng trên tranh là chữ Thất có nghĩa là Nhà. Số là khi vẽ bức này, ông đã nhờ một học trò ở trường Mỹ nghệ Biên Hòa về hỏi gia đình vốn có người biết chữ Nho để ghi lại giúp. Họ viết sai, ông viết sai theo và cuối cùng bức tranh lại được soi rất kỹ dưới bao nhiêu quan khách có học.

Ngay sau đó, ông Hoanh vội tìm người thầy dạy tranh lụa của ông ở trường Mỹ thuật Gia Định là họa sĩ Đới Ngoạn Quân, vốn là người gốc Hoa để hỏi ý kiến. Ông Quân khuyên ông Hoanh tìm cách chỉnh sửa ngay, vì dù sao đây là một lỗi nhỏ không ảnh hưởng đến bố cục và tư tưởng của tranh. Tuy nhiên, nếu để yên thì không hay. Ngay sau đó, ông Hoanh tìm gặp ban tổ chức để xin sửa lại chữ “Thất” bằng cách vẽ dày thêm một chút. Ban Tổ chức đồng ý với một việc ngoại lệ, là nhúng bút sửa tranh sau khi chấm giải.

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Gặp gỡ. Lụa. 81x100cm

 

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Ra huyện. Sơn dầu. 81x100cm

 

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Bà Út bánh dừa. Lụa. 80x100cm

Kể chuyện này, ông Hoanh cho đó là kỷ niệm khó quên trong cuộc đời nghệ thuật của mình.

Vốn xuất thân là sinh viên Mỹ thuật Gia Định năm 1959, họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh gắn bó với nghiệp đi dạy hội họa, từ trường Mỹ nghệ Biên Hòa cho đến khi quay trở lại làm giảng viên của ngôi trường Mỹ thuật Gia Định nơi từng học hồi còn trai trẻ. Ông trung thành với tranh lụa, cho dù có lúc vẽ màu nước và sơn dầu. Tuy vậy, dù với chất liệu nào, tranh của ông cũng có vẻ mơ màng dịu nhẹ của tranh lụa. Nhân vật trong tranh thường là các thiếu nữ, người già, em bé của cuộc sống đời thường đậm chất Nam bộ. Cuộc sống trên tranh của ông không u ám, như các bức tranh lụa cổ điển, mà là bừng lên một cách dịu dàng, qua thiên nhiên hoa lá rực rỡ, vẻ mắt tươi sáng, bình thản của các thiếu nữ, em bé và cả người già. Có sự chân tình, hiền hậu, chất phác và một nỗi buồn nhẹ trong tranh của họa sĩ năm nay đã vào tuổi tám mươi này.

Phạm Công Luận

(Trích trong cuốn Sài Gòn chuyện đời của phố tập II)

 

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

SƠN TRÚC – NGƯỜI PHỤ NỮ SÁNG TẠO

  Trong thế hệ của mình, có thể nói, Sơn Trúc là một trong những họa sĩ sớm có tên tuổi và sớm tìm ra được một tiếng nói riêng, một con đường đi riêng, là mình nhưng không hề lạc lõng,...

Danh sách hội viên Hội Mỹ thuật các chi hội mỹ thuật

  Thời gian tổ chức Đại hội cơ sở: 08h00, thứ Bảy, ngày 07 tháng 09 năm 2019 tại Hội trường UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam – 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.    ...

VÀNG SON

  Vị trí địa lý của nước ta nằm ở góc mép lục địa châu Á, phát triển theo chiều dài, hẹp chiều ngang. Với vị trí ấy cũng là nơi kết của những dòng sông. Vì sông nào mà không chảy từ...

Gặp gỡ Curator của chúng ta: Steve Aoki

  DJ được đề cử Grammy, nhà sản xuất âm nhạc, tác giả, đồng thời là người có nhiều hoạt động từ thiện – Steve Aoki – đã đồng hành cùng Sotheby’s giới thiệu Contemporary Curated,...

NỀN MỸ THUẬT CHÍNH TRỊ

  Người ta thường thấy những hình tượng dành cho mục đích chính trị được sử dụng trên khắp thế giới. Điển hình những bức tranh khảm thời kỳ Byzantine thuộc thế kỷ thứ 6 mô tả các...