BẠN ĐÃ SỐNG 40 NĂM ĐÁNG YÊU LẮM (THƯ CỦA LƯU CÔNG NHÂN GỬI TRỌNG KIỆM))

 

Bạn Trọng Kiệm thân mến,
Các bạn đồng nghiệp thân mến !
Tôi là tác giả của phòng tranh trước đây xin cảm ơn các bạn và chào tạm biệt các bạn trước khi tôi đi trở về Sài Gòn.
Tôi rất sung sướng được các bạn đã gặp mặt trao đổi về phòng tranh của tôi và hôm nay tôi lại được tham dự cuộc hội thảo phòng tranh của bạn Trọng Kiệm.
Thật vô cùng xúc động vì tôi và Kiệm học cùng một thầy, sống chung một nhà trong nhiều năm. Hai người đã cùng nhau suốt 40 năm trời phấn đấu, chiến đấu cho một cách nhìn của nền hội họa Việt Nam. Hai phòng tranh vừa đây đã nói lên rõ ràng điều đó.

   

 

  

***

Chúng ta sống, cầm bút vẽ đều bị thúc đẩy bằng một ma lực huyền bí: Đó là nghệ thuật vẽ.
Ôi, một thức ma lực, một nỗi đam mê, nó đưa chúng ta bay bổng thì nó cũng làm chúng ta đau khổ, thậm chí có nhiều lúc… hao người, tốn của, hại danh dự!
***
Phòng tranh của bạn đã trưng bày tất cả 40 năm trời lao động!
Đối với một người bàng quan với Hội họa thì có đến 40 năm và một phòng tranh chứ đến 400, 4000 năm làm việc và hàng nghìn phòng tranh thì cũng chẳng có gì phải nói. Nó chẳng là cái gì cả.
Nhưng đối với những họa sĩ, những người yêu tranh vẽ thì như bạn đã thấy rõ họ xúc động, họ kính mến, thương cảm thế nào với tâm hồn, nét vẽ của chúng ta.
Chúng ta đã thực sự được sống trong lòng những người: yêu tranh chúng ta.
– Hạnh phúc là ở đấy!
– Sự tồn tại cũng là ở đấy!
– Mai hậu, chúng ta nhất định không bị lãng quên cũng là ở đấy!

Họa sĩ Trọng Kiệm đang vẽ tranh “Bác Hồ thăm giai cấp công nhân ở Hà Nội”, 1985 (sơn dầu, 110x300cm, từng trưng bày tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô).

 

Tờ gấp triển lãm cá nhân của họa sĩ Trọng Kiệm tại Nhà Triển lãm 16 phố Ngô Quyền, Hà Nội, 1987

***

Người xem đã khen chê chúng ta. Qua thời gian lịch sử chân lý nghệ thuật sẽ chiến thắng.
Những ý kiến về nghệ thuật, về đời sống riêng, cá tính, nếu như trong khi chúng ta còn sống sờ sờ tại đây là những gai góc khó chịu nào đó thì xin thưa với bạn, chỉ sau một giây phút, khi trái tim nghệ sĩ của chúng ta ngừng đập, vĩnh biệt cõi đời này, sẽ tan biến hết ngay, mà chỉ còn lại tác phẩm của hồn ta và giai thoại của đời ta mà thôi!
Ngày ấy đâu còn xa với chúng ta nữa!
***
Tôi nghĩ rằng, đáng sợ nhất cho bạn và tôi là sự tẻ nhạt và tính lười biếng:
– Sống tẻ nhạt
– Vẽ tẻ nhạt
– Uống rượu tẻ nhạt
– Tình yêu tẻ nhạt
Sống lười biếng, vẽ lười biếng, yêu, ghét lười biếng…
May mắn thay, cả hai ta [Trọng Kiệm và Lưu Công Nhân] không có điều đó.
***
Xin mừng bạn đã làm cho mọi người thấy bạn đã sống 40 năm đáng yêu lắm.
Còn ít năm cuối đời, bạn đã sống đáng yêu rồi, xin bạn cứ sống tiếp như đã sống!

Viết dưới tượng đồng Lê Nin tại Công viên Lê Nin, Hà Nội, 18/3/1987

Lưu Công Nhân

(Tư liệu của gia đình họa sĩ Trọng Kiệm do họa sĩ Nguyễn Trần Minh cung cấp)

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Có thể bạn quan tâm

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

VỀ VIỆC GIẢNG DẠY MỸ THUẬT TẠI ĐÔNG DƯƠNG VÀ VIỆC THÀNH LẬP MỘT TRƯỜNG VẼ TỔNG QUÁT TẠI HÀ NỘI , BÁO CÁO CỦA VICTOR TARDIEU NĂM 1924

Tại Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp (Institut National d’Histoire de l’Art, viết tắt là INHA, Paris) có một lưu trữ lớn, đặt dưới tên “Victor Tardieu”. Lưu trữ này gồm 13 hộp các-tông, bao...

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023”

Theo thông lệ, chiều ngày 07/6/2023, tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật – 16 Ngô Quyền đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023” của bốn Chi hội Hội họa tại Hà Nội. Đây là hoạt...

Triển lãm “Cha và con”

Vào lúc 17h00 thứ Năm ngày 26 tháng 10 năm 2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra Triển lãm “Cha và con”, giới thiệu tới công chúng hơn 60 tác phẩm của hai cha con: Cố họa sĩ Trần...

SỰ KHÔN LƯỜNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

  Đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Cũng như các đại dịch khác xảy ra trước đây, COVID-19 đã tạo ra xáo trộn lớn trong thị trường nghệ...