SƠN TRÚC – NGƯỜI PHỤ NỮ SÁNG TẠO

 

Trong thế hệ của mình, có thể nói, Sơn Trúc là một trong những họa sĩ sớm có tên tuổi và sớm tìm ra được một tiếng nói riêng, một con đường đi riêng, là mình nhưng không hề lạc lõng, lập dị giữa thời cuộc.

Một số họa sĩ như Phạm Tăng, Lê Bá Đảng, Quang Phòng, Mai Văn Hiến, lúc sinh thời, rất thích tranh Sơn Trúc. Có lần có người chê tranh Sơn Trúc, ông Quang Phòng bảo ngay: “Chê thì cứ chê. Dẫu sao cũng vẫn là Sơn Trúc. Cứ bằng được Sơn Trúc đi đã”…

Về Sơn Trúc, nhà văn Tào Mạt đã có hai câu thơ hay:

Trúc ngọc non sâu tự biết reo

Gió đời muốn hát cũng không theo

Năm 1993, Sơn Trúc đã có triển lãm cá nhân tại Paris, một trong những triển lãm thuộc thời kỳ đầu tiên của các họa sĩ Việt Nam trên đất Pháp sau chiến tranh. Ngày ấy mọi chuyện khó hơn bây giờ nhiều.

 

SƠN TRÚC – Thiếu nữ với hoa sen. 1983. Sơn mài

***

Sơn Trúc vẽ hình rất mới mà sinh động, lại có thêm vẻ tươi tắn, dí dỏm, nhất là khi chị vẽ trẻ thơ. Với chị, đơn giản không bao giờ đồng nghĩa với duy lý, khái niệm hóa. Đường nét – phương tiện biểu hiện chủ đạo của Sơn Trúc – nhìn tưởng “trơn tru”, nhưng kỳ thực luôn luôn có sự nồng hậu và độ vi tế của cảm xúc khởi nguồn từ quan sát.

Tranh Sơn Trúc làm gợi nhớ đến Matisse, các tác phẩm sơn mài của chị như được tạo ra bởi một hình thái đã tiến gần đến “hội họa kiến trúc” (peinture architecturale), hướng tới một thứ cân bằng về đường nét, hình diện bằng cảm xúc bay bổng.

SƠN TRÚC – Chân dung cụ Nguyễn Sơn Hà, doanh nhân yêu nước. 1972. Sơn dầu

 

SƠN TRÚC- Chân dung nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. 2000. Chì than

 

SƠN TRÚC – Sự tồn tại-Vũ trụ. 1989. Sơn mài

 

SƠN TRÚC – Tuổi trẻ. 2006. Sơn mài

Từ những hình tượng phổ cập, quen thuộc (thiếu nữ, thiếu nữ áo dài, thiếu nữ khỏa thân, trẻ em chơi), Sơn Trúc mở ra những không gian hồi tưởng, ẩn hiện các mô-típ đặc trưng giai thoại (vịnh Hạ Long, cây cổ thụ, kiến trúc cổ, các mẫu biểu tượng Á Đông), thêu dệt nên những cảnh tượng huyền diệu, thể hiện niềm tự hào về quá khứ và hiện tại của dân tộc, lòng tin vào tương lai – một điệu trầm của niềm vui sống.

Ngoài sơn mài, sơn dầu, lụa, Sơn Trúc còn kiên trì thực nghiệm trong nhiều năm kỹ thuật cắt giấy màu (bộ tranh “Sự tồn tại”). Đây cũng là một mảng tranh rất đáng chú ý của Sơn Trúc nhằm kết hợp tinh thần hiện đại với những suy tư khúc chiết và sâu thẳm về truyền thống. Mới-Cũ ở đây dường như không còn làm người xem bận tâm, chỉ bị cuốn vào thế giới nội tâm đầy sức hút của Sơn Trúc.

Cảm nhận toàn bộ trước nghệ thuật của Sơn Trúc là cảm nhận trước một cái đẹp độc đáo. Có những cái đẹp thiếu tính độc đáo, vì nó còn thiếu tính sáng tạo.

Hà Thái Hà 

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Thúc đẩy hoạt động văn hóa, sáng tạo trên môi trường số

Chủ động thích ứng, tham gia kết nối toàn cầu, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong ngành văn hóa, sáng tạo đã khai phá tiềm năng cũng như cơ hội của công nghệ thông tin, tạo nên chuỗi...

18 tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật

Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022 dự kiến sẽ diễn ra ngày 15 – 16/12/2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sẽ có 128 tác giả, đồng tác...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC III – TÂY BẮC VIỆT BẮC LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 19/8 đến ngày 26/8/2018, tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật khu vực III – Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm giới thiệu 205 tác phẩm...

BIẾN CHUYỂN HÀNH TRÌNH VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN ĐÁ

  Những năm gần đây với sự năng động của các nhóm nghệ sỹ và một số không gian nghệ thuật, đã có những hoạt động sáng tác và trưng bày tại làng nghề truyền thống như lànggốm Bát...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 7-8 năm 2020

  Trần Quang Trân có thị hiếu cổ điển, sở thích của ông là vẽ chùa chiền, các công trình kiến trúc cổ, cây cổ thụ, mặt nước… Xem tranh ông người ta thường thấy nắng và những cái bóng...