BIẾN CHUYỂN HÀNH TRÌNH VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN ĐÁ

 

Những năm gần đây với sự năng động của các nhóm nghệ sỹ và một số không gian nghệ thuật, đã có những hoạt động sáng tác và trưng bày tại làng nghề truyền thống như lànggốm Bát Tràng, làng gốm Phù Lãng, làng đá Ninh Vân… Phải chăng, như nhận xét của nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân:“ Văn hóa làng là nguồn cảm hứng chủ đạo của phần đông nghệ sỹ Việt Nam trong cả hai chiều ước vọng “phát huy truyền thống” và “ hiện đại hóa”, nhân loại hóa nghệ thuật của mình”. Bằng nhiều phương thức tổ chức khác nhau nhưng có lẽ họ đều có chung một tâm thế là muốn đem nghệ thuật về làng, kết nối với những giá trị văn hóa cha ông.Tìm kiếm sự thay đổi, làm mới, đưa những câu chuyện nghệ thuật và hơi thở đương thời vào không gian làng nghề, thúc đẩy những cái nhìn mới, nhìn khác vào quá trình sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ cũng như tạo tác sản phẩm của làng nghềtruyền thống. Đưa nghệ thuật vào đời sống và đến các không gian,góp phần thúc đẩy và tương hòa cùng dòng chảy nghệ thuật trong nước và quốc tế.

Không gian trưng bày triển lãm tại VCCA, Royal City

 

Không gian trưng bày triển lãm tại VCCA, Royal City

 

ĐÀO CHÂU HẢI – 5221. Đá marble đen. 85x85x80cm

 

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Chuyển động tròn. Đá stuff xanh. 68x68x30cm

 

LÊ LẠNG LƯƠNG – Cổng trời #5. Đá marble ghi. 114x55x50cm

 

LƯƠNG TRỊNH – Biến thể #13. Đá stuff đen. 50x150x30cm

Từ workshop mở đầu mang tên “Về với đá” năm 2019 đến workshop ‘Đồng vọng’ năm 2020 với công ty Đá Việt Hồng Quang, Luong Art space của nhà điêu khắc Lương Trịnh cùng các nghệ sĩ điêu khắc đã đồng hành tổ chức sáng tác với chất liệu đá tạo được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2021, Luong Art Space và các nghệ sĩ điêu khắc kết hợp tổ chức sáng tác và triển lãm tác phẩm chất liệu đá với sự song hành của trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom VCCA mang tên “Biến Chuyển”. Sự giúp đỡ nhiệt tình và trách nhiệm của đội ngũ quản lý cùng chuyên môn của VCCA đã tiếp sức cho các nghệ sĩ và Luong Art space tạo dựng, hỗ trợ những hoạt động sáng tác, trưng bày cũng như tổ chức truyền thông một cách chuyên nghiệp.

Sự kiện được tổ chức với sự góp mặt của chín nhà điêu khắc đến từ ba thế hệ với các nghệ sĩ tuổi 5x như nhà điêu khắc Đào Châu Hải, nhà điêu khắc Lê Thị Hiền, các nghệ sĩ điêu khắc 7x như Lê Lạng Lương, Khổng Đỗ Tuyền, Lương Văn Việt, đến thế hệ trẻ đầy năng lượng mới của tuổi 8x như các nhà điêu khắc Trần Văn An,Thái Nhật Minh, Lương Trịnh và nhà điêu khắc trẻ 9x Đào Tân. Như được trở về nhà, đá đã từng là chất liệu mà các nhà điêu khắc ít nhiều có trải nghiệm trong sáng tác. Nhưng lần nào cũng vậy, đá vừa cho cảm giác gần gũi, thân thuộc lại vừa tỏ ra thách thức với hành trình sáng tạo mới của các nghệ sĩ. Bước ra khỏi không gian xưởng của cá nhân, các nghệ sĩ cùng tham gia vào với những hoạt động giàu tính chia sẻ. Thật vui khi được làm việc và trao đổi nghề nghiệp giữa các đồng nghiệp, các thế hệ khác nhau và đặc biệt là với các nghệ nhân của làng nghề đá Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình. Việc cùng nhau chia sẻ, nuôi dưỡng và thực hiện những ước mong nghề nghiệp hẳn là điều hạnh phúc của mỗi nghệ sĩ tham dự.

LÊ THỊ HIỀN – Bộ tác phẩm “Trượt”. Đá stuff xanh

 

TRẦN AN – O #3. Đá stuff núi lửa xanh. 129x46x33cm
THÁI NHẬT MINH – Đôi cánh #10. 34x219x18cm

 

Cùng có chung sự quan tâm đến đá, nhưng cách ‘viết’ những câu chuyện đối thoại với đá lại thật phong phú và biểu hiện những cá tính riêng biệt của từng nghệ sĩ qua quá trình thể hiện tác phẩm. Với sự giúp đỡ về nguyên vật liệu, các phương tiện thể hiện và kinh nghiệm nghề đá của Luong Art Space, các nghệ sĩ đã phần nào thỏa mãn với những ý tưởng sáng tác của mình. Đá có thể rất nặng, và sức nặng đó lại như ôm trọn những tâm tư của nghệ sĩ trong hình thức của nó. Tinh thần và hình thức hòa quyện với nhau trong các tác phẩm của nhà điêu khắc Đào Châu Hải. Tác phẩm của ông kiệm lời và cô đặc nhưng lại tỏa ra một năng lượng sâu và lớn. Đá có thể nén chặt và vây nhốt những trăn trở, suy tư, dồn ép những hình tượng ‘người hàng hóa’ vào các khối đá hình hộp của nghệ sĩ điêu khắc trẻ Đào Tân như những câu hỏi bất tận về thân phận con người. Không khoan nhượng và thỏa hiệp, sự lạnh lùng gạt bỏ những gì là khách quan để bộc lộ thái độ tạo hình của mình, là cuộc chơi của tỉ lệ và màu sắc chất liệu trong không gian của nhà điêu khắc Lương Văn Việt để lại ấn tượng mạnh cho người xem.

Yêu thích ngôn ngữ hình học với những mảng diện mạch lạc và các tỉ lệ chặt chẽ tạo nên vận động của ánh sáng trong sự tiết giản của hình khối là chuỗi tác phẩm của nữ nghệ sĩ điêu khắc Lê Thị Hiền đầy cá tính, khoe được chất cảm và sức mạnh của đá. Một biểu cảm như muốn thay đổi bản chất của đá cho cảm giác mềm, dẻo, khỏe khoắn và cựa quậy chuyển động trong các chuyển động ‘sóng’ của điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền, tính mạnh mẽ, hoành tráng trong một kết cấu tối giản luôn quyến rũ cảm xúc người thưởng lãm.

ĐÀO TÂN – Đơn hàng 5. Đá stuff đen. 100x57x30cm

  

 

LƯƠNG VĂN VIỆT – Mảnh ghép 1. Đá cẩm thạch trắng, granit đen. 143x115x82cm

Trần Văn An lại mang tới những tác phẩm như muốn thôi miên thị giác người xem bởi sự chín mọng của đá, thật khó cưỡng lại những ham muốn chạm vào và cảm nhận bề mặt của những hình khối đó. Đá cũng có thể ‘bay’, có thể co nén không gian trong chuỗi tác phẩm của Thái Nhật Minh, một cảm giác trong trẻo, lâng lâng, khi bồng bềnh, khi lặng lẽ cô đơn trong thế giới của những biểu tượng tô tem huyền thoại. Đá dường như không trọng lượng và kiêu linh, giàu tính thiền trong điêu khắc của Lương Trịnh. Đá là vọng tưởng với “Núi” của Lê Lạng Lương, đá chứa đựng thông điệp của thời gian, sinh khí của trời đất trong hình tượng “Cổng trời” vừa thực vừa hư. Chín tác giả là chín câu chuyện tạo hình khác nhau thể hiện tình yêu và sự đối thoại riêng của họ với đá.

Để lại đằng sau những nắng và bụi, những tiếng chát chúa, chói tai của đá qua tiếng đục, cắt, mài đá nhường lại cho âm thanh và giai điệu của hình khối, không gian và ánh sáng của thế giới thẩm mỹ và sự đam mê. Với 35 tác phẩm đá đang trưng bày tại trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom VCCA là những câu chuyện điêu khắc được viết tiếp bằng đá, là món quà tinh thần đặc biệt trong giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19. Câu chuyện về đá sẽ không dừng lại, có thể được viết tiếp và viết khác trong tương lai, bởi còn rất nhiều nhà điêu khắc yêu đá, yêu chất liệu ghi dấu ấn lịch sử và nghệ thuật không chỉ của người Việt mà còn là của cả nhân loại.

Lê Lạng Lương

 

Tin cùng chuyên mục

20 năm nghệ thuật đương đại Việt Nam

Hiện nay, nhà nước cũng tạo điều kiện cho nghệ sĩ trên cơ sở tiếp thu, tìm tòi, phát hiện cái mới để đưa ra những tác phẩm phong phú và đa dạng nhưng cũng không quên việc gìn giữ bản sắc...

Hiện thực và Siêu thực: Hai trạng thái của vòng lặp

Trong nghệ thuật biểu hình, hiện thực và siêu thực là hai ngôn ngữ thể hiện rất rõ cách nhìn về đời sống và thế giới nội tâm của mỗi họa sĩ. Triển lãm Vòng lặp khai mạc vào ngày 30/5 vừa...

Hiểu và suy cảm về nghệ thuật trừu tượng

Chúng ta khảo sát qua về định nghĩa khái niệm trừu tượng. Theo “Từ điển tiếng Việt”: Nghĩa một trừu tượng (thuộc tính, quan hệ ) được tách ra trong tư duy con người khỏi các thuộc tính, các...

Hiện thực và Siêu thực: Hai trạng thái của vòng lặp

  Trong nghệ thuật biểu hình, hiện thực và siêu thực là hai ngôn ngữ thể hiện rất rõ cách nhìn về đời sống và thế giới nội tâm của mỗi họa sĩ. Triển lãm Vòng lặp khai mạc vào ngày 30/5...

HANOI MINIPRINT 2021 – KÍCH THƯỚC NHỎ, NGUỒN CẢM HỨNG LỚN

  Miniprint – tranh in kích thước nhỏ là một trong những thể loại tranh được các nghệ sĩ đồ họa vô cùng quan tâm. Các triển lãm miniprint thế giới nhiều thập kỷ nay đã trở thành triển lãm...

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Tháng ba của Trần Thị Trường và Lê Thiếu Ngân

Khi những ngày đông tháng giá đã lùi vào phía sau nhường những tia nắng chan hòa khắp phố phường Hà Nội thì 16 Ngô Quyền có lịch triển lãm của hai nữ tác giả mang tên “Tháng Ba”. Trần Thị...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Có thể bạn quan tâm

NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI NGA 20 NGHỆ SĨ "ĐẮT GIÁ" CÒN SỐNG

Danh sách các nghệ sĩ đương đại có tác phẩm đắt giá nhất ở Nga trong 10 năm qua không có nhiều thay đổi, đặc biệt là ở phần trên bảng xếp hạng. Lần đầu tiên chúng tôi đã công bố nó vào...

NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN CỦA NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC ĐƯƠNG ĐẠI

  Lời dẫn: Cuối thế kỷ 20, chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) đã ảnh hưởng bao trùm lên tư tưởng sáng tạo của rất nhiều nghệ sĩ đương đại. Sự ra đời của hàng loạt các khái...

Thông báo về triển lãm mỹ thuật khu vực V Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 26 năm 2021

 ...

45 NĂM MỘT TỜ GIẤY, MỘT THỜI, MỘT KỶ NIỆM

  Bố tôi, họa sĩ Quang Phòng, là một người có sở thích lưu trữ và sưu tập. Có những tài liệu ông gìn giữ từ thời trai trẻ, cho dù đã trải qua bao xáo động cuộc đời, đến giờ vẫn không...

MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA TRÊN BÁO SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975

  Có lần, tôi đọc được trên nguyệt san Văn Hữu số 1, xuất bản năm 1959 một thống kê những cuộc triển lãm mỹ thuật được tổ chức tại phòng Triển lãm thuộc Văn hóa vụ nằm trên...