NGÔI NHÀ CỦA LUC LEJEUNE VÀ VŨ ĐÌNH HÙNG

 

Luc Jejeune (kiến trúc sư người Pháp) và Vũ Đình Hùng là đồng sở hữu Temple Club, quán bar – nhà hàng bậc nhất Tp. Hồ Chí Minh từ những năm 2000. Hai ông cũng sở hữu một căn hộ có phong cách Décor cực kỳ tinh tế và ấn tượng. Sống cả ở Việt Nam và Pháp, nhưng hiện nay sống chủ yếu ở Athens Hy Lạp nơi họ mới mở một nhà hàng tuyệt đẹp.

Bài viết về Không gian sống của Luc và Vũ Đình Hùng được chuyển ngữ từ bài viết “Luc Lejeune & Vu Dinh Hung aprtment” trong cuốn Vietnam Style của các tác giả Bertrand de Hartingh, Anna Craven – Smith – Milnes xuất bản năm 2007…

 

Ngôi nhà của Luc Lejeune (người Pháp) và Vũ Đình Hùng đã đứng vững qua nhiều năm tháng như một nhân chứng lịch sử, tại góc của một trong những giao lộ nhộn nhịp nhất  Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà được xây dựng khoảng nhưng năm 1920 bởi một doanh nhân địa phương giàu có. Giống như nhiều ngôi nhà khác vào thời kì đó, tòa nhà  được chia làm nhiều căn hộ, vừa là nơi sinh sống của các gia đình, vừa phục vụ mục đích kinh doanh, với những cửa hàng ở tầng dưới.

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, ngay khi nhìn thấy ngôi nhà, Luc và Hùng đã rất thích và quyết định sẽ biến căn hộ tầng hai của tòa nhà này thành tổ ấm của họ. Thoạt tiên  căn hộ có vẻ chật chội và ảm đạm, nhưng nhờ kiến thức sâu rộng và tinh tế về nội thất của mình mà Luc đã đem lại cho căn hộ cũ kĩ này một hơi thở mới. Ông đã biến căn hộ bốn phòng này thành căn hộ có hai phòng ngủ, cùng  với một diện tích sinh hoạt chung và ăn uống lớn. Đặc biệt, Luc đã trang hoàng căn hộ một cách tinh tế với bộ sưu tập đồ cổ quý giá của ông. Quá khứ thuộc địa của ngôi nhà đã ảnh hưởng nhiều đến phong cách trang trí của nó. Toàn bộ sàn lát gạch của căn hộ được Luc giữ nguyên bản. Tỉ lệ của phòng chính có vẻ lớn, tạo cảm giác không gian thoáng đãng nhờ cửa ra vào cao cùng các cửa chớp, cửa sổ gỗ.

Luc Lejeune bắt đầu sưu tầm đồ cổ khi ông chuyển tới sống ở Việt Nam vào đầu những năm 1990. Ít ai biết rằng, Luc Lejeune là một trong những người đầu tiên sưu tầm đồ cổ ở Việt Nam thời kì này khi những bộ sưu tập đầu tay của ông là từ tòa nhà Lãnh sự quán Pháp. Đây là những món đồ đã bị dỡ bỏ trong thời kì đổi mới. Luc đã nhanh chóng khám phá và sưu tầm được rất nhiều đồ cổ quý hiếm. Niềm đam mê với đồ cổ sau đó trở thành công việc kinh doanh phát đạt của Luc.

Trong những ngôi nhà Việt Nam truyền thống thường không có nhiều đồ nội thất, điều này không thay đổi cho tới những năm 1930. Thời kì này, dưới sự ảnh hưởng của người Pháp, trang trí nội thất đã trở nên phổ biến và trở thành  xu hướng thời thượng, sang trọng. Phần lớn những gì mà Luc đã thu thập được thuộc vào những năm cuối giai đoạn thuộc địa, và giờ đây phong cách thời kì này được định nghĩa là “Indochine Style” (Phong cách Đông Dương). Phong cách đặc biệt này là sự hòa trộn giữa văn hóa Việt Nam  và Pháp, như Luc miêu tả: “Đó là sự pha trộn giữa phong cách Louis XV (thay vì áp dụng motif cổ điển, nghệ nhân sử dụng các biểu tượng về hạnh phúc ấm no) và phong cách Art Deco sau này”. Đến những năm 1940, các xưởng sản xuất đồ nội thất như Công ty Than Le đã cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hầu hết các bộ sưu tập đồ nội thất của Luc Lejeune đều được làm chủ yếu từ gỗ quý hiếm (gỗ cứng nhiệt đới), chất lượng cao. Tô điểm cho những đồ nội thất cổ, quý hiếm của Luc là những món đồ lưu niệm, trang trí cùng những tác phẩm nghệ thuật. Tất cả để gợi nhớ về những chuyến đi của Luc và Hùng khắp các miền đất và niềm đam mê sưu tầm đồ cổ của họ. Đã có rất nhiều các nhà sưu tầm đồ cổ trên thế giới ưa thích thị hiếu thẩm mỹ, phong cách của Luc Lejeune. Cách nhìn độc đáo, thẩm mỹ tinh tế của ông cũng đã được khẳng định trong nhiều công trình nội thất khác, tiêu biểu như Temple Club (Câu lạc bộ Temple)- quán bar và nhà hàng nổi tiếng bậc nhất Thành phố Hồ Chí Minh mà hai ông sở hữu.

Phòng khách. Bên phải: Ghế sofa được thiết kế bởi Luc Lejeune, nằm ở góc giữa của căn hộ. Trên tường treo những bức tranh kính, vẽ các vị thần bất tử của Trung Hoa. Hai linh vật trên kệ sách, trước vốn canh gác ngoài cổng của một ngôi chùa. Ống hút sisha đến từ Syria.

 

Bộ bàn ăn theo phong cách Art Deco được đặt trên tấm thảm dệt tay, có thể đã được sản xuất bởi nhà máy Hang Khanh, Hai Phuong ở miền Bắc. Bộ bàn ăn đến từ một trong những dinh thự chính thức của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam. Một bức chân dung các vị tổ tiên thế kỷ 19, được sưu tầm từ Trung Quốc đã thêm màu sắc cho bộ sưu tập tượng phật gỗ.

 

Trên mặt bộ tủ cổ (đã từng nằm trong phòng ăn của Lãnh sự quán Pháp) là các tác phẩm nghệ thuật cùng với những bức ảnh gia đình được đóng khung ngay ngắn. Ngoài ra còn có một bức tượng thiếu nữ miền Bắc duyên dáng.

 

Trên tường là bức tranh chân dung một người phụ nữ tư sản Việt Nam, vẽ khoảng những năm 1960. Người phụ nữ quý phái trong tranh được cho là bà Trần Lệ Xuân, chị dâu két tiếng của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Hai bức tượng đồng từ trường Biên Hòa đứng hai bên chiếc rương.

 

Chiếc giường cổ làm từ gỗ hồng, điều này gợi ý rằng nó đã được sản xuất ở miền nam đất nước, nơi loại gỗ này phổ biến hơn. Hai chiếc tủ cạnh giường có khắc chữ Nôm. Đầu giường treo một bức họa cổ Trung Quốc. Tấm thảm phía trước được sưu tầm từ Armenia.

ANH THƯ lược dịch

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Tin cùng chuyên mục

NHÀ TRIỂN LÃM 16 NGÔ QUYỀN

...

Bưu điện TPHCM đứng thứ 2/11 bưu điện đẹp nhất thế giới

(Chinhphu.vn) – Tạp chí kiến trúc Architectural Digest (Mỹ) vừa điểm tên 11 bưu điện có kiến trúc đẹp nhất thế giới. Trong đó, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 2 trong danh sách...

Nghệ thuật công cộng trong không gian đô thị qua cách tiếp cận một số hình thức nghệ thuật đương đại

Nghệ thuật công cộng là loại hình nghệ thuật đa dạng về quan điểm và hình thức biểu hiện. Lịch sử thế giới cho thấy, một thành phố phát triển không bao giờ bỏ qua nghệ thuật đương đại....

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài của hoạ sĩ Đinh Quân

Ngày 27 tháng 5, triển lãm tranh sơn mài chủ đề Thiên Khải (Genesis) của hoạ sĩ Đinh Quân do Bến Thành Art tổ chức đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi, TP. HCM. Trong triển lãm...

Nếp Tết

  Lòng mình vẫn ở đó, có đi đâu đâu nhưng thỉnh thoảng bỗng  có cảm giác lòng mình trở về, về với mình. Hơn tháng nữa mới Tết nhưng hiểu theo một nghĩa nào đó thì Đông Chí là Tết...

Có thể bạn quan tâm

Triển lãm mỹ thuật Đông Dương quy mô lớn nhất tại Việt Nam

NDO – Từ ngày 14 đến 17/8, Sotheby’s tổ chức triển lãm mang tên “Mộng Viễn Đông” tại Park Hyatt Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là một trong những triển lãm nghệ thuật Đông...

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Hiện thực sinh động trong hội họa đương đại Việt Nam

NDO – Dẫu hòa vào dòng chảy của mỹ thuật đương đại, các họa sĩ sáng tác dòng tranh hiện thực vẫn giữ lối đi riêng, mang đến sự sống động qua từng ý tưởng, màu sắc và chất liệu....

TÔI VẼ 12 CON GIÁP

  Đã thành lệ, mỗi khi Tết đến xuân về tôi cùng các hoạ sĩ lại ngả giấy ngả màu ra vẽ 12 con Giáp. 12 con vật thiêng ấy mỗi con một vẻ mang nhiều màu sắc tâm linh ngàn xưa trong truyền...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 305&306 tháng 5-6/2018

...