HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH HỌA SĨ LÊ QUỐC LỘC (1918-2018))

 

Sáng ngày 18/10 tại hội trường Liên hiệp các VHNT Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội đã diễn ra buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Lê Quốc Lộc (1918 – 2018), giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật

Đến dự buổi lễ có ông Vũ Công Hội – Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương; Họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam (HMTVN), họa sĩ Lê Văn Sửu – Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Lê Huy Văn và họa sĩ Lê Trí Dũng (Ủy viên BCH Hội Mỹ thuật Việt Nam) – đại diện gia đình họa sĩ Lê Quốc Lộc, cùng đông đảo các đại biểu đến tham dự.

Mở đầu buổi lễ, thay mặt HMTVN họa sĩ Trần Khánh Chương đã khát quái cuộc đời của họa sĩ Lê Quốc Lộc từ lúc sinh thành cho đến lúc mất vào năm 1987. “Họa sĩ Lê Quốc Lộc sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 tại thôn Tiểu Quan, xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Họa sĩ có nhiều năm sinh sống và làm việc tại 28 Tô Hiến Thành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ông vào học lớp dự bị trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1936. Năm 1937, ông vào học tại Ban sơn mài và tốt nghiệp niên khóa 1937 – 1942. Họa sĩ Lê Quốc Lộc nổi tiếng với các tác phẩm sơn mài: “Chợ bên sông Hồng” – Bình phong, đã nhận được Huy chương Bạc trong Triển lãm năm 1937 tại Hà Nội; “Bên bờ ao” (1938); “Hội chùa” (1939) hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”; “Bản Mỗ” (1940); “Hoa phượng” (1941); “Bên sông Chinê” (1942); “Chiều về” (1943); “Tiêu thổ kháng chiến” (1958); “Giữ lấy hòa bình” (1960); “Từ trong bóng tối” (1982),… Năm 2000, họa sĩ Lê Quốc Lộc đã được vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.

Đông đảo các đại biểu tham dự buổi lễ. Ảnh: GK

Trong bài phát biểu về họa sĩ Lê Quốc Lộc của nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến, bà đã viết về nghệ thuật của họa sĩ như sau: “Tranh sơn mài của ông đằm thắm ở tình yêu quê hương, xứ sở. Từng đàn hươu nai bình tĩnh gặm cỏ non, đàn cá tung tăng bơi lội trong làn nước đầy rong rêu. Không ồn ào lộng lẫy mã vẫn quyến rũ người xem bởi nét đẹp mộc mạc của một tâm hồn nhân hậu thiết tha với nghệ thuật. Ông tìm hiểu sơn mài cặn kẽ, một chất liệu thoát khỏi hình hài mỹ nghệ mà vươn lên, cao sang ngạo nghễ trong nghệ thuật tạo hình. Vẻ đẹp của nó được rung lên từ nhịp điệu thẩm mỹ xa xưa: màu then (đen) sâu thăm thẳm, màu cánh gián lung linh, màu son đỏ chói, ánh vàng lá, bạc lấp lánh khác hẳn cái cảm xúc cục mịch từ sơn dầu của phương Tây hiện đại”.

Đối với họa sĩ Lê Huy Văn  – con trai trưởng của họa sĩ Lê Quốc Lộc, những kỷ niệm, tình cảm về người cha đã được ông khát quát lại trong bài viết của mình đọc tại buổi lễ. “Tính tình cha tôi khiêm nhường, ít nói nhưng quyết liệt và hóm hỉnh. Ông chúa ghét bệnh phô trương hình thức. Sự khắt khe đó của ông đã ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình hình thành và phát triển nghề nghiệp của mỗi chúng tôi. Ông làm việc và làm việc say đắm. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và đặc biệt những năm sau này, ông lao vào sáng tác, đi thực tế thu gom vốn kiến thức và tư liệu để xây dựng tác phẩm”.

Tiếp theo đó, buổi lễ cũng đã lắng nghe các bài phát biểu của đại biểu đến tham dự như của nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo, họa sĩ Nguyễn Văn Chiến,…Cuối buổi lễ, các đại biểu và đại diện gia đình họa sĩ Lê Quốc Lộc đã cùng nhau chụp những tấm hình lưu niệm.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Họa sĩ Trần Khánh Chương.  Ảnh: GK

 

Họa sĩ Lê Huy Văn – con trai trưởng của họa sĩ Lê Quốc Lộc.  Ảnh: GK

 

Họa sĩ Lê Trí Dũng – con trai họa sĩ Lê Quốc Lộc. Ảnh: GK

 

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo. Ảnh: GK

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: GK

Gia Khánh

 

Tin cùng chuyên mục

Thông báo về triển lãm mỹ thuật khu vực VIII Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 26 năm 2021

 ...

Thông báo về triển lãm mỹ thuật khu vực II Đồng bằng Sông Hồng lần thứ 26 năm 2021

 ...

Thông báo về triển lãm mỹ thuật khu vực I Hà Nội lần thứ 26 năm 2021

 ...

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI NĂM 2020

 ...

Thông báo số 3 của Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam Khóa IX (nhiệm kỳ 2019-2024)

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                                                                                           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ...

Tin cùng chuyên mục

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chủ đề “Đường lên Điện Biên” từ ngày 26/4...

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng và đổi mới – điều kiện để văn hóa nghệ thuật bước ra thế giới

(Chinhphu.vn) – Kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Việt Nam. Công nghệ số đã đang làm biến đổi chuỗi giá trị văn hóa, vì vậy...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 307&308 tháng 7-8/2018

...

Danh sách Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam; Giải thưởng Mỹ thuật Khu vực; Giải thưởng ngành Phê bình Mỹ thuật năm 2018

  Tổng số Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam: 05 giải thưởng: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 03 giải Ba Tổng số Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Khu vực và ngành Phê bình Mỹ thuật: 90 Trong...

Nữ hoạ sĩ Nhật Bản vẽ “Trăng” bằng sơn mài Việt Nam

NDO – Từ ngày 10/9 đến 1/10, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) giới thiệu tới công chúng yêu hội họa những tác phẩm mới của hoạ sĩ Ando...

Bài 1: Vì sao bảo tàng đìu hiu vắng khách?

(Chinhphu.vn) – Bảo tàng, di tích là nơi chúng ta có thể biết được nhiều điều nhất, học được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất. Nhưng trên thực tế, trong khoảng thời gian dài, bảo tàng...