KỶ NIỆM 110 NĂM SINH HỌA SĨ NGUYỄN KHANG (1911 – 2021): HỌA SĨ NGUYỄN KHANG

 

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2001
Tên đầy đủ là Nguyễn Văn Khang.
Người Hà Nội.1930-1935, ông học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 6. Ngay từ 1932-1934, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho bước khởi đầu của hội họa sơn mài, đặc biệt trên phương diện cải tiến chất màu.
Sau khi tốt nghiệp, trong suốt 10 năm (1935-1945), các tác phẩm sơn mài của ông đã được đánh giá cao và giành nhiều giải thưởng tại các cuộc triển lãm ở trong nước (SADEAI, Salon Unique) và ở nước ngoài (Pháp, Mỹ, Ý, Bỉ) như “Đất nước” (1939),
“Vẻ đẹp Mường” (1940), “Gội đầu dưới trăng” (1940), “Ông nghè vinh quy (1942), BTMTVN), điển hình là “Đánh cá đêm trăng” (1942-1943, BTMTVN) hoặc “Cây bạc” (1942-1943). Ông đã từng sang Pháp tham dự Đấu xảo Paris 1937. 1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội, hưởng ứng các cuộc biểu tình của giới công chức, vẽ tranh tuyên truyền cổ động Tổng khởi nghĩa.

Họa sĩ Nguyễn Khang (1911-1989)
NGUYỄN KHANG (1911-1989) – Cây bạc. 1942-1943. Sơn mài

Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động trong Đoàn Văn hóa Kháng chiến, đi nhiều chiến dịch lớn, ghi nhiều ký họa. Về mỹ thuật “ứng dụng”, 1950, cùng Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cần trang trí nội thất cho Khu Giao tế Chính phủ kháng chiến ở Thái Nguyên.
Hòa bình lập lại, ông có nhiều dịp đi tham quan, sáng tác ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa và ở Hồng Kông, Nhật Bản, tiếp thu được một số kỹ thuật làm gốm và đồ sơn. Hội viên sáng lập, ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa 1 (1957-1983).
1968-1969, ông đã được giao nhiệm vụ thực hiện công tác chuẩn bị và sau đó được cử làm trưởng ban thiết kế trang trí mỹ thuật phục vụ tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

NGUYỄN KHANG (1911-1989) – Đánh cá đêm trăng. 1942-1943. Sơn mài. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

NGUYỄN KHANG (1911-1989) – Trẻ mục đồng. 1982. Sơn mài, sơn khắc, đắp nổi. 92x220cm. Sưu tập gia đình họa sĩ

Từng tham gia giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Việt Nam ở Chiến khu Việt Bắc và Khu học xá Việt Nam ở Trung Quốc (1951), từ 1962, ông giữ cương vị hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu.
Nghệ thuật sơn mài của ông sớm đi vào lối thể hiện giản dị và ngày càng xa rời thuật công bút đồ họa mỹ nghệ, nhưng vẫn giữ lại những yếu tố triết lý của nghệ thuật thủ công dân gian xa xưa. Ông vẽ như một nhà thơ “mới” trữ tình pha lẫn tính “cổ phong” – mà trong một thời kỳ khá dài (1958-1974) đã tiếp cận thành công khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa bằng sự nhạy bén trong cảm nhận về giá trị độc lập của “đề tài”: Hồ Chủ tịch với nông dân (1958), Hòa bình hữu nghị (1958), Hành quân qua Tây Bắc (1960, BTMTVN), Đóng thuế nông nghiệp (1962, BTMTVN).
Ở thời kỳ sáng tác cuối cùng, ông chuyên tâm thể hiện những Đánh cá trước đêm trăng 2 (1986), Có cứng mới đứng trước gió (1986), Những người cưỡi ngựa (1987) –như để tiếp tục cuộc hành trình đi tìm cái đẹp vĩnh cửu qua những điển tích và giai thoại.
Ngoài sơn mài, ông còn vẽ tranh lụa, nghiên cứu và thiết kế mẫu đồ gốm.

Quang Viet

Trích “Từ điển họa sĩ” của Nhà xuất bản Mỹ thuật 2008

 

Tin cùng chuyên mục

HỌA SĨ THÁI HÀ

  Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2001 Tên thật là Nguyễn Như Huân. Quê huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông học khóa 18 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, chỉ được hơn...

GIÁO SƯ, HỌA SĨ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN TRẦN ĐÌNH THỌ

  Họa sĩ Trần Đình Thọ sinh năm 1919,  quê tỉnh Hưng Yên, sống chủ yếu tại Hà Nội. 1939-1944, ông học và tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 13. Ngay từ trước Cách mạng...

DƯƠNG HƯỚNG MINH – HIỆN THỰC CUỘC ĐỜI HIỆN THỰC NGHỆ THUẬT

  Năm 1996, họa sĩ Dương Hướng Minh mở triển lãm cá nhân mang tiêu đề: “Cội nguồn, Đất nước, Tình ca” nhân kỷ niệm 60 năm tuổi nghề của ông. Trong 50 tranh trưng bày, phải kể đến...

PHÓ GIÁO SƯ, HỌA SĨ VŨ GIÁNG HƯƠNG

  Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú, Họa sĩ Vũ Giáng Hương sinh ngày 23 tháng 1 năm 1930 tại Hà Nội (theo gia đình, bà sinh ngày 23 tháng 1 năm 1929). Quê ở xã Đông Cao, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Họa...

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Tháng ba của Trần Thị Trường và Lê Thiếu Ngân

Khi những ngày đông tháng giá đã lùi vào phía sau nhường những tia nắng chan hòa khắp phố phường Hà Nội thì 16 Ngô Quyền có lịch triển lãm của hai nữ tác giả mang tên “Tháng Ba”. Trần Thị...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Có thể bạn quan tâm

ĐỨC “RÂU”

  Trùng tên với tôi, nhưng phần đệm hơn được chữ Mạnh, còn tôi thì đệm thì chỉ có chữ Văn. Mặt dài, râu quai nón, nên tự nhiên được mang biệt danh Đức “râu”, để phân biệt với tôi...

Nguyễn Gia Trí – Vườn xuân

  Giống như những người Hy Lạp cổ “thời kỳ Apelle” cách ngày nay hơn hai ngàn năm, về căn bản, Nguyễn Gia Trí chỉ sử dụng có bốn màu: đỏ, đen, vàng, trắng- nhưng, như một nhà ảo thuật...

Bộ sưu tập collection Tạp chí Tết năm 2020

  JOSEPH INGUIMBERTY (1896-1971) Tác phẩm: Hai cô gái bên bờ ao Năm sáng tác: Khoảng 1940-1943 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 106x81cm Thuộc bộ sưu tập Nghệ thuật Quang San, Tp. Hồ Chí Minh   Joseph...

DẤU ẤN HỘI HỌA VIỆT NAM Ở THƯỢNG HẢI

  Từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 11, Hiệp hội Hữu nghị Đối ngoại Trung Quốc và các tổ chức liên quan phối hợp tổ chức triển lãm nghệ thuật quốc tế “Mang thế giới đến với nhau – Cùng...

BIỂU TƯỢNG CHUỘT TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA

  Tái sinh Trong 12 con giáp, Tý (chuột) là linh vật đứng đầu, khởi tạo một chu kỳ thời gian mới. Ý nghĩa đó gần giống với biểu tượng cho sự tái sinh của chuột ở một số nền văn hóa...