THỜI GIAN VÀ KỶ NIỆM

 

Tạp chí Mỹ thuật   thành lập 1977- sau ngày giải phóng đất nước khoảng 2 năm. Cùng với thời gian, 45 năm tờ báo tồn tại, cũng là 45 năm chứng kiến hành trình đổi thay của đất nước, con người Việt Nam nói chung và ngành mỹ thuật Việt Nam nói riêng. Cá nhân tôi có 16 năm gắn bó với Tạp chí Mỹ thuật, không ngắn nhưng cũng đủ dài để chứng kiến sự trưởng thành, phát triển của tờ báo đặc biệt thân thương này. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 45 của Tạp chí, tôi bồi hồi xúc động nhớ lại quãng thời gian vừa qua đồng hành cùng tờ báo này.

Tôi ra trường 2004. Đến năm 2005, tôi vinh dự được nhận về công tác tại Nhà xuất bản Mỹ thuật. Sau một năm công tác theo diện hợp đồng lao động, đến tháng 5/2006, tôi được chính thức làm nhân viên của Nhà xuất bản. Được ít thời gian, do nhu cầu của Tạp chí Mỹ thuật, tôi đã chuyển sang Tạp chí công tác và gắn bó đến bây giờ.

Các đảng viên Đảng bộ Hội Mỹ thuật Việt Nam tham dự Đại hội Đại biểu Liên hiệp các Hội Văn học – nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025

Công việc của tôi là trình bày Tạp chí nên khá đặc thù, tính nghệ thuật lại cao nên được tự do sáng tạo, nhiều lúc tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng vì tìm được một công việc phù hợp, không thấy có áp lực gì, mà lại được thỏa đam mê bao lâu của mình. Càng ngày tôi càng say sưa với nơi đây, với những câu chữ và từng bức tranh đầy tính nghệ thuật.

Tuy nhiên, tôi lại là người cầu toàn, nhiều khi tự gây áp lực cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến khen chê nên cải tiến sao cho đẹp hơn, hiện đại hơn, tương đương với các tạp chí nước ngoài, … nên tôi dần dần khắt khe hơn với chính mình, nghiêm túc hơn hẳn với công việc mà ban đầu bản thân nghĩ nó rất tự do, phóng khoáng.

Gặp mặt cán bộ nữ của Hội Mỹ thuật Việt Nam nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2013

Khi tôi về Tạp chí công tác thì ngoài tờ chuyên ngành của chúng tôi, còn có tờ Tạp chí Mỹ thuật Thời nay (đời sống, còn gọi tắt là M) trong Sài Gòn phát hành. Tờ này có từ thời Tổng Biên tập Trần Tuy. Mỗi tháng được cầm một cuốn M mà tôi thích lắm. Những hình ảnh với kỹ thuật chụp cao, trình bày đẹp không khác gì một tạp chí đẹp nước ngoài khiến tôi mê mẩn ngắm nghía.

Nhiều lúc áp lực công việc, bận con cái, việc nhà nhưng tôi luôn cố gắng hết mình học tập, trau dồi để tiến bộ hơn từng ngày. Đấy cũng chính là động lực để tôi cố gắng nhiều hơn nữa, để những tác phẩm của mình được đẹp như thế.

Một số cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Mỹ thuật & Nhà xuất bản Mỹ thuật trong chuyến đi thực tế tại Bắc Giang năm 2018

Tạp chí cũng có ít nhân viên nên cán bộ của chúng tôi luôn kiêm nhiệm nhiều việc… Hơn nữa, tạp chí quy định trước 15 của tháng phải ra báo nên ban biên tập cố gắng làm việc thật tốt để duy trì đúng quy định này. Nhìn vào thành quả, chúng tôi cảm thấy thật xứng đáng cho những gì mình đã bỏ ra, đã cống hiến để đóng góp một phần nhỏ bé vào ngành mỹ thuật nước nhà.

Đi cùng Tạp chí nhiều năm, từ ngày Tạp chí có các đề mục quen thuộc như Sự kiện, Mỹ thuật truyền thống, Mỹ thuật Thế giới, Tác giả-Tác phẩm rồi nay có thêm các đề mục: Chuyện bên giá vẽ, Trò chuyện trong tháng, Sưu tập, Những tác phẩm đi cùng năm tháng… với đầy ắp thông tin, tôi nhận thấy sự đổi thay, phát triển không ngừng của Tạp chí. Bây giờ, khi lật giở lại các cuốn Tạp chí cũ, từ khổ 13x19cm, rồi 19x25cm và giờ là khổ 20,5×27,5cm. Nó cứ thay da đổi thịt, lớn dần hơn mỗi ngày cả về chất lẫn về lượng. Tạp chí dần đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của dân chuyên môn nói chung và không ít những người yêu nghệ thuật nói chung.

Hy vọng rằng, trải qua 45 năm thăng trầm, từng bước đi chắc chắn này sẽ đến với niềm tin yêu của bạn đọc qua từng năm tháng. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức vì nền mỹ thuật mới – hội nhập và bình đẳng với thế giới trong tương lai.

An Bình 

 

Tin cùng chuyên mục

Một kỷ niệm với Trần Duy

Một kỷ niệm Huế, những ngày tháng Tám… Tôi quen Trần Duy từ thuở ấy. Hai đứa gặp nhau ở Sở Tuyên truyền Trung bộ mới thành lập. Bấy giờ, anh Nguyễn Duy Trinh là Ủy trưởng Tuyên truyền Trung...

Chuyện ông Ba Đông

Với chiếc xe đạp mini mua từ năm nảo năm nào, thoắt cái ông ở chỗ này chỗ nọ. Trong nhà ông, tranh lụa, tranh sơn dầu, sơn mài… chật cả phòng khách. Còn ở phòng vẽ thì ngổn ngang những tranh...

Con trâu là đầu cơ nghiệp… nay đâu?

Năm 2004, tôi được mời sang Bordeaux tham gia một dự án Nghệ thuật. Một ngày cuối tuần đi dạo ven dòng sông Ga-Rôn cùng giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Dominik Lobera, tôi bắt gặp 17 cụm tượng thép...

35 năm chặng đường thăng trầm của Nhà xuất bản Mỹ thuật

  Đầu năm 2009 tôi về công tác ở Tạp chí Mỹ thuật (TCMT ), khi đó TCMT đã hơn 30 tuổi và Nhà xuất bản Mỹ thuật (NXBMT) hơn 20 tuổi. Ban đầu tôi nhận nhiệm vụ làm Phó Tổng Biên tập TCMT,...

BÁN TRANH

  Cô Minh, con gái họa sĩ Trần Lưu Hậu, từng đứng bán tranh ở gallery số 7 Hàng Khay năm xưa…trong một lần trò chuyện với tôi, cô bảo: “Không có tranh đẹp hay tranh xấu chú ạ, chỉ có...

Có thể bạn quan tâm

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT NGÀNH ĐỒ HỌA – KHU VỰC I (HÀ NỘI) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

    GIẢI C: Tác giả: NGUYỄN VĂN VINH (Hà Nội). Tác phẩm: Nhận diện thương hiệu Wind Coffe. Chất liệu: Logo                        ...

NHỮNG KỶ NIỆM VỚI NGƯỜI VẼ DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ

  1. Lần đầu tiên tôi được gặp chú Ngô Mạnh Lân, nếu tôi nhớ không nhầm, thì vào ngày 17 tháng 6 năm 1994, tại lễ tưởng niệm 40 năm ngày Tô Ngọc Vân hy sinh trên đường đi lên chiến dịch...

SÀNH THƯỞNG NGOẠN – NHỮNG LỜI BÀN CỦA MỄ PHẤT VỀ HỘI HỌA

  Mễ Phất (1051-1107), tự là Nguyên Chương, hiệu Tương Dương mạn sĩ, Hải nhạc ngoại sử, là người Tương Dương, Hồ Bắc. Người đời gọi ông là Mễ Tương Dương. Ông cùng với Thái Tương,...

MỸ THUẬT VIỆT SOI TỪ PHÍA KHÁC

  (Lời dẫn trong cuốn sách cùng tên của tác giả Trần Hậu Yên Thế, Nhà xuất bản Mỹ thuật 2021)   Lịch sử mỹ thuật Việt, ngay từ ban đầu, được ghi chép lại qua con mắt của những...

CHÚT HƯƠNG SEN Ở VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

  Nói đến hoa sen, ai ai trong chúng ta cũng nghĩ đến cảnh chùa. Hoa sen là loài hoa thiêng liêng trong Phật giáo. Nhưng ít ai ngờ rằng, đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ta lại bắt gặp hoa sen ở...