ÔNG NÓI CH… NÓ CŨNG CHẲNG NGHE ĐƯỢC

Hắn là một họa sĩ, kém tôi 8 tuổi, và tất nhiên hắn gọi tôi là anh…dù hình như vợ hắn và tôi bằng tuổi nhau. Tôi cũng coi hắn như em và gọi hắn là chú. Tuy quen biết nhau nhưng thực lòng cũng chỉ biết sơ sơ. Biết tôi chơi tranh nên thỉnh thoảng hắn lảng vảng ghé thăm.
Hắn có tài vẽ thuộc loại kha khá, có tranh trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, và cũng đôi ba lần cũng được Hội Mỹ thuật Việt Nam tặng giải thưởng.
Trước kia hắn theo học hội họa Khóa Kháng chiến ở Đại Từ, Thái Nguyên cùng với Lê Huy Hòa, Trần Lưu Hậu, Trọng Kiệm, Mai Long. Nói tới đây hẳn bạn đọc cũng đoán được hắn là ai rồi. Hắn chính là Lưu Công Nhân.
Hồi năm nào tôi nhớ không rõ nhưng chỉ biết lúc ấy hắn và vợ hắn đã sinh được một cậu con trai. Đầu năm học hắn có nhờ tôi mua một bộ sách giáo khoa cho đứa con theo học ở trường tiểu học (vì tôi ở trong ngành giáo dục nên việc tìm kiếm sách cũng dễ). Nhận được sách rồi mà mãi chưa thấy hắn trả tiền cho tôi. Chắc hắn quên tiệt mất hay hắn coi như vớ được của rơi nhỉ?!

LƯU CÔNG NHÂN – Đào Dã, Phú Thọ. Màu nước

Cũng có lần, hắn có mời tôi đến nhà chơi. Căn nhà một tầng trông như một sân khấu vừa mới diễn vở xong.
Lúc ấy, trên tường treo một bức tranh sơn dầu rộng bằng nửa chiếc chiếu con, vẽ hình chiếc xe “cuốc”, loại dùng cho các cua-rơ đi thi xe đạp. Tôi trông chẳng nghệ thuật một tí nào. Ngoài ra, còn có một bức tranh nhỏ cỡ bằng chiếc cặp da vẽ một chiếc lọ đề hai chữ “Đại Phong”. Tôi nghĩ bụng “thằng cha này lại cũng hóm nhỉ, học mót kiểu Trạng Quỳnh” cơ đấy. Hắn đem câu chuyện trên để vẽ đề tài cho bức tranh, cũng kể coi như là độc đáo.
Có lần, hắn khoe với tôi bán được bức tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật được hai nghìn đồng, tính tương đương với giá 10 cân thịt heo và chưa được 10 đô-la theo giá chợ đen thời điểm 1985. Số tiền đó hắn hào phóng đưa cho vợ một nghìn bảy trăm đồng, còn ba trăm đồng hắn giữ khao bạn bè bia bọt.
Có lần, vào sáng ngày mồng 3 Tết, hắn lò dò đến nhà tôi, trên người mặc chiếc áo len cổ hình trái tim màu lông chuột, chiếc quần ka-ki màu cứt ngựa, chân đi đôi giày ba-ta đã mòn gót. Theo phép lịch sự tôi bày mứt kẹo, rót rượu ra mời hai bên nâng cốc cùng nhau chúc tụng ngày Xuân vui vẻ hoan hỉ lắm. Lúc ra về, hắn rỉ tai tôi bảo mượn nóng ba mươi đồng. Tôi nghe thật ngại quá vì biết tính anh chàng nhiều lần vay mà hình như hay quên, không mấy khi trả nợ. Tôi từ chối bảo “đào đâu ra tiền bây giờ”. Lúc ấy, thực ra nhà tôi tuy không dư dả nhiều nhưng trong tủ lúc nào cũng có bạc trăm.
Hắn nói: “Ông ky bo bỏ mẹ, giàu có thế, nhiều tiền cổ Nhật, Việt Nam, báo chí đều ca ngợi là người có điều kiện mà ông lại kêu là không có, ông nói thế ch… nó cũng chẳng nghe được”. Thế rồi hắn vùng vằng ra về. Tôi cố gọi hắn quay lại để xoa dịu nhưng hắn bước thẳng, không thèm quay lại… Ồ, cũng là người có khí chất đấy.
Vài tháng sau, tôi gặp hắn ở cửa hàng Cà phê Lâm, hắn gọi tôi và gọi thêm một cốc cà phê mời tôi uống. Tính hắn phổi bò, chuyện đâu bỏ đấy, chẳng thích giận ai, chẳng để bụng chuyện gì. Hắn hồ hởi báo cho tôi biết hắn sắp triển lãm tranh và mời tôi tới dự. Cuộc triển lãm thành công, cũng bán được dăm mười bức. Sau cuộc triển lãm, có tiền rồi, hắn dự định sẽ du ngoạn đó đây.
Được ít lâu sau, tôi nghe được tin buồn, hắn đã ra đi ở tuổi 77.
Bây giờ, hắn đã trở thành người thiên cổ từ bao giờ rồi, không biết ở dưới âm phủ hắn có nhớ đến “lão ky bo” đáng ghét ở trên trần gian này không?

Nguyễn Bá Đạm

Tin cùng chuyên mục

Tình cảm của Lãnh đạo và nhân dân các nước trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các Di tích tưởng niệm Người  

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đi bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu lại những dấu ấn sâu đậm về tình hữu nghị, tình đoàn...

Hội họa của Lê Phổ: Từ Hà Nội tới Paris

Lê Phổ (1907 – 2001), tốt nghiệp khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l’École des Beaux-Arts d’Indochine), hiện là một trong những danh họa Việt được nhắc tới nhiều nhất trên...

Nhớ họa sĩ Nguyễn Thụ, người thầy kính yêu!

Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930, tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Việt Nam (tiền thân là Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương) khoá Tô Ngọc Vân (1957 – 1962 ) cùng các hoạ sĩ Vũ Giáng Hương, Phạm...

Họa sĩ Nguyễn Siên – Một đời cống hiến cho nghệ thuật nước nhà

Nguyễn Siên là một nghệ sĩ Hậu chiến và Đương đại, sinh năm 1916. Tác phẩm của Nguyễn Siên đã được đưa ra đấu giá nhiều lần, với giá bán thực tế dao động từ 1.461 USD đến 244.754 USD, tùy...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Kỷ niệm về triển lãm cá nhân đầu tiên của Bùi Xuân Phái

  Khi được Viện Mỹ thuật phân công viết một bài về triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Bùi Xuân Phái (cuối 1984 đầu 1985), tôi đã đến gặp họa sĩ xem tranh và sưu tầm tài liệu. Hồi...

Hội họa với nghệ thuật diễn xướng cung đình

 TTH – Nhân sự kiện kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối...

Kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

(Chinhphu.vn) – Ngày 14/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 169/NQ-CP về kinh phí chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Theo đó, tạm ứng...

NGƯỜI ĐÀN BÀ HÁI RAU MUỐNG ĐÃ SỐNG LẠI

  Quán cafe của ông Lâm cũng đặc biệt, là một căn nhà nhỏ một tầng lợp ngói (sau này có tiền dư ông xây hai tầng ở khu sân trong) có mặt tiền vẫn giản dị với cái mành treo lơ lửng từ...

30 NĂM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM: NGỘ NHẬN VÀ CƠ HỘI

  Có nhiều quan điểm khác nhau (thậm chí mâu thuẫn) về lịch sử và lịch đại của nghệ thuật thuật đương đại Việt Nam, từ sau Đổi mới (1986) đến nay, sau gần 30 năm, vẫn chưa có tiếng...