MỘT KỶ NIỆM NHỎ VỀ NGƯỜI BẠN LỚN

Hôm ấy chưa phải đã vào thu, nhưng Hà Nội nắng đẹp và không quá nóng. Đó là cái ngày mà sau này chúng tôi cứ nhớ mãi: 12 tháng 7 năm 1984 – ngày khai mạc triển lãm cá nhân lần đầu tiên của họa sĩ Nguyễn Sáng. Một dấu mốc quan trọng, mà theo thiển ý tôi, không chỉ cho riêng anh Sáng, nó còn có ý nghĩa với nhiều họa sĩ khác, và có lẽ với cả nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam đương đại, bởi sau đấy sẽ là triển lãm cá nhân đầu tiên của các họa sĩ như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm… Tôi cũng giãi bày ngay rằng hồi đó, mặc dù có chênh lệch rất nhiều về tuổi tác, bọn trẻ chúng tôi vẫn bị bộ tứ các anh buộc phải gọi họ bằng “anh” (thay vì gọi “chú”), nếu không muốn bị tước quyền ngồi hầu rượu. Hình như các anh muốn giữ mãi thói quen sống trẻ trung, tình cảm như ở thuở tráng niên, đã xếp giá vẽ, phơi phới đi vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc; vì lẽ ấy, tôi xin giữ nguyên cách xưng hô ngày nào trong những dòng hồi ức này.
Như có hẹn, chúng tôi tề tựu ở Bảo tàng Mỹ thuật. Giới mỹ thuật hầu như không thiếu ai, từ các bậc lão thành tới giới trẻ. Sau thủ tục khai mạc, mọi người hình thành từng nhóm, chuyện trò, hàn huyên, thảo luận trước từng tác phẩm trong gian trưng bày.
Thời gian hôm ấy trôi thật nhanh. Vui lắm !

BÙI XUÂN PHÁI – Chân dung Thái Văn Hiếu. 12/7/1984

 

Bùi Xuân Phái, Văn Cao, Nguyễn Sáng trong lễ khai mạc triển lãm cá nhân đầu tiên và duy nhất của Nguyễn Sáng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Hà Nội 1984

Trong không khí phấn chấn chung ấy, như vẫn thường thấy, anh Dương Bích Liên đề xuất: “thế này thì bọn mình phải đi kiếm rượu uống mừng thôi”. Anh Nguyễn Tư Nghiêm, anh Bùi Xuân Phái vui vẻ tán đồng ngay, và chúng tôi cùng nhau về nhà anh Hào Hải – người bạn đồng trang lứa với tôi và cũng yêu mến, ngưỡng mộ các “ đàn anh lớn” giống tôi. Riêng có anh Nguyễn Sáng không theo về được, anh bảo: “ hôm nay mình phải ở lại đây tiếp khách, không thì không phải phép”.
Cùng với rượu, câu chuyện về “nghệ thuật của Nguyễn Sáng” vẫn tiếp tục. Như mọi khi, anh Nghiêm ít nói nhất. Anh Liên càng uống càng trầm ngâm, dường như để tận hưởng niềm vui hôm nay. Anh Phái thì đặc biệt sôi nổi: “mình sẽ vừa uống vừa vẽ các bạn, từng người một”. Anh xin chủ nhà một xấp giấy, rút bút ra, vừa vẽ vừa tiếp tục đề tài “tranh Sáng”.
“Không chỉ tranh đâu, ký họa, phác thảo của Sáng cũng đẹp lắm – anh Phái nói – mình còn nhớ thời đi học, có lần thầy Jonchère bảo mình: anh là bon elève, nhưng Sáng là bon artiste“. *
Câu nói của họa sĩ Bùi Xuân Phái khiến tôi ngay lúc đó thấu hiểu, trong vẻ ngoài gầy guộc, trông có phần khắc khổ của anh, bên cạnh tâm hồn đôn hậu, chân thật dễ thấy, còn một nhân cách nghệ sĩ lớn, rất lớn. Quả đúng là một trong bộ tứ đáng tự hào của hội họa Việt Nam đương đại.

Tháng 7/2020
Thái Văn Hiếu
*Évariste Jonchère: Nhà điêu khắc người Pháp, một thời là giảng viên và hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương.
bon elève: học trò giỏi – tiếng Pháp trong nguyên văn.
bon artiste: nghệ sĩ giỏi – tiếng Pháp trong nguyên văn.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Một kỷ niệm với Trần Duy

Một kỷ niệm Huế, những ngày tháng Tám… Tôi quen Trần Duy từ thuở ấy. Hai đứa gặp nhau ở Sở Tuyên truyền Trung bộ mới thành lập. Bấy giờ, anh Nguyễn Duy Trinh là Ủy trưởng Tuyên truyền Trung...

Chuyện ông Ba Đông

Với chiếc xe đạp mini mua từ năm nảo năm nào, thoắt cái ông ở chỗ này chỗ nọ. Trong nhà ông, tranh lụa, tranh sơn dầu, sơn mài… chật cả phòng khách. Còn ở phòng vẽ thì ngổn ngang những tranh...

Con trâu là đầu cơ nghiệp… nay đâu?

Năm 2004, tôi được mời sang Bordeaux tham gia một dự án Nghệ thuật. Một ngày cuối tuần đi dạo ven dòng sông Ga-Rôn cùng giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Dominik Lobera, tôi bắt gặp 17 cụm tượng thép...

35 năm chặng đường thăng trầm của Nhà xuất bản Mỹ thuật

  Đầu năm 2009 tôi về công tác ở Tạp chí Mỹ thuật (TCMT ), khi đó TCMT đã hơn 30 tuổi và Nhà xuất bản Mỹ thuật (NXBMT) hơn 20 tuổi. Ban đầu tôi nhận nhiệm vụ làm Phó Tổng Biên tập TCMT,...

BÁN TRANH

  Cô Minh, con gái họa sĩ Trần Lưu Hậu, từng đứng bán tranh ở gallery số 7 Hàng Khay năm xưa…trong một lần trò chuyện với tôi, cô bảo: “Không có tranh đẹp hay tranh xấu chú ạ, chỉ có...

Có thể bạn quan tâm

Họa sĩ Ngô Xuân Bính và nghệ thuật đô thị trong kỷ nguyên mới

Với nghệ thuật điêu khắc vĩ mô đa chiều, tranh bích họa và ảo ảnh ánh sáng nhờ kỹ thuật số, triển lãm “Ego – Người” của họa sĩ Ngô Xuân Bính đã truyền tải một cách sinh động nhất...

Trần Bình Lộc – Chùa Láng

    TRẦN BÌNH LỘC (1914 – 1941) Tác phẩm: Chùa Láng, Hà Nội Năm sáng tác: 1936 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 65x102cm Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội   Trần Bình Lộc có một cuộc đời hết...

Thông báo lần thứ 2 về triển lãm Mỹ thuật khu vực 5 (Nam miền Trung và Tây Nguyên) lần thứ 26 năm 2021

       ...

TRIỂN LÃM “DẤU ẤN 2018” CỦA CÂU LẠC BỘ HỌA SĨ CAO TUỔI HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM

TRIỂN LÃM “DẤU ẤN 2018” CÂU LẠC BỘ HỌA SĨ CAO TUỔI HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM (Từ ngày 16.9 đến ngày 24.9.2018 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội) Để chào mừng kỷ niệm ngày...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 323&324 tháng 11-12/2019

   ...