ĐƯỢC VẼ VÀ NẶN TƯỢNG BÁC

 

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 50 năm ngày mất của Người (2/9/1969-2/9/2019) Tạp chí Mỹ thuật xin trân trọng đăng lại bài viết “Được vẽ và nặn tượng Bác” của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Bài viết đã được thực hiện vào tháng 9 năm 1969, trong những giờ phút đau thương của toàn thể dân tộc Việt Nam khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa tạ thế, thể hiện tình cảm thiêng liêng, kính trọng của họa sĩ Trần Văn Cẩn nói riêng, cũng như của đông đảo các nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nói chung dành cho Bác.

Xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc!

Từ cách mạng đến nay, tôi may mắn được gặp Bác nhiều lần; lần nào cũng để lại trong tôi nhiều kỷ niệm sâu sắc. Vào những ngày đau thương chung của dân tộc ta hôm nay, làm sao trong phút chốc tôi có thể nhớ hết, nói hết tất cả những gì tôi đã được thấy, được nghe về Bác kính yêu.

Tôi chỉ xin kể lại một vài mẩu chuyện nhỏ:

Năm 1958, chúng tôi xin được gặp để vẽ và nặn tượng Bác. Mãi chúng tôi mới được tin lên chỗ Bác ở. Hôm ấy quả là một ngày vui đáng nhớ.

Cùng đi với chúng tôi có anh Diệp Minh Châu, anh Trần Văn Lắm và một nhà điêu khắc người Đức. Từ một đất nước xa xôi sang, anh bạn đồng nghiệp của chúng tôi chỉ mong mỏi được gặp và trực tiếp nặn tượng Bác.

TRầN VĂN CẩN (1910 – 1994) – Chân dung Bác. Sơn dầu. 1961. 60x45cm. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Được toại nguyện, anh bạn người Đức và cả chúng tôi xiết bao vui mừng.

Có điều hôm đầu, Bác ngồi thấp mà anh bạn của chúng tôi vừa cao lớn lại vừa đứng nặn theo tư thế và công việc của một nhà điêu khắc. Vì vậy, anh bạn luôn phải lom khom người.

Sau buổi hôm đó, chúng tôi nghĩ ra một cách để giải quyết “cái khó khăn nghề nghiệp” của anh bạn. Chúng tôi mang bục gỗ và đặt bàn làm việc của Bác lên đấy.

Ngắm nghía thấy tầm vừa nặn, chúng tôi thích thú lắm, nhất là anh bạn người Đức.

Sáng hôm sau, chúng tôi đến thực sớm nhưng khi bước vào, chúng tôi thấy Bác đã ở đấy rồi. Một chân Bác đứng dưới đất, còn chân kia đặt lên bục. Vừa trông thấy chúng tôi Bác đã vui vẻ hỏi:

– Các chú có biết ngày xưa người ta xưng với vua như thế nào không ?

Bị hỏi bất ngờ, chúng tôi bỗng nhiên lúng túng nhìn nhau, nhưng rồi cũng mạnh dạn trả lời:

-Thưa Bác, người ta xưng là “tâu bệ hạ” ạ!

Bác bèn trỏ vào cái bục, châm biếm:

-Thế các chú muốn Bác “làm vua” hay sao mà mang “cái bệ” này đến ?

HOÀNG ĐẠO KHÁNH (1923-2017) – Bác thăm vườn trẻ. Lụa. 1977. 47x60cm. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Biết Bác đùa, chúng tôi ai nấy đều im, Bác lại hỏi tiếp:

-Các chú nên nhớ rằng Bác làm Chủ tịch, Chủ tịch cũng là đầy tớ của nhân dân, phải phục vụ nhân dân vô điều kiện.

Chúng tôi đang lo Bác không lên bục, ngồi vào bàn làm việc. Nhưng đoán được tâm trạng đó, Bác vui vẻ bảo:

-Nói thế thôi chứ bây giờ Bác cũng “thượng đế” cho các chú vui lòng.

Trông thấy Bác, nhất là lúc Bác nói chuyện, chúng tôi cứ nhớ mãi bốn câu thơ của Bác làm năm 1953:

Nhân vị ngũ tuần thường thán lão,

Ngã kim thất cửu chính khang cường.

Tự cung thanh đạm tinh thần sảng,

Tố sự thung dung nhật nguyệt trường.

(Chưa năm mươi đã kêu già,

Sáu ba, mình nghĩ vẫn là đương trai

Sống quen thanh đạm nhẹ người,

Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.)

                                                                                                        (Bài dịch của Xuân Thủy)

Đúng là Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc nào cũng thanh thản, ung dung. Vẽ và nặn tượng Bác cho được cái thần thái ấy quả không phải dễ. Cho đến nay chúng tôi cảm thấy tranh mình chưa thể hiện và lột tả được hết những nét riêng đáng quý của Bác, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Lúc Bác còn sống, Bác thường đến thăm các cuộc triển lãm nghệ thuật. Lúc không đi thì Bác có thư. Thư Bác gửi cho giới họa sĩ chúng tôi năm 1951 là một văn kiện lịch sử quan trọng, là kim chỉ nam hành động quý báu và thiết thực cho giới chúng tôi nói riêng, cho ngành văn nghệ nói chung. Vì, đến nay đọc lại bức thư ấy, chúng tôi càng thấy đúng và trong sáng, vẫn thấy phải cố gắng rất nhiều nữa mới có thể đạt được phần nào lời khuyên dạy của Người.

PHAN THÔNG (1921-1987) – Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch. Bột màu. 1971. 20x26cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng, Hà Nội

Năm 1963, Bác có đến thăm Triển lãm nghệ thuật tạo hình trưng bày ở phố Tràng Tiền. Sau khi xem Bác có nhận xét:

– Các chú làm việc tốt đấy. Tranh, tượng thế là có tình người.

Sau đó Bác hỏi chúng tôi về phong trào mỹ thuật, về đội ngũ sáng tác mỹ thuật (có bao nhiêu nữ, bao nhiêu anh chị em người dân tộc, bao nhiêu anh chị em trẻ…), rồi Bác bảo:

– Các chú là lớp đi trước, nên dìu dắt anh chị em lớp trẻ: có kinh nghiệm gì thì phải tận tình bày vẽ cho anh chị em. Nhưng cũng phải cẩn thận, chú ý đừng để mất khiếu sáng tạo của họ.

Xem tranh sơn mài, Bác khuyên chúng tôi nên nghiên cứu sao cho chất liệu này giữ được bền hơn nữa. Về nghệ thuật khảm trai, Bác cũng có ý kiến:

– Các chú cần cố gắng duy trì loại này. Nó quý lắm. Nó là cái vốn nghệ thuật cổ truyền của cha ông ta xưa, phải phát triển nó lên.

Trước khi rời khỏi phòng triển lãm, Bác nhắc nhở chúng tôi phải cố gắng làm tốt hơn, phải đem nghệ thuật phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

Lời khuyên dạy của Bác thật là đầm ấm, mãi mãi còn in sâu trong lòng chúng ta. Chúng ta nguyện suốt đời ghi nhớ và làm theo lời dạy bảo của Người để xứng đáng với Người, với công ơn và sự quan tâm to lớn của Người.

Tháng 9,1969

Trần Văn Cẩn

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Có thể bạn quan tâm

DẠO NGẮM ĐÔNG DƯƠNG QUA BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ BẰNG ĐÁ VỀ CÁC THUỘC ĐỊA

  Giữa Kinh đô Ánh sáng ngày nay, để thoát li không gian náo nhiệt, người ta tìm tới không gian xanh rộng nhất của thành phố là Bois de Vincennes nằm ở rìa phía đông Paris, thuộc quận 12. Thật khó...

GHI CHÉP DỌC ĐƯỜNG

Nghệ sĩ Nhân dân Đào Đức, một họa sĩ đặc biệt của một khóa học đặc biệt – Khóa Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc. Bức tranh “chân dung sự nghiệp” của ông có nhiều diện, từ hội...

ĐỖ QUANG EM – BẬC THẦY HỘI HỌA TẢ THỰC VIỆT NAM

  Chiêm ngưỡng suy tư những tác phẩm hội họa của họa sĩ Đỗ Quang Em – có một số nhà phê bình, họa sĩ cho rằng ông là họa sĩ vẽ theo khuynh hướng Hyperrealism (Chủ nghĩa Cực thực). Tôi...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC IV – BẮC MIỀN TRUNG LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 14/08 đến 21/08/2018, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh Tỉnh Hà Tĩnh, đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật khu vực IV – Bắc miền Trung lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm trưng bày thực tế 129...

ĐỨC “RÂU”

  Trùng tên với tôi, nhưng phần đệm hơn được chữ Mạnh, còn tôi thì đệm thì chỉ có chữ Văn. Mặt dài, râu quai nón, nên tự nhiên được mang biệt danh Đức “râu”, để phân biệt với tôi...