CHIẾC ĐỒNG HỒ CỦA BÙI XUÂN PHÁI

 

Nhiều người đã bất ngờ và thú vị khi xem mặt sau của một bức họa vẽ trên giấy của họa sĩ Bùi Xuân Phái có dòng chữ do chính ông viết: “Tiến tới cần một xe đạp riêng và một đồng hồ”. Đó là thời kỳ khó khăn nhất về kinh tế và cả những bó buộc về tinh thần trong cuộc đời họa sĩ. Vào những năm cuối thập niên 60, họa sĩ đã sống trong cảnh không có xe đạp, không có đồng hồ. Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể hiện cái đẹp, ông cũng là hoạ sĩ đã gạt bỏ mọi toan tính đời thường để cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu lắng.

Tôi nhớ mãi một ngày đẹp trời của thời thơ ấu. Hôm đó, Bùi Xuân Phái nhận được giấy giới thiệu của Hội Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu ông là một người thuộc biên chế của Nhà nước, trong giấy giới thiệu ghi rõ: Đề nghị cửa hàng tạo điều kiện để đồng chí Bùi Xuân Phái mua một chiếc đồng hồ đeo tay theo tiêu chuẩn của cửa hàng. Có giấy giới thiệu mà không có tiền thì cũng vô nghĩa.

BÙI XUÂN PHÁI – Chợ gạo. 1980. Sơn dầu. 19×25,5cm

Phải mất vài ngày sau, mẹ tôi mới chạy vạy, vay mượn của người thân, cũng gom đủ số tiền là 90 đồng để đưa cho Bùi Xuân Phái đến cửa hiệu ở phố Cửa Nam mua đồng hồ. Đó là chiếc đồng hồ đeo tay Pônzốt của Liên Xô, có giá trị khoảng 2 tháng lương của một viên chức vào thời đó. Hôm đi mua đồng hồ, anh trai tôi, Bùi Kỳ Anh và tôi đòi đi theo Bùi Xuân Phái. Ông phải xếp hàng và làm thủ tục xong, cuối cùng cũng cầm được chiếc đồng hồ ra về.

Trước lúc đi mua, mẹ tôi đã đưa cho ông chiếc khăn mùi xoa, căn dặn kỹ lưỡng bố và chúng tôi là khi mua được rồi thì dùng khăn để bọc nó lại, đừng vội đeo ngay đồng hồ vào cổ tay kẻo tụi gian tham nhìn thấy, cướp lấy thì khổ. Ngày đó, tôi vẫn còn là cậu bé thơ, lũn cũn chạy theo bố và anh trai. Anh tôi cho đồng hồ vào khăn bọc lại theo lời mẹ dặn, rồi đút vào túi quần và vừa đi vừa túm thật chặt. Trên đường về, thỉnh thoảng bố và anh trai lại dừng lại. Kỳ Anh lôi chiếc đồng hồ từ trong túi ra với cử chỉ trân trọng, trang nghiêm như người ta làm một nghị lễ tôn giáo. Cả ba bố con xúm đầu vào ngắm nhìn chiếc đồng hồ với vẻ đầy trìu mến. Trên suốt cuộc hành trình về nhà, thỉnh thoảng muốn có cớ để nhìn chiếc đồng hồ lần nữa, tôi tại kêu váng lên, hỏi Bùi Xuân Phái: “ Bố ơi, bây giờ là mấy giờ rồi?” Bùi Xuân Phái cũng lấy làm thích thú, ông nhoẻn cười bảo anh tôi: “Kỳ Anh chiều Phương, lấy đồng hồ ra xem mấy giờ rồi nào?”.

Ảnh chụp Bùi Xuân Phái tại studio của ông tại 87 phố Thuốc Bắc

Chiếc đồng hồ Pônzốt này, Bùi Xuân Phái dùng được một thời gian thì mất do ông đã để quên ở nhà tắm công cộng trong một lần đi tắm. Đến năm 1979, một người hâm mộ nghệ thuật tên là Sinh Thành, vốn là một người thợ sửa chữa đồng hồ có tiếng thời bấy giờ, muốn có tranh của Bùi Xuân Phái đã đem một chiếc đồng hồ đeo tay đến gặp Bùi Xuân Phái, ngỏ ý muốn trao đổi lấy tranh. Chiếc đồng hồ này người ta gọi là đồng hồ “Thuỷ quân lục chiến” bởi nó rất to và nặng, được sản xuất ra để phục vụ trong quân đội và dành cho các chiến binh khi phải lặn xuống dưới biển sâu. Giá trị của nó được chủ nhân giới thiệu là nửa chỉ vàng (khoảng 25 USD vào thời đó). Bùi Xuân Phái vui vẻ đồng ý. Ông nói với vị khách là có thể lựa chọn bức nào cảm thấy vừa ý trong xưởng vẽ. Ông Sinh Thành đã chọn luôn một bức sơn dầu kích thước khá lớn, đó là bức “Ha Noi by night”( Đêm Hà Nội). Bùi Xuân Phái dùng đồng hồ này được vài hôm đã chán, vì vốn là đồ của nhà binh nên nó rất nặng và to vật vã. Ông bèn tặng nó cho tôi. Lần đầu trong đời tôi sử dụng đồng hồ đeo tay là chiếc đồng hồ đó.

Sau khi Bùi Xuân Phái mất, đến năm 1997, ông Sinh Thành đã bán bức “Đêm Hà Nội” này cho một người Hàn Quốc tên là Sambon Koo với giá 12.000 USD. Sau đó, ông Koo đã đem tác phẩm này về Hàn Quốc. Vài năm sau đó, bức “Đêm Hà Nội” được đưa ra bán đấu giá trong một cuộc triển lãm. Một người Nhật đã mua bức này với giá cao ngất ngưởng là 75.000 USD. Người ta đã nói vui: Nếu số tiền bán bức tranh đó chỉ dùng để mua đồng hồ thì chắc phải dùng đến bao tải để đựng.
Đến thập niên 80, khi đất trời đổi thay, cuộc sống của nhà danh họa cũng đổi thay, bắt đầu có nhiều khách ngoại quốc được phép đến thăm xưởng vẽ và mua tranh của Bùi Xuân Phái. Do đó, việc sở hữu một chiếc đồng hồ đeo tay không còn là ước mơ hay vấn đề gì lớn nữa. Nhưng ông vẫn luôn bị ám ảnh về quỹ thời gian. Trong một lần đi họp, Bùi Xuân Phái gặp một vị lãnh đạo của thành phố Hà Nội, ông này quen biết Bùi Xuân Phái từ xưa nên thân tình hỏi: “Nếu có một điều ước thì Phái sẽ ước điều gì?” Họa sĩ trả lời: “Tôi sẽ ước một ngày có 25 giờ. Như vậy mỗi ngày tôi sẽ có thêm một giờ để làm việc.”
Trong nhật ký của danh họa, người ta thấy có một Bùi Xuân Phái làm thơ về thời gian:

Thời giờ đi rõ thật nhanh
Đã đi không thể có phanh nào kìm
Vẽ đi kẻo tiếc con tim
Đập đi, đập lại rồi im lúc nào

Bùi Thanh Phương 

 

Tin cùng chuyên mục

Tình cảm của Lãnh đạo và nhân dân các nước trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các Di tích tưởng niệm Người  

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đi bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu lại những dấu ấn sâu đậm về tình hữu nghị, tình đoàn...

Hội họa của Lê Phổ: Từ Hà Nội tới Paris

Lê Phổ (1907 – 2001), tốt nghiệp khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l’École des Beaux-Arts d’Indochine), hiện là một trong những danh họa Việt được nhắc tới nhiều nhất trên...

Nhớ họa sĩ Nguyễn Thụ, người thầy kính yêu!

Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930, tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Việt Nam (tiền thân là Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương) khoá Tô Ngọc Vân (1957 – 1962 ) cùng các hoạ sĩ Vũ Giáng Hương, Phạm...

Họa sĩ Nguyễn Siên – Một đời cống hiến cho nghệ thuật nước nhà

Nguyễn Siên là một nghệ sĩ Hậu chiến và Đương đại, sinh năm 1916. Tác phẩm của Nguyễn Siên đã được đưa ra đấu giá nhiều lần, với giá bán thực tế dao động từ 1.461 USD đến 244.754 USD, tùy...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 3-4 năm 2020

  Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) Tác phẩm: Bố cục Năm sáng tác: Khoảng 1960-1970 Chất liệu: Mực nho, màu nước, phấn màu Thuộc Bộ sưu tập Nghệ thuật Quang Phúc, Hà Nội   Nguyễn Gia Trí bắt...

Lịch tổ chức triển lãm mỹ thuật khu vực Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ 24 năm 2019

,      ...

Khoa Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật trưng bày triển lãm “Đồng hành” và tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023)

Được thành lập từ năm 1978, Khoa Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật (LL, LS&PBMT) của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã có một chặng đường 45 năm phát triển. Trong những năm vừa...

ĐỔI CẢNH

  Nước Việt chính là nước – làng, làng Việt là làng nước. Muốn hiểu nước Việt, người Việt thì phải hiểu làng. Nói cách khác hiểu được làng thì sẽ hiểu nước Việt, làng chính là...

NGUYỄN SÁNG – MỘT DANH HỌA ĐẶC BIỆT

  Năm 1996 Nguyễn Sáng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Nguyễn Sáng (1923-1988) quê hương ở làng Điền Hòa, Mỹ Tho (nay là Tiền Giang, miền Tây Nam Bộ) Năm...