Triển lãm cá nhân

“Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Xem trang cá nhân

Mơ sen

Gió

Các tác phẩm trong triển lãm Ảnh xạ gồm: một bộ 5 bức vẽ năm 2002; seri tranh 12 bức của 20 năm sau là năm 2022; seri tranh in khắc gỗ kết hợp với vẽ mực nho, màu nước trên giấy Dó (18 bức), tượng điêu khắc gỗ (9 bức) được sáng tác trong năm 2023. Như vậy có thể thấy, triển lãm chủ yếu bày tranh vẽ trên giấy Dó.

― TRANG THANH HIỀN ―

Trang Thanh Hiền người đã có nhiều năm thâm nhập kỹ thuật này, vừa với tư cách của một nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật vừa với tư cách của một họa sĩ. Cuốn sách “Tranh Tết nét tinh hoa truyền thống Việt” của chị đã cho thấy kết quả công phu khám phá các dòng tranh dân gian kể trên. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chỉ ra những nét khác biệt và yếu tố đặc trưng của các dòng tranh. Trang Thanh Hiền còn mày mò để thực hành, thể nghiệm các kỹ thuật đó lên tranh của mình. Trong các cuộc triển lãm trước đây của Trang Thanh Hiền như Đáy Sóng năm 2015 công chúng đã biết đến chị với các tác phẩm vẽ mực nho, màu nước trên giấy vỏ cây của người Nùng Cao, giấy giang, giấy tre… và nhiều nhất vẫn là các tác phẩm vẽ trên giấy Dó với các độ dày mỏng khác nhau như bóc 1, bóc đôi, bóc 4. Ở triển lãm Mùa trong vườn năm 2022, chị lại thể nghiệm sáng tạo in khắc gỗ màu khác nhau với các hình thức độc bản, phá bản. Đến triển lãm Ảnh Xạ năm nay của chị, có thể nói là một bứt phá ngoạn mục khi tất cả các kỹ thuật vẽ tranh, in khắc gỗ đã được hội tụ đồng thời trên các tác phẩm. Người ta có thể thấy ở đó một độ nhuần nhuyễn trong kỹ thuật vẽ giấy Dó, nét đanh, xơ hay loang nhoè và cả thể loại in khắc gỗ độc bản rất đa dạng. Hai ngôn ngữ in khắc có vẻ như khô cứng, đã được Trang Thanh Hiền sử dụng kỹ thuật hội hoạ với độ loang kỳ ảo của giấy Dó như quyện vào nhau tạo ra một sắc thái rất riêng biệt. Như hoạ sĩ Vũ Đình Tuấn nhận xét: Ảnh xạ của Trang Thanh Hiền đậm ngôn ngữ đàn bà, đàn bà kiểu tràn đầy khát vọng, nổi loạn, cuồng nhiệt mà nhường nhịn, thăm thẳm như một dòng chảy. Việc phối hợp hài hòa giữa kỹ thuật in khắc gỗ sắc sảo và cách xử lý mực nước loang nhoè phóng khoáng trên giấy Dó cho thấy cái cá tính gai góc và nền nã đã hợp nhất  làm một để cho ra lối tạo hình cô đọng kiểu “tiết diện” hay “lát cắt”.

Như hoạ sĩ Vũ Đình Tuấn nhận xét: Ảnh xạ của Trang Thanh Hiền đậm ngôn ngữ đàn bà, đàn bà kiểu tràn đầy khát vọng, nổi loạn, cuồng nhiệt mà nhường nhịn, thăm thẳm như một dòng chảy. Việc phối hợp hài hòa giữa kỹ thuật in khắc gỗ sắc sảo và cách xử lý mực nước loang nhoè phóng khoáng trên giấy Dó cho thấy cái cá tính gai góc và nền nã đã hợp nhất  làm một để cho ra lối tạo hình cô đọng kiểu “tiết diện” hay “lát cắt”.

Cơn giông

(Khắc gỗ màu nước trên giấy dướng, 60x62cm, 2023)
Trang Thanh Hiền

LỐI ĐI RIÊNG…

Điều thú vị hơn cả trong cuộc triển lãm lần này có lẽ không chỉ là kỹ thuật vẽ giấy Dó của Trang Thanh Hiền, mà còn là những ý tưởng được chị diễn tả vô cùng đa dạng trên mặt tranh. Những ý tưởng được rút ra từ nghệ thuật Phật giáo hoặc các suy tưởng về cuộc sống và các hiện tượng tự nhiên. Hầu hết các tác phẩm đều có hình tượng một vị Phật với hoa sen, được chị truyền tải lên tranh với một bút pháp rất đặc trưng. Đúng như PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương chia sẻ: tác giả đã trình làng một nghệ thuật tổng hợp, đa diện với sự hòa trộn các ngôn ngữ của hội họa, đồ họa và điêu khắc; với sự dung hợp những biểu tượng truyền thống quen thuộc trong các hình thể mang tính nhận diện cá nhân. Các hiện tượng tự nhiên như mây mưa sấm chớp được bắt gặp trong di sản mỹ thuật triều Nguyễn cũng được Trang Thanh Hiền xử lý một cách khéo léo đã tạo nên một động thái vô cùng sinh động giữa những giá trị biểu hình tượng trưng.

Có thể nói, học hỏi tri thức dân gian về nghệ thuật truyền thống với cái nhìn của một người làm công tác nghiên cứu, đến việc học hỏi để tự tay thể nghiệm trong sáng tạo mới, đó phải chăng là “đến hiện đại từ truyền thống”, trong sáng tác nghệ thuật của họa sĩ Trang Thanh Hiền. Chị đã tạo ra cho mình một lối đi thật sự riêng./.