Phiên đấu giá lần thứ 32 & Các họa sĩ châu Á – Tác phẩm nghệ thuật lớn

Trong phiên đấu giá lần thứ 32 “Họa sĩ châu Á – Những tác phẩm quan trọng” được tổ chức vào ngày 14 tháng 03 tới đây, Aguttes, với cương vị là nhà đấu giá hàng đầu trên thị trường các họa sĩ châu Á, một lần nữa mang đến cho các bạn yêu nghệ thuật những tác phẩm chưa từng được công bố của các nghệ sĩ Châu Á nổi tiếng như: Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ …

 

Mai Trung Thứ (1906-1980)
Mai Trung Thứ là một họa sĩ Việt Nam tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương và đã tới Pháp định cư vào cuối những năm 1930. Trong một khoảng thời gian dài, nhiều tác phẩm của ông chưa từng được công bố. Gần 10 năm qua, 31 phiên đấu giá do Aguttes tổ chức đã giúp cho nhiều sáng tác của ông được giới thiệu đến công chúng và được công nhận trên trường quốc tế. Dù là tranh vẽ những cô gái trẻ duyên dáng bên những món đồ trang sức hay bên phong cảnh nên thơ, Mai Trung Thứ luôn tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ quê hương và lấy họ làm nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tác của mình.
MAI TRUNG THỨ (1906-1980)- Lời nguyện cầu, 1943 Mực và bột màu trên lụa, chữ ký và năm sáng tác ở góc dưới bên trái, lạc khoản ở mặt sau bức tranh 45.4 x 28 cm
MAI TRUNG THỨ (1906-1980) – Đồ trang sức, 1964 Mực và màu trên lụa, chữ ký và năm sáng tác ở phía trên bên phải, tiêu đề ở mặt sau bức tranh 31 x 22.2 cm. Khung tranh nguyên bản chế tác bởi họa sĩ

Mai Trung Thứ luôn tràn đầy cảm xúc trước sự ngọt ngào của khoảnh khắc gia đình. Những khoảnh khắc này đặc tả một sự gắn kết chặt chẽ, thức tình cảm thiêng liêng luôn được đề cao trong nền văn hóa Á Đông. Mối liên hệ gắn kết nhiều thế hệ, đặc biệt là giữa những người cao tuổi và con trẻ trong gia đình. Sau bức Thưởng trà (Cérémonie du thé) được giới thiệu vào tháng 9 năm 2021, Aguttes đã đưa ra thị trường nghệ thuật bức Trường học (L’Ecole), được trưng bày tại bảo tàng Ursulines mới đây. Trong tranh, sự trong sáng ngây thơ và linh động hoạt bát của những đứa trẻ hòa quyện cùng sự uyên bác điềm tĩnh của ông đồ già, được thể hiện với một kỹ thuật hội họa tuyệt vời, như tất cả những tác phẩm khác của họa sĩ thời kỳ đầu.

MAI TRUNG THỨ (1906-1980) – Trường học, 1953 Mực và màu trên lụa, chữ ký và năm sáng tác ở góc dưới bên trái 45.5 x 54 cm – 17 7/8 x 21 1/4 in. Khung nguyên bản được chế tác bởi họa sỹ
Nhà đấu giá Aguttes trân trọng giới thiệu tới các bạn bộ sưu tập tư nhân độc đáo của một người Việt Nam. Tiến sĩ D. là hậu duệ của vua Minh Mạng triều Nguyễn Phước, một nhà ngoại giao và hiện là một doanh nhân quốc tế, ông bắt đầu sưu tập từ những năm 2000. Vốn ham hiểu biết, đam mê lịch sử mỹ thuật và nỗi lòng luôn đau đáu với cội nguồn của mình, ông đã dành trọn tâm huyết để tìm tòi, thu thập những sáng tác của các nghệ sĩ Việt Nam định cư tại Pháp: Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm và Lê Phổ. Rất lâu trước khi thị trường nghệ thuật trở nên cuồng nhiệt, ông đã đặt mục tiêu sưu tầm các tác phẩm quan trọng tương ứng với những năm đầu của các họa sĩ Việt định cư ở phương Tây. Những tác phẩm này như gợi nhớ lại lịch sử gia đình của nhà sưu tập tài ba có nguồn gốc từ hai nền văn hóa. Thật vậy, vào những năm 1950, cha của ông thuộc số ít những người Việt Nam rời quê hương sang Pháp du học và sau đó định cư tại đây. Vì vậy, Tiến sĩ D., người lớn lên giữa hai nền văn hóa Việt – Pháp, đặc biệt nhạy cảm với những câu chuyện về lịch sử quê hương. Hôm nay, ông mong muốn được truyền lại bộ sưu tập này để chia sẻ cảm xúc mà nó mang lại cho một thế hệ các nhà sưu tập mới. Doanh thu từ bộ sưu tập sẽ được dùng để phát triển một dự án khác gắn bó với tâm huyết của ông, vẫn luôn gắn liền đến việc quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Chúng ta sẽ nhớ đến hai tác phẩm tiêu biểu: L’anneau de Jade (Vòng tay cẩm thạch) của Vũ Cao Đàm và Jeunes filles aux fleurs de pêcher (Thiếu nữ bên hoa đào) của Lê Phổ. Được vẽ tại Pháp, họ sử dụng một kỹ thuật quen thuộc đối với các nghệ sĩ Việt Nam thuộc các lớp đầu tiên của Trường mỹ thuật Đông Dương: lụa. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của phương Tây – Bonnard đối với Lê Phổ, và rộng hơn là Nabis, những họa sĩ theo trường phái Ấn tượng – bằng việc sử dụng những màu sắc và chất liệu mang tính sáng tạo, đã mang tới hơi hưởng hoàn toàn mới cho những kiệt tác này và trở thành minh chứng tuyệt vời cho chiếc cầu nối văn hóa nghệ thuật giữa Phương Đông và Phương Tây.
VŨ CAO ĐÀM (1908-2000) – Vòng tay cẩm thạch, 1950 Màu bột và mực trên lụa, chữ ký ở góc dưới bên phải 54 x 44.8 cm – 21 1/4 x 17 5/8 in.
Lê Phổ (1907-2001)
Một nghệ sĩ lớn khác của Trường Mỹ thuật Đông Dương, Lê Phổ thể hiện một tâm hồn đồng điệu hoàn hảo giữa tranh lụa truyền thống của quê hương và ảnh hưởng của trường phái Ấn tượng tại vùng đất nới ông sinh sống, nước Pháp. Hai tác phẩm nghệ thuật được đưa vào phiên đấu giá ngày 14 tháng 03 năm 2022 tới đây đến từ bộ sưu tập của một sinh viên trẻ Việt Nam được vợ chồng nghệ sĩ mời đi ăn trưa nhiều lần khi họ đến Paris vào những năm 1950. Một tình bạn đẹp đẽ và vững chắc đã nảy nở và nhiều năm về sau, chàng sinh viên ngày ấy đã mua lại một vài bức tranh nữa và lưu giữ như một kỷ vật của tình bạn này.
LÊ PHỔ (1907-2001) – Thiếu nữ bên hoa đào . Màu dầu, mực và bột màu trên lụa, chữ ký ở góc dưới bên phải 71 x 44.5 cm
Mặc dù được biết đến như một họa sĩ chuyên vẽ các tác phẩm về « tình mẹ con », những sáng tác với nhiều chủ đề khác của Lê Phổ cũng được giới thiệu đến các bạn trong phiên đấu giá này. Cậu bé bên bàn ăn là một trong những tác phẩm hiếm hoi được sáng tác vào những năm 1930 với chủ đề chân dung trẻ em. Vào thời kỳ sáng tác sau đó, với những tác phẩm như Chuyến đi dạo (La promenade) hay những bức tranh với chủ đề tĩnh vật và hoa cỏ, chủ đề chân dung trẻ em đã trở thành một chủ đề thân thương với ông.
LÊ PHỔ (1907-2001)- Bên cầu giặt lụa. Dầu trên lụa, bồi trên isorel, chữ ký góc dưới bên trái, tiêu đề ở mặt sau 63 × 44 cm
LÊ PHỔ (1907-2001) – Tình mẹ con. Màu dầu, mực và màu trên lụa, chữ ký ở dóc dưới bên phải 46 x 32 cm
LÊ PHỔ (1907-2001) – Cậu bé bên bàn ăn. Mực và màu trên lụa, chữ ký ở góc trên bên trái 28.5 x 22.6 cm
 
LÊ PHỔ (1907-2001) – Chuyến đi dạo. Màu dầu trên vải, chữ ký ở góc dưới bên phải 81 x 99 cm
LÊ PHỔ (1907-2001) –  Hoa mẫu đơn. Màu dầu trên vải, chữ ký ở góc dưới bên trái 41.8 x 27.5 cm
LÊ PHỔ (1907-2001) – Bình hoa xanh. Màu dầu trên vải, chữ ký ở góc dưới bên trái 46 x 33 cm
Vũ Cao Đàm (1908 – 2000)
Cũng theo học tại Hà Nội, Vũ Cao Đàm sang Pháp định cư không lâu trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Tương tự như Lê Phổ, họa sĩ họ Vũ thích tô điểm cho tình cảm dịu dàng thiêng liêng của người mẹ và đứa con của mình, lấy cảm hứng từ những bức tranh Mẹ và Con trong Cơ đốc giáo.
VŨ CAO ĐÀM (1908-2000) – Tình mẹ con, khoảng 1950, Màu dầu trên isorel, chữ ký ở góc dưới bên trái 61 x 49.8 cm

Mặc dù được biết đến nhiều hơn với tài năng hội họa, những tác phẩm điêu khắc của Vũ Cao Đàm cũng rất nổi tiếng. Khi đăng ký vào Trường mỹ thuật Đông Dương, ông đã chọn theo học khoa Điêu khắc. Năm 1931, ông đã cho ra mắt các tác phẩm điêu khắc bằng đồng tại Triển lãm Vincennes. Tài năng của ông được thể hiện qua các tác phẩm bằng đồng và đất nung điêu khắc gương mặt phụ nữ và những chú gà, minh chứng cho tài năng linh hoạt của ông trong lĩnh vực này.

VŨ CAO ĐÀM (1908-2000)-Tượng đầu thiếu nữ. Đất nung, chữ ký ở phía sau tượng 19.5 x 10.5 x 11 cm

 

VŨ CAO ĐÀM (1908-2000) – Tượng đầu thiếu nữ. Đồng patin xanh, chữ ký ở phía sau tượng, ký EA và dấu của xưởng đúc đồng Valsuani trên đế 25 x 10 x 10.5 cm

 

VŨ CAO ĐÀM (1908-2000) – Con gà. Đồng patin nâu xanh, chứ ký và số lô 3/10 khắc trên đế 23.2 x 20.5 x 12 cm

 

VŨ CAO ĐÀM (1908-2000) – Con gà. Đồng patin nâu xanh, chữ ký và số lô 8/10 khắc trên đế, dấu của xưởng đúc đồng Valsuani trên đế 20.5 x 16 x 11 cm

Vinh danh những nữ họa sĩ : Alix Aymé và Lê Thị Lựu

Alix Aymé, học sinh của danh họa Maurice Denis, vì niềm đam mê Đông Dương và kỹ thuật sơn mài mà bà đã đăng ký giảng dạy tại Trường mỹ thuật đông Dương, đồng thời mở một xưởng vẽ của riêng mình. Em bé và con mèo trong xưởng vẽ miêu tả một góc trong xưởng vẽ của bà, với mẫu vẽ là một đứa trẻ – cũng là con trai của bà. Về phần Lê Thị Lựu, bà là một trong những họa sĩ nữ hiếm hoi theo học Trường Mỹ thuật Đông Dương và theo đuổi sự nghiệp hội họa chuyên nghiệp. Sự dịu dàng là phong cách thường thấy trong các sáng tác của Lê Thị Lựu, với chủ đề ưa thích là hình ảnh mẹ và con. Bức Những đứa trẻ trong vườn và Cho con bú thể hiện rõ nét phong cách này của bà.

ALIX AYME (1894-1989) – Em bé và con mèo trong xưởng vẽ, 1940-1942. Màu tempera trên lụa, dấu của xưởng vẽ ở mặt sau bức tranh 70.5 x 90 cm  
LÊ THỊ LỰU (1911-1988) – Những đứa trẻ trong vườn, 1986.  Màu bột và mực trên lụa, đề tặng, chữ ký và năm sáng tác ở góc dưới bên phải 46.2 x 38.2 cm
LÊ THỊ LỰU (1911-1988) – Cho con bú, Paris, 1962 Nhiều kỹ thuật trên lụa, chữ ký và năm sáng tác ở góc dưới bên phải Kích thước tranh không có bo : 41 x 33 cm Kích thước tranh tính cả bo 55.8 x 45.1 cm

Aguttes, nhà đấu giá hàng đầu Châu Âu trên thị trường hội họa Châu Á thế kỷ XX
Ban Họa sĩ Châu Á, điều hành bởi chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier, từ hơn 10 năm qua đã mang sứ mệnh đưa ra ánh sáng tác phẩm của những nghệ sĩ Châu Á thế kỷ XX còn ít được biết đến. Kể từ đó, Aguttes đã giới thiệu đến thị trường hàng chục bức tranh của các họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm, và thường xuyên đạt những kỷ lục thế giới về giá bán của những tác phẩm này. Nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp nhà đấu giá đạt được vị thế hàng đầu Châu Âu trên thị trường nghệ thuật Châu Á, thỏa mãn thị hiếu người mua đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong số tên tuổi của những họa sĩ được các nhà sưu tập Châu Á tìm kiếm, và được nhà đấu giá Aguttes bảo vệ với tất cả niềm đam mê, phải kể đến Lê Phổ, Nam Sơn, Alix Aymé, Lê Thy, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Inguimberty, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tiến Chung, Trần Phúc Duyên, Lê Thị Lựu…Raden Saleh… Hay Sanyu, Lin Fengmian, Pan Yuliang…, và còn tất cả những họa sĩ theo học các Trường Mỹ thuật tại Châu Á.
Các phiên đấu giá được tổ chức theo mỗi quý với ngày tháng tổ chức được lựa chọn kỹ càng, phù hợp với nhu cầu của những thị trường quốc tế lớn nhất

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 – Phiên đấu giá của Nhà đấu giá Le Auction House

  Hướng tới mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, Nhà Đấu giá LE AUCTION HOUSE tổ chức phiên Phiên đấu giá “Nghệ Thuật Việt Nam Thế Kỷ 20” vào ngày 10/03/2024. Quy...

“Những chân trời vô tận” – Triển lãm giao lưu quốc tế của 8 nữ họa sĩ Việt Nam và Philippines

Khai mạc ngày 28/10/2023, triển lãm “Những chân trời vô tận” là sự kết hợp của 8 nữ họa sĩ: Trang Thanh Hiền, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Mỹ Ngọc, Ly Trần, Phạm Thị Hồng Sâm đến từ Việt Nam và...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Bài 3: Công nghệ – Sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Công nghệ đã làm cho ngôn ngữ bảo tàng trở nên sống động, đa dạng, hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận công chúng. Có thể nói, công nghệ đã góp phần không nhỏ đem lại sự thay...

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Có thể bạn quan tâm

VỀ MẤY BỨC CHÂN DUNG CỦA TRỌNG KIỆM

  Trọng Kiệm sáng tác không nhiều bằng chất liệu lụa và sơn mài, nhưng cũng đủ  để lại ấn tượng sâu đậm qua bức lụa “Ghé thăm nhà” (1958) hay bức sơn mài “Quán bên đường” (1962)....

TRANH LỤA TRẦN DUY

    Vào khoảng giữa những năm 1960, Trần Duy, nhờ những điều kiện khách quan, thực sự bắt đầu chuyên tâm hẳn vào hội họa. Ông vẽ sơn dầu, bột màu, thuốc nước, sơn mài, và chú trọng...

Thể lệ Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và Luật phòng chống tác hại của thuốc lá trên toàn quốc

BỘ Y TẾ  QUỸ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc   Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019   THỂ LỆ  Cuộc thi sáng tác tranh...

“TIẾNG GỌI” HUYỀN DIỆU CỦA TRẦN HÀ

    Năm sáng tác: Khoảng 1938-1940 Chất liệu: Sơn mài Khuôn khổ: 200×100 cm (không tính khung gốc do tác giả thiết kế kèm theo) Sưu tập tư nhân, Hà Nội Ước đoán bức tranh được sáng tác...

TRANH NÀY KHÔNG PHẢI CỦA BÁC…

  Bức tranh này vốn thuộc về một người bạn tôi. Bạn mua tại nhà một cựu đại sứ bên nước ngoài. Mua 5, 6 bức liền. Giá mua không tiết lộ nhưng chắc cũng nhỏ xinh. Người bạn bảo đây là...