MỘT VÀI SUY NGHĨ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM LẦN THỨ IX (2019-2024): CHÚNG TA ĐÃ CÓ HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT MANG TÍNH CHUYÊN NGHIỆP HAY CHƯA ?

 

Thật ra trước đây tôi cũng đã đặt hỏi câu hỏi này tại Đại Hội VI. Đến nay cũng trên 10 năm, tình hình văn hóa nghệ thuật thế giới đã tiến sâu vào xu thế toàn cầu hóa và Việt Nam đang liên tục nói tới : “Chiến lược quy hoạch công nghiệp văn hóa từ nay đến  2030”, hô hào cả nước tiến vào thời đại 4.0.

Thực trạng về đời sống nghệ thuật của Việt Nam sau 30 năm thực hiện chính sách đổi mới đến giờ phút này đã và đang như thế nào? Chúng ta đã và đang xây dựng, không gian, đời sống nghệ thuật cho dân tộc và giới nghệ sĩ như thế nào khi liên tục nói tới hội nhập, thời đại 4.0, chính quyền thông minh, nhà nước nghĩa tình? Hãy thử so sánh chính mình với khu vực và thế giới?

Để tự hỏi và tự trả lời câu hỏi dường như không bao giờ cũ này, có lẽ chúng ta phải đối mặt với thực tế đời sống văn học nghệ thuật xem đã đạt chuẩn chuyên nghiệp – hiện đại chưa qua hai câu hỏi: Thế nào là nghệ sĩ mỹ thuật chuyên nghiệp và thế nào là hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp? Từ đó bằng tâm thức tỉnh táo hãy tuần tự phân tích hai câu hỏi này qua những vấn đề cơ bản sau đây:

Thế nào là nghệ sĩ chuyên nghiệp?

Định nghĩa theo góc độ thị trường:

Chúng ta đừng vội “chụp mũ” thuật ngữ  “kinh tế thị trường”, “nghệ sĩ của thị trường”, “tác phẩm thị trường” theo tư duy đầy định kiến: “kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là xấu vì nó làm tha hóa con người”. Chúng ta đã sống, trải nghiệm hàng chục năm trong nền kinh tế XHCN và đã nghiền ngẫm kinh tế TBCN với những gì mà nhân dân, nghệ sĩ đã nhìn thấy và cảm nhận thông qua những thành tựu khoa họa và văn hóa nghệ thuật trong đó có đời sống nghệ thuật và đời sống của văn nghệ sĩ!  Giờ đây có lẽ  cần nhìn và nghĩ về “thuật ngữ thị trường” với những gì mà nó mang lại theo cách nhìn nhân văn! Bởi lẽ, đời sống con người luôn diễn ra trong khoảng không gian, thời gian mà ở đó có sự trao đổi sức lao động, giá trị sáng tạo của nhiều mặt. Mọi giá trị văn hóa, kinh tế, tài chính luôn hòa quyện vào nhau trong khoảng không gian – thời gian được gọi là thị trường và nó có nhưng quy mô, tầm cỡ quốc tế, tầm vóc toàn cầu hay nội đại với những quy luật khoa học.

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa thì thị trường văn hóa nghệ thuật đã được coi là là biểu tượng cho đời sống văn hóa nghệ thuật của thời đại, của khu vực, của dân tộc, của quốc gia…

Giờ đây uy tín, trình độ nhiều mặt của một dân tộc, một nhà nước, một quốc gia cũng được phơi bày trên thị trường với đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của nó chứ không phải thứ thị trường xâu xé, lừa đảo bằng hàng nhái. Như vậy, mọi sản phẩm xã hội, trong đó có tác phẩm nghệ thuật, ý tưởng sáng tạo, tư cách, tài năng, đạo đức của nghệ sĩ cũng được đánh giá, thẩm định trên không gian này.

Khai mạc triển lãm CLB họa sĩ trẻ Hội Mỹ thuật Việt Nam tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội năm 2015

Chúng ta nên hiểu “thị trường” ở góc độ nó có khả năng nuôi sống, nuôi dưỡng tài năng, kích thích sức sáng tạo, nâng cao uy tín, giáo dục tình yêu nghệ thuật, lòng tự trọng, sự trung thực của nghệ sĩ của giới nghệ sĩ trên phạm vi thế giới và khu vực hay quốc gia.

Chúng ta không thể định giá, tài năng, tác phẩm của nghệ sĩ thế giới bằng “cách nhìn, theo giá trị tài chính của thị trường, hay của chính trị nội địa”! Nghệ sĩ  chuyên nghiệp sẽ không sống được trong thị trường hạ cấp, buôn bán bát nháo, vô tổ chức, hàng gian, hàng dỏm lộn xộn, giá cả bị con buôn; nghệ thuật do những người không am hiểu, bảo thủ điều hành và đánh giá và những thứ luật pháp bất minh, không hiệu quả, vô trách nhiệm..! (Tôi đặt vấn đề này vì có nhiều nơi vì tầm nhìn, ít kinh phí người ta định giá mua, giá trị giải thưởng quá bèo, không kích thích sự sáng tạo, không mua lưu giữ được tác phẩm có giá trị! Tất nhiên, hệ quả là nghệ sĩ sẽ không sống được bằng tác phẩm).

Trên thực tế trách nhiệm xây dựng thị trường, bảo vệ, thẩm định giá trị tác phẩm là do giới nghệ sĩ, các hiệp hội chuyên môn, các nhà sưu tập, phương tiện truyền thông, quảng bá, hệ thống bảo tàng, gallery và hệ thống luật pháp và trách nhiệm của Nhà nước, của chính quyền, của những người điều hành quốc gia…

Chúng ta luôn nói tới vai trò của quảng bá và truyền thông mà hệ thống bảo tàng, báo chí, tạp chí nghệ thuật bị bó hẹp thì trái với việc nuôi sống văn hóa nghệ thuật, nuôi sống văn nghệ sĩ, xây dựng, phát triển thị trường, môi trường hoạt động nghệ thuật?

Định nghĩa theo góc độ mang tính giáo dục và tổ chức:

Ai cũng hiểu rõ rằng không học tập, không rèn luyện, không hiểu biết thì không thể làm nghệ sĩ sáng tác nghệ thuật! Vì vậy, để đánh giá, nhận diện nghệ sĩ chuyên nghiệp thì phải xem họ  có được đào tạo, giáo dục trong trường lớp chuyên nghiệp với đầy đủ tài năng, đạo đức nghề nghiệp, có lòng tự trọng, có đầy đủ sức sáng tạo, có tầm nhìn, trình độ quốc tế. Và nghệ sĩ được sinh hoạt trong những tổ chức, môi trường nghệ thuật, thiết chế văn hóa chuyên nghiệp hiện đại mà ở đó có cả con người quản lý, cơ sở vật chất cũng đầy đủ trình độ, tiêu chuẩn chuyên nghiệp và hiện đại. Không có nạn tranh giả được vào bảo tàng nhà nước mà luật pháp bất lực, không có tình trạng tài sản quốc gia bị người quản lý bảo tàng không hiểu biết về chuyên môn làm hư hại ! Kế đó là luật bản quyền, chế độ nhuận bút, luật bảo vệ di sản thật hợp lý và được thực thi nghiêm túc giữ các chủ thể quản lý và  chủ thể sáng tạo…

Nói đến khái niệm tổ chức thì chúng ta liên tưởng đến sự đầu tư, xây dựng: các trường lớp chuyên nghiệp, hệ thống gallery, bảo tàng, nhà triển lãm, trung tâm giám định tác phẩm, nhà đấu giá, hội chợ nghệ thuật, hệ thống hội đồng nghệ thuật, tổ chức các nhà sưu tập, tổ chức các giám tuyển, các cơ quan có trach nhiệm đầu tư, quản lý nghệ thuật, các hội chuyên ngành, hệ thống luật pháp từ luật bản quyền, luật di sản, luật thừa kế di sản, tác phẩm nghệ thuật, luật tài trợ, bảo trợ hoạt động nghệ thuật… luật giao lưu quốc tế về nghệ thuật… với đầy đủ tính chuyên nghiệp và hiện đại.

Định nghĩa mang tính tự thân, liên quan đến đồng nghiệp:

Có nghĩa là người nghệ sĩ chuyên nghiệp trước tiên phải “tự biết mình”, “tự soi mình” qua nhãn quan của cộng đồng nghệ sĩ yêu sáng tạo; tự nhủ rằng mình có thực sự yêu nghệ thuật, hết lòng vì giá trị thẩm mỹ, vì sự sáng tạo mới, để sáng tạo những tác phẩm có giá trị thực sự được đồng nghiệp công nhận. Đặc biệt, có tự cảm thấy mình thực sự được thể hiện sự tự do trong tư duy, thể hiện sự sáng tạo cá nhân hay không? Người nghệ sĩ chuyên nghiệp là người có lòng tự trọng, không chủ quan, độc đoán, bảo thủ, tự mãn khi đánh giá chính mình và đồng nghiệp!

Như vậy, giá trị của nghệ sĩ chính là khả năng, tài năng độc lập sáng tạo, liên tục học hỏi, nghiên cứu, tự làm mới mình bằng chính tư duy sáng tạo mở thoáng, đầy đú tư cách đạo đức nghề nghiệp!

Hội thảo 70 năm Mỹ thuật Việt Nam (1945-2015) do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức năm 2015 tại Hà Nội

Theo định nghĩa này thì, một người được coi là nghệ sĩ chuyên nghiệp phải có sự đánh giá chủ quan lẫn khách quan của giới chuyên nghiệp.

Như vậy, những ai muốn được nhìn nhận hay được cộng đồng đánh giá là nghệ sĩ chuyên nghiệp phải thật sự sống, thể hiện chính mình  qua các điều kiện như sau:

+ Nghệ sĩ chuyên nghiệp là người thuộc về một hiệp hội, phường hội chuyên môn về nghệ thuật hay một nhóm nghệ sĩ luôn giàu sức sáng tạo và luôn duy trì các khả năng này.

+ Nghệ sĩ chuyên nghiệp là người được đào tạo trong hệ thống giáo dục chính quy trong các trường lớp chuyên nghiệp với đầy đủ nội dung, phương pháp, trang thiết bị hiện đại, có đủ tài năng, đạo đức nghề nghiệp. Qua dòng chảy của lịch sử nghệ thuật thì điều kiện này không thật sự chuẩn xác hay bắt buộc. Điển hình là các nghệ sĩ thành lập Chủ nghĩa Ấn tượng. Tự học, tự rèn luyện và tài năng, sự đam mê sáng tạo thực sự trở thành yếu tố được quan tâm trong thế giới phẳng, sự bùng nổ của  khoa học và nghệ thuật truyền thông. Ví dụ sự khắt khe ban đầu của viện sĩ  Viện Hàn lâm Pháp, hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Paris, là họa sĩ Jean-Auguste-Dominique Ingres (1780-1867) hồi ấy đối với nhóm họa sĩ Ấn tượng đã trở hành bài học cho những tư duy bảo thủ, cổ điển, tự mãn của những ai theo “chủ nghĩa trường lớp”.

Do đó, một người muốn được nhìn nhận như là nghệ sĩ chuyên nghiệp thì người ấy phải thông qua sự đánh giá như là các điều kiện sau đây (trích bài tham luận của nữ tiến sĩ Annette Van den Brosh):

– Người được đồng nghiệp công nhận như là một nghệ sĩ (họa sĩ, nhà điêu khắc).

– Người mà tự thân xem mình như là một họa sĩ, nhà điêu khắc…

– Người mà phần lớn thời gian của mình đểu dành cho hoạt động nghệ thuật.

– Người mà bản thân có tài năng đặc biệt.

– Người mà tự bên trong có sự thôi thúc phải làm nghệ thuật.

– Người mà nghệ thuật của anh ta được xã hội công nhận.

Bên trên chúng ta nói về những điều kiện được công nhận là nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Nhưng “Con cá sống vì nước”. Như vậy, thiếu nước và nước trong sạch thì cá mới sống và phát triển được! Nghệ sĩ, nghệ thuật và tác phẩm giống như “Con cá” và “Nước”…đó chính là thế giới, môi trường hoạt động chuyên nghiệp của nghệ sĩ mà trong đó có những mối quan hệ, sự thống nhất về tầm nhìn mang tính chiến lược từ cơ chế, chủ trương, mức độ đầu tư từ tài chính cho đến trí tuệ và tinh thần trách nhiệm với yêu cầu cự  kỳ quan trọng là hợp lý, đồng bộ.

Để hình thành một quốc gia thì phải hội đủ các yếu tố: lãnh thổ, con người, nền văn hóa, môi trường sống, sự tương tác của các cơ chế, hệ thống chính sách do hệ thống quản lý do  bộ máy quản lý tạo ra. Hình ảnh và hiệu quả của sự hòa quyện giữa các hoạt động của các chủ thể sáng tạo với các chủ thể quản lý đã liên kết chặt chẽ tạo thành không gian, môi trường sống của nghệ thuật, của nghệ sĩ, của tác phẩm cũng có mối tương quan như cá với nước. Không có nước, khối lượng, chất lượng nước kém thì cá chết! Nghệ thuật, nghệ sĩ và tác phẩm cũng vậy!

Thế giới hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp đúng nghĩa là gì? Có thể hình dung đáp án của câu hỏi nói trên như sau:

– Thế giới hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp là “không gian vật lý” lẫn  “không gian tâm lý”tồn tại, phát triển trong “thời gian vật lý” lẫn “thời gian tâm lý” mà ở đó  cần có sự phối hợp  bài bản của hệ thống chủ thể quản lý, tương tác cùng hệ thống chủ thể sáng tạo.

Như vậy ta sẽ đối diện với câu hỏi: Thế nào là thế giới hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp hay thế giới hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp, hiện đại bao gồm những yếu tố gì? Câu trả lời phải là: Thế giới hoạt động mỹ thuật phải chuyên nghiệp – hiện đại (hai yêu cầu chuyên nghiệp và hiện đại bắt buộc phải gắn chặt vào nhau).

Như vậy, phạm trù thế giới là toàn bộ môi trường hoạt động chuyên nghiệp – hiện đại, là một chuỗi những lĩnh vực mang tính tiền đề bắt buộc có khả năng tương tác để tạo sinh khí, lòng tin, sức hoạt động mỹ thuật nói riêng và nghệ thuật nói chung.

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa thì nó được coi là biểu tượng văn hóa mang tính thời đại của mỗi quốc gia. Để có được điều này không phải chỉ nhờ vào giới nghệ sĩ với vai trò là những chủ thể sáng tạo mà chủ yếu là do bộ máy lãnh đạo Nhà Nước của một quốc gia hay nói cách khác là “chủ thể lãnh đạo, đầu tư và quản lý”. Nếu lãnh đạo quốc gia nào chưa làm được những yêu cầu này thì không thể thực hiện được “Thế giới hoạt động mỹ thuật, các chuyên ngành của nghệ thuật chuyên nghiệp”. Như vậy, nói tới cụm từ “văn hóa là quyền lực mềm” hay “chiến lược công nghiệp văn hóa” là chuyện quá sức mơ hồ. Khi ấy, ai nói văn hóa là chính trị và nâng văn hóa lên ngang tầm chính trị chỉ được coi như câu nói suông.

Vì lúc đó sẽ phải đối mặt với các vấn đề mang tính chất điều kiện, là “đầu công việc”  trong toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật hướng về tầm vóc chuyên nghiệp, hiện đại của một quốc gia:  “tầm nhìn thời đại”, “trình độ chuyên môn mang tính chuyên nghiệp -hiện đại” của hệ thống nhân sự giữ vai trò quy hoạch, lãnh đạo,  “sự đầu tư  tài chính lẫn trí tuệ về văn hoá nghệ thuật”, “tinh thần trách nghiệm, tình yêu nghệ thuật”, “lòng tự trọng quốc gia”,  “chiến lược văn hóa nghệ thuật”, “thị trường nghệ thuật trong phạm vi xã hội, khu vực và hệ thống Nhà nước”, “chế độ nhuận bút”, “môi trường đào tạo”, “môi trường quảng bá, giao tế”.

Điều quan trong là phải có sự phối kết chặt chẽ giữa “môi trường hoạt động sáng tạo từ các hiệp hội chuyên ngành” mang tính chuyên nghiệp – hiện đại trong cả về các lãnh vực quảng bá, giao tiếp, kinh doanh cùng hệ thống bảo tàng, gallery, nhà triển lãm, nhà đấu giá, các cơ quan đánh giá, thẩm định tác phẩm, hội đồng nghệ thuật, curator cùng với các phương tiện truyền thông, thị trường mỹ thuật cùng với hệ thống luật pháp chuyên biệt luôn được cập nhật ngang tầm với thế giới…”.

Qua phân tích nói trên, chúng ta nhìn vào thực trạng hiện nay trong các hoạt động văn học nghệ thuật trong nước cùng những thành tựu và hạn chế nhiều mặt của lĩnh vực mỹ thuật so với những vấn đề mà bà Annette Van den Brosh trình bày thì nói tới hoạt động mỹ thuật mang tính chuyên nghiệp lẫn hiện đại của nước ta trong giờ phút này quả là còn quá nhiều ngổn ngang !

Giờ đây, tất cả chúng ta đều băn khoăn, khó hiểu trước nhiều tình huống, thực tế đã và đang còn “lệch pha”! Có phải thực trạng này là hệ quả của tầm nhìn yếu kém, trình độ, tài năng, sự vô trách nhiệm của cán bộ quản lý; của tư duy nhiệm kỳ, cùng sự thiếu hòa hợp giữa hệ thống chủ thể quản lý và các chủ thể sáng tạo so với những tiến bộ, thành tựu về hoạt động mỹ thuật của bạn bè trong khu vực lẫn quốc tế và tư duy “có còn hơn không”, trách nhiệm thời vụ và nạn “đánh trống bỏ dùi”, “nói không đi đôi với làm…”.

Tựu chung, trong xu thế toàn cầu hóa mà hoạt động nghệ thuật của một quốc gia luôn trì trệ là biểu tượng xấu về hình tượng của một dân tộc và là thương hiệu phai mờ trong cộng đồng nghệ thuật thế giới! Vậy thì trách nhiệm thuộc về ai? Hay tất cả chúng ta đều có lỗi một phần trong đó…!?

Trước thềm Đại hội Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ IX (2019-2024) mà nói về vấn đề này sẽ dường như đang khơi dậy sự nhức nhối đang tiềm ẩn đâu dó trong lòng những con người còn cảm xúc, còn lòng tự trọng!

Hy vọng chúng ta sẽ khắc phục được trong tương lai…

                                                          Uyên Huy

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Những dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của kiến trúc sư Ernest Hesbrard

Ernest Hébrard (1875 – 1933) sinh ngày 11/9/1875 tại Paris. Ngày 15/10/1891, khi 16 tuổi ông đã bắt đầu theo học tại xưởng vẽ của Trường Đại học Mỹ Thuật Paris (Ecole nationale et spéciale des Beaux Arts de...

Thành phố sáng tạo và nghĩa cử tri ân sự sáng tạo

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, với danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình đang tiến về phía trước với mục tiêu trở thành thành phố sáng tạo hàng đầu trong khu vực. Trải qua nhiều cuộc chiến...

Biến chuyển cảnh quan truyền thống – hiện đại từ phù thế họa (ukiyo-e) đến phim của Ozu Yasujiro

Tranh khắc gỗ (Ukiyo-e, Phù thế hội) là thể loại độc đáo riêng có của hội họa Nhật Bản, thể hiện một cách đầy thi vị và đa diện về cõi phù thế của những thị dân Edo. Ukiyo-e cũng đã...

Đấu xảo hoàn vũ Paris năm 1867 – Hội chợ triển lãm quốc tế đầu tiên có người Việt tham gia

Hoàn cảnh và lý do người Việt có mặt tại Đấu xảo Hoàn vũ ở Paris năm 1867 Sau Hòa ước Nhâm Tuất (05-06-1862), thực dân Pháp được quyền chiếm đóng và quản lý ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vào...

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó...

Tin cùng chuyên mục

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Triển lãm Mỹ thuật thủ đô năm 2023, có gì mới ?

Vào tháng 10 hàng năm, Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức Triển lãm Mỹ thuật thủ đô chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10. Đây là ngày hội lớn của giới mỹ thuật thủ đô, và có ý nghĩa chính...

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh trưng bày triển lãm “Giang” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Chiều ngày 02 tháng 4 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Giang” của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh. Đến dự buổi khai mạc triển lãm có họa sĩ...

TRÒ CHUYỆN CÙNG HỌA SĨ TRỊNH LỮ: NHÌN VÀ THẤY TỪ NHỮNG TÁC PHẨM CÒN LẠI

  “Một ngày nắng đầu hè 1968, họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, đã gần 60 tuổi, đang cùng một con trai nhặt nhạnh gỗ lạt và sắt thép còn có thể tận dụng được trong khu nhà đổ nát do trúng bom...

BỘ LỊCH ẢNH “TIỂU CÔNG NGHỆ VIỆT NAM” VÀ MỘT THỜI PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở SÀI GÒN

  Cách nay khoảng năm năm, khi họa sĩ Nguyễn Văn Trung từ Mỹ về chơi, tôi có hỏi ông về một bộ lịch nổi tiếng được thực hiện cuối năm 1959, mà mỗi tờ lịch tháng có đăng ảnh một hay...

BỨC CHÂN DUNG BÁC HỒ NGÀY ĐỘC LẬP ĐÃ ĐƯỢC VẼ NHƯ THẾ NÀO ?

  Một ngày nóng nực mùa hè năm 1993, ông Hoàng Công Luận – Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ thuật, bảo tôi (khi ấy là phóng viên của Tạp chí): – Có việc này rất hay. Năm 1945, ông Trần Đình...