HỌA SĨ THÁI HÀ

 

Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2001

Tên thật là Nguyễn Như Huân. Quê huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông học khóa 18 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, chỉ được hơn một năm thì trường buộc phải giải thể do Nhật đảo chính Pháp.

Người gốc Bắc nhưng ông hoạt động – sáng tác hoàn toàn ở Trung Bộ, nhất là Nam Bộ và chia thành hai thời kỳ.

Họa sĩ THÁI HÀ (1922-2005)

1945-1954 (thời kỳ thứ nhất): Tổng khởi nghĩa, ông xung phong vào Vệ quốc quân, “Nam tiến” ngay và tháng 11 (1945) đã vào tới Nha Trang. Từng chỉ huy một đại đội đánh giặc, vẽ ký họa trên các chiến trường Khu 5, từ Pleiku-Kontum đến đèo Hải Vân, đèo Cả. Từ 1951, phụ trách Phòng hội họa quân đội Khu 5. Tại triển lãm đầu tiên ở Quảng Ngãi (1953), ông được “Giải thưởng Phạm Văn Đồng”.

1960-1962, sau khi trở ra Bắc một thời gian, ông là trưởng phòng thiết kế mỹ thuật Xưởng phim truyện Việt Nam.

1963-1974 (thời kỳ thứ ha): ông lại vượt Trường Sơn, công tác tại Trung ương Cục miền Nam, phụ trách Phòng hội họa Giải phóng B2. 1964, đi vẽ ở Củ Chi. 1965, ở Bến Tre. 1966, ở Trà Vinh và Cần Thơ. 1967, thực tế ở Cà Mau, mở một lớp đào tạo hội họa cho Tây Nam Bộ. Cũng trong thời gian này, ông tổ chức hàng trăm cuộc triển lãm “ký họa” lưu động phục vụ bộ đội, xã ấp, sang tận Phnôm-Pênh rồi chuyển ra Hà Nội.

THÁI HÀ – Trước giờ xuất kích. 1972. Sơn khắc

 

THÁI HÀ – Rừng U Minh. 1974. Sơn khắc

Từng là Cục trưởng Cục Mỹ thuật Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa 1 (1957-1983, danh sách bổ sung 1980).

Ông chuyên tranh sơn khắc và là một trong số ít họa sĩ có sản lượng lớn ở chất liệu này. Sau ông phối hợp cả mài và khắc, gọi là “sơn mài khắc”. Trong sơn khắc, ông đi vào một khuynh hướng hiện thực riêng: hình mảng to rộng và theo luật xa gần châu Âu. Qua tài nghệ khắc của ông, thiên nhiên – cuộc sống – con người miền Nam hiện lên với những nét đặc trưng “một đi không bao giờ trở lại” của thời kỳ chiến tranh gian khổ mà hào hùng: Trước giờ xuất kích (1979), Binh công xưởng trong rừng U Minh (1972, BTMTVN, có lúc ghi sai thành Rừng đước Cà Mau), Làng trong rừng đước Cà Mau (1982, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh)…

Ông cũng có một số tác phẩm về “Tây Nguyên anh hùng, bao la hùng vĩ”.

Quang Việt 

Trích “Từ điển họa sĩ Việt Nam”,
Quang Việt, NXB Mỹ thuật 2008

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

KỶ NIỆM 110 NĂM SINH HỌA SĨ NGUYỄN KHANG (1911 – 2021): HỌA SĨ NGUYỄN KHANG

  Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2001 Tên đầy đủ là Nguyễn Văn Khang. Người Hà Nội.1930-1935, ông học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 6. Ngay từ...

GIÁO SƯ, HỌA SĨ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN TRẦN ĐÌNH THỌ

  Họa sĩ Trần Đình Thọ sinh năm 1919,  quê tỉnh Hưng Yên, sống chủ yếu tại Hà Nội. 1939-1944, ông học và tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 13. Ngay từ trước Cách mạng...

DƯƠNG HƯỚNG MINH – HIỆN THỰC CUỘC ĐỜI HIỆN THỰC NGHỆ THUẬT

  Năm 1996, họa sĩ Dương Hướng Minh mở triển lãm cá nhân mang tiêu đề: “Cội nguồn, Đất nước, Tình ca” nhân kỷ niệm 60 năm tuổi nghề của ông. Trong 50 tranh trưng bày, phải kể đến...

PHÓ GIÁO SƯ, HỌA SĨ VŨ GIÁNG HƯƠNG

  Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú, Họa sĩ Vũ Giáng Hương sinh ngày 23 tháng 1 năm 1930 tại Hà Nội (theo gia đình, bà sinh ngày 23 tháng 1 năm 1929). Quê ở xã Đông Cao, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Họa...

Tin cùng chuyên mục

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

MỐI QUAN HỆ GIỮA VICTOR TARDIEU VÀ NGUYỄN NAM SƠN QUA MỘT SỐ TƯ LIỆU TIẾNG PHÁP

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã tham gia hai cuộc Đấu xảo lớn tại Paris vào các năm 1931 và 1937. Nhân các dịp này, Toàn quyền Đông Dương và Tổng nha Học chính đã cho xuất bản hai cuốn...

25 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT

    Ngày 1/6/1992, tôi về nhận công tác ở Tạp chí Mỹ thuật (TCMT), làm biên tập viên kiêm phóng viên. Năm ấy, thời tiết rất giống năm nay, vào hè ít nóng, có mưa sớm. Mấy cái cây trước...

VIẾT VỀ CHA TÔI

  Nhân dịp Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cha tôi – họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 – 20.6.1993), tôi xin có mấy lời cảm tưởng như sau. Tôi chưa được về...

NGUYỄN NAM SƠN – ÔNG GIÀ KIM LIÊN

  Họa sĩ Nam Sơn là người đã cống hiến suốt cuộc đời không hề mệt mỏi cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam đương đại. Ông đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và có sức ảnh...

Thông báo lần thứ 2 về triển lãm Mỹ thuật khu vực 5 (Nam miền Trung và Tây Nguyên) lần thứ 26 năm 2021

       ...