ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

 

Cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn, cùng với các cấp, các ngành, ngành Văn hóa tỉnh nhà đã và đang nỗ lực thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần phòng, chống dịch COVID-19.

Khẩn trương trong công tác phòng, chống dịch bệnh cùng với cả nước và tỉnh nhà, Trung tâm Văn hóa tỉnh Cà Mau đã phát động sáng tác tranh cổ động phòng, chống dịch COVID-19. Việc phát động sáng tác tranh cổ động được diễn ra trong thời điểm vô cùng cấp bách, tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh, phức tạp trên địa bàn tỉnh; cuộc chiến chống dịch COVID-19 còn nhiều khó khăn, rất cần đến sự đồng lòng, chung sức của toàn thể nhân dân.

Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh nay đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết; chính vì thế, chỉ trong khoảng thời gian ngắn (từ ngày 25-31/8/2021), lực lượng cán bộ, họa sỹ tại Câu lạc bộ sáng tác tranh cổ động thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Cà Mau đã sáng tác 32 bức tranh cổ động tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19; qua đó, đơn vị đã xem xét và chọn ra 18 bức tranh cổ động tốt nhất phát hành đến các huyện, thành phố Cà Mau để triển khai đến các xã, phường, thị trấn, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, giúp người dân biết, hiểu và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, với tinh thần xác định mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi phường xã, khóm ấp, thậm chí mỗi gia đình là một pháo đài trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19.

Từng bức tranh cổ động đều được các họa sỹ thể hiện những thông điệp ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ, kèm theo tạo hình ấn tượng có khả năng tác động mạnh đến người xem. Một số bức tranh thể hiện thông điệp “5K + vaccine + thuốc + công nghệ và các biện pháp khác”, “Vaccine + 5T”, “Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”; thông điệp về giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, yêu cầu người dân “Ai ở đâu ở yên đó”, “tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, nhà nào ở nhà đó” để hạn chế tối đa ra đường, trừ các trường hợp thật sự cần thiết theo quy định. Một số tranh chuyển tải những hình ảnh đẹp của tình quân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, có bức tranh thể hiện lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa” để đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Các bức tranh cổ động đã góp phần lan tỏa tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là một pháo đài chống dịch COVID-19”, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh tới đông đảo quần chúng nhân dân, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng cả nước nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh./.

Dưới đây là các tranh cổ động trưng bày trong triển lãm:

Tranh: Lý Huỳnh Như

 

Tranh: Ngô Hoàng Vũ 

Tranh: Nguyễn Hoàng Măng

 

Tranh: Trọng Khang 

 

 Tranh: Lý Cao Tấn 

 

Tranh: Lê Việt Hồng

 

Tranh: Lý Kiều Loan

 

Tranh: Lý Kiều Loan

 

Tranh: Lý Kiều Loan

 

 Tranh: Lý Cao Tấn 

 

Tranh: Lê Trung Hiếu

 

Tranh: Tô Minh Tân

 

              Tranh: Trần Thanh Tuấn 

 

Tranh: Lý Huỳnh Như

Tranh: Dư Minh Chiến 

 

Tranh: Dư Minh Chiến 

                                                              Tranh: Lý Cao Tấn 

 

 Tranh: Lý Cao Tấn 

Tranh: Nguyễn Hoàng Măng

Tranh: Lê Trung Hiếu

Tranh: Lý Huỳnh Như

Tranh: Trọng Khang

Tranh: Ngô Hoàng Vũ 

 

Mỹ Trân

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chủ đề “Đường lên Điện Biên” từ ngày 26/4...

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Bài 2: Để bảo tàng thực sự ‘hữu xạ tự nhiên hương’

(Chinhphu.vn) – Nếu như trước đây, bảo tàng không nằm trong danh sách những nơi cần phải đến của khách du lịch khi đến Việt Nam, hay của chính những người dân Việt Nam, thì nay mọi thứ đang...

Hoàn thiện Nghị định quy định xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

(ĐCSVN) – Hoàn thiện Nghị định quy định xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật nhằm kịp thời khích lệ, động viên các văn nghệ sĩ có những tác...

“Gặp gỡ mùa thu”: Cuộc hội ngộ của những tiếng nói riêng

Tĩnh vật là một trong những thể loại chưa từng thiếu bóng trong nhiều thể nghiệm của các họa sĩ. Ở đó, mỗi họa sĩ lại mang đến những sắc màu cá tính riêng. Triển lãm “Gặp gỡ mùa thu”...

NHẠC SĨ – HỌA SĨ NGUYỄN ĐÌNH PHÚC

  Nguyễn Đình Phúc, tên thật là Tô Thắng, sinh năm 1919, mất năm 2001. Quê cha ông ở đảo Mác-ti-níc, miền Nam châu Phi, với hàng dừa xanh trên nền trời biển xanh biếc. Cha ông mất sớm. Còn mẹ...

CÔNG VĂN TRUNG – CỔ ĐỒ VÀ CÀNH LỰU

    CÔNG VĂN TRUNG (1907 – 2003) Tác phẩm: Cổ đồ và cành lựu Năm sáng tác: 1965 Chất liệu: Màu nước Kích thước: 50x62cm Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội   Công Văn Trung vẽ không nhiều,...