THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT TOÀN CẦU NĂM 2021 SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO ?

 

Bối cảnh thị trường nghệ thuật thế giới được cho là đã trải qua thăng trầm với những đổi mới và phát triển của 10 năm chỉ trong 10 tháng qua. Với các sự kiện của năm 2020, từ sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 tới các phong trào toàn cầu phản đối nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống,… đã tạo thêm tính cấp thiết cho những thay đổi trên thị trường nghệ thuật thế giới nói chung. Khi cả thế giới có nhiều thay đổi, thị trường nghệ thuật cũng vậy, từ việc các nhà đấu giá, hội chợ và triển lãm tăng cường các dịch vụ, giao dịch trực tuyến; đến các nhà sưu tập hình thành thói quen và cảm thấy thoải mái hơn khi mua bán trực tuyến,… Có thể một số thay đổi trên chỉ là tạm thời, nhưng theo các chuyên gia nghệ thuật thế giới sẽ có những thay đổi mang tính vĩnh viễn.
Artsy.net đã phỏng vấn ba chyên gia nghệ thuật hàng đầu thế giới về việc kinh doanh tại các nhà đấu giá, các gallery, hội chợ nghệ thuật đã thay đổi để phù hợp với bối cảnh đại dịch tiếp diễn năm 2021 như thế nào. Chuyên gia nghệ thuật đầu tiên là Edward Dolman, giám đốc điều hành của Nhà đấu giá Phillips, người đã chuyển đổi nhà đấu giá danh tiếng này hướng tới chiến lược ưu tiên kỹ thuật số và đạt được thành công lớn. Vào ngày 7 tháng 12 năm 2020, Nhà đấu giá Phillips đã có cuộc đấu giá lớn nhất của hãng từ trước đến nay tại New York, thu về tổng cộng 134,5 triệu USD và bán được lô đấu giá đắt thứ tư thế giới trong năm 2020, một bức tranh phong cảnh của David Hockney. Người thứ hai là bà Karen Jenkins-Johnson, người sáng lập và giám đốc Phòng trưng bày Jenkins Johnson, không gian nghệ thuật nổi tiếng này duy trì vị thế là một trung tâm trưng bày các tác phẩm lịch sử và mới của các nghệ sĩ da màu. Chuyên gia thứ ba xuất hiện trong bài phỏng vấn là giám đốc nghệ thuật của Art Dubai, ông Pablo del Val, người đã có công trong việc dẫn dắt một trong những hội chợ nghệ thuật lớn nhất thế giới này có một nền tảng triển lãm ảo vô cùng hấp dẫn và lên kế hoạch tổ chức cho Hội chợ nghệ thuật Art Dubai lần thứ 14 vào tháng ba, tháng tư năm 2021. Bài phỏng vẫn xoay quanh bốn câu hỏi, và các câu trả lời với các góc nhìn khác nhau của mỗi chuyên gia.

Anna Laudel, Sắp đặt tại Art Dubai 2019

1. Edward Dolman, giám đốc điều hành của Nhà Đấu Giá Phillips

Artsy.net: Đại dịch đã thay đổi phương thức kinh doanh của nhà đấu giá Phillips như thế nào?
Edward Dolman: Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng hàng năm đáng kể trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến và đấu thầu quốc tế trực tuyến; nói cách khác, các nhà sưu tập đã lựa chọn đấu giá theo cách dễ tiếp cận, linh hoạt và thuận tiện hơn. Đối với các sự kiện của năm 2021, các kế hoạch đổi mới kỹ thuật số của chúng tôi tiếp tục được đẩy nhanh vì các cuộc đấu giá dự kiến vẫn diễn ra trực tuyến trong một thời gian dài. Những thay đổi đòi hỏi sự cởi mở từ cộng đồng sưu tầm nghệ thuật để tiếp nhận những công nghệ mới này và cho tới nay thị trường đã phản ứng một cách tích cực với các hình thức bán hàng trực tuyến động (dynamic online-only sales), bán hàng kết hợp (hybrid sales) và bán hàng thực tế ảo (live virtual sales). Tất nhiên, không gì bằng việc tận mắt nhìn thấy một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời và chúng tôi – Nhà đấu giá Phillips – vẫn đầu tư vào các địa điểm thực tế của mình, năm nay sẽ mở một cơ sở mới ở Southampton. Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất quan tâm đến thực tế của cuộc sống kỹ thuật số và nhận thức rõ rằng nhiều tiến bộ trong số những tiến bộ này đã được chứng minh là cực kỳ đáng hoan nghênh và chúng sẽ tồn tại lâu dài.

Artsy.net: Trong số nhiều giải pháp được những người trong thị trường nghệ thuật áp dụng để đối phó với các thách thức đặc biệt của năm 2020, giải pháp nào sẽ có tác động lâu dài nhất?
Với nhiều hội chợ nghệ thuật đã bị tạm dừng, tôi đã chứng kiến nhiều phòng trưng bày, nhà giám tuyển và nghệ sĩ phối hợp chặt chẽ hơn với các nhà đấu giá và tôi thấy đó là một xu hướng lâu dài.
Theo ông, phương thức hoạt động nào của thị trường nghệ thuật từ trước đại dịch sẽ không quay trở lại?
Edward Dolman: Có lẽ “tốc độ điên cuồng” của các hội chợ nghệ thuật và các cuộc đấu giá sẽ được điều chỉnh một chút. Các tuần lễ sự kiện lớn luôn đòi hỏi rất nhiều về mặt vật chất đối và nguồn lực của tất cả mọi người – từ nhân viên, nhà sưu tập và tất nhiên là cả các nhà báo.
Các sự kiện gây biến động của năm 2020 đã bộc lộ những thách thức nào đối với thị trường nghệ thuật? Và giải pháp của Nhà đấu giá Phillips cho những thách thức này trong năm nay?

Ảnh tại phòng bán hàng Nhà đấu giá Phillips, 2020

 

Lisa Corinne Davis Delusive Dimensions, 2018 Jenkins Johnson Gallery

Nói rộng ra, đại dịch và việc đóng cửa có thể là một thách thức rất lớn đối với các gallery nhỏ, nơi thường nuôi dưỡng các tài năng mới nổi. Tại Phillips, chúng tôi phần nào là một thị trường chung cho nhiều nghệ sĩ mới nổi và chúng tôi đã thấy những nghệ sĩ như Robert Nava, người mà chúng tôi đã ra mắt đấu giá vào tháng 7 năm 2020, ký hợp đồng với các phòng trưng bày lớn. Chúng tôi tiếp tục hướng đến cố gắng hỗ trợ cho các nghệ sĩ mới.

2. Karen Jenkins-Johnson, người sáng lập và giám đốc Phòng trưng bày nghệ thuật đương đại Jenkins Johnson, có trụ sở tại Brooklyn, New York và San Francisco, California, Mỹ

Artsy.net: Đại dịch đã thay đổi phương thức kinh doanh của Gallery Jenkins Johnson như thế nào?
Karen Jenkins-Johnson: Giống như những gallery, nhà đấu giá khác, Jenkins Johnson đã phải tăng cường sử dụng các công cụ giao tiếp trực tuyến. Chúng tôi đã tăng cường hợp tác với các phòng trưng bày khác và thành lập những dự án đặc biệt với các hội chợ nghệ thuật và bảo tàng nghệ thuật. Chúng tôi đã góp phần nâng cao nhận thức về các chủ đề nóng hiện tại trong thế giới nghệ thuật với các nghệ sĩ, các nhà sưu tập và các giám tuyển qua diễn đàn trực tuyến “Trò chuyện về văn hóa”.

Artsy.net: Trong số nhiều giải pháp được những người trong thị trường nghệ thuật áp dụng để đối phó với các thách thức đặc biệt của năm 2020, giải pháp nào sẽ có tác động lâu dài nhất?
Karen Jenkins-Johnson: Tôi tin rằng tác động lâu dài nhất sẽ là từ việc sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến bao gồm mạng xã hội, cho phép công chúng thăm triển lãm ảo, thăm trường quay và kết nối mọi người trên toàn cầu. Tôi tin rằng nó sẽ có tác động tích cực lâu dài vì nó giảm bớt rào cản đối với sự tham gia của các nhà trưng bày, nhà sưu tập, nghệ sĩ, giám tuyển và nhà phê bình,… Công nghệ san bằng sân chơi cho những người không có điều kiện để có thể theo đuổi một không gian trưng bày truyền thống hoặc không có thời gian và nguồn tài chính để tham gia các sự kiện trực tiếp.

Enrico Riley Untitled: The Party, Illuminated the Night, 2020 Jenkins Johnson Gallery

 

Wesaam Al-Badry – Tan ca. 2020, Jenkins Johnson Gallery Delusive Dimensions, 2018 Jenkins Johnson Gallery

Artsy.net: Theo bà, phương thức hoạt động nào của thị trường nghệ thuật từ trước đại dịch sẽ không quay trở lại?
Karen Jenkins-Johnson: Tôi cho rằng “không có gì là không thể”. Theo ý kiến của tôi, đại dịch đã đẩy nhanh sự suy giảm của một số hoạt động thị trường nghệ thuật bao gồm các phòng triển lãm tranh quy mô nhỏ và các phương tiện in truyền thống.

Artsy.net: Các sự kiện gây biến động của năm 2020 đã bộc lộ những thách thức nào đối với thị trường nghệ thuật? Và giải pháp của Gallery Jenkins Johnson cho những thách thức này trong năm nay?
Karen Jenkins-Johnson: Một thách thức đối với thị trường nghệ thuật mà các sự kiện của năm 2020 phơi bày là sự thiếu đa dạng và thiếu hòa nhập trong ngành. Các nghệ sĩ da màu ít có tác phẩm xuất hiện trong các viện bảo tàng, viện nghệ thuật và phòng trưng bày. Các tổ chức cần quan tâm hơn tới các nghệ sĩ da màu, Latin và các cá nhân thiểu số khác ở tất cả các lĩnh vực. Văn hóa tổ chức truyền thống và sự thiếu đa dạng của các viện bảo tàng là sai lầm. Cộng đồng người da màu, các nghệ sĩ da màu đang liên kết với nhau đấu tranh để làm cho các bảo tàng nghệ thuật thay đổi, trở nên đa dạng hơn.

3. Pablo del Val giám đốc nghệ thuật của Art Dubai

Artsy.net: Đại dịch đã thay đổi phương thức kinh doanh của Art Dubai như thế nào?
Pablo del Val: Art Dubai giữ một vị trí quan trọng như một chất xúc tác chính trong việc kích hoạt và nuôi dưỡng nghệ thuật và văn hóa của khu vực MENASA.Từ việc sự kiện hội chợ nghệ thuật này không thể diễn ra như bình thường trong năm 2020, chúng tôi đã mở rộng các sáng kiến về hỗ trợ phòng trưng bày bằng các cơ hội bán hàng trực tuyến thông qua nền tảng kỹ thuật số của Art Dubai, phát triển các khái niệm mới cho các chương trình trực tuyến được tuyển chọn và kết nối các phòng trưng bày với các nhà sưu tập quốc tế.

Artsy.net: Trong số nhiều giải pháp được những người trong thị trường nghệ thuật áp dụng để đối phó với các thách thức đặc biệt của năm 2020, giải pháp nào sẽ có tác động lâu dài nhất?
Pablo del Val: Điều tích cực nhất của thị trường nghệ thuật trong năm qua là sự gia tăng hợp tác chưa từng có – giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp, hoặc các dự án ngắn hạn và mô hình kết hợp đang hình thành ở các trung tâm nghệ thuật trên khắp thế giới, khi các nghệ sĩ, phòng trưng bày và các tổ chức cùng hỗ trợ nhau. Năm 2021 hứa hẹn một bức tranh toàn cảnh lớn hơn về liên tục khám phá các mô hình mới, đồng thời thể hiện tính năng động và khả năng thích ứng của thị trường nghệ thuật.

SAMSON YOUNG – Biểu diễn nghệ thuật “Muted Situation #2: Muted Lion Dance”. Art Dubai 2019

Artsy.net: Theo ông, phương thức hoạt động nào của thị trường nghệ thuật từ trước đại dịch sẽ không quay trở lại?
Pablo del Val: Một điểm tích cực trong bối cảnh đại dịch khi mọi thứ tưởng như tạm dừng là đã khiến các ngành công nghiệp nói chung có ý thức hơn về các tác động của nó và nhu cầu thực hiện các phương thức bền vững hơn, thân thiện với môi trường khi chúng ta trở lại “bình thường mới”. Mặc dù rõ ràng không thể có sự thay thế thực sự cho du lịch quốc tế và các sự kiện tạo nên thị trường nghệ thuật, nhưng hướng tới, con người có thể sẽ ý thức hơn về việc hạn chế đi lại, nhưng họ sẽ muốn những chuyến đi kết hợp được nhiều việc, nhiều hoạt động chẳng hạn. Điều này chứng minh các hội chợ như Art Dubai có thể đóng một vai trò quan trọng, như một điểm tập trung cho thị trường nghệ thuật trong khu vực và như một điểm đến hấp dẫn, ý nghĩa.

Artsy.net: Các sự kiện gây biến động của năm 2020 đã bộc lộ những thách thức nào đối với thị trường nghệ thuật? Và giải pháp của Art Dubai cho những thách thức này trong năm nay?
Pablo del Val: Các biến động trong năm vừa qua đã phơi bày rõ ràng các vấn đề hệ thống đang diễn ra như bất bình đẳng, chủng tộc,…cần được giải quyết trong ngành nghệ thuật. Nhân loại đang thức dậy trước những tiếng nói chưa được nghe tới trước đây để bắt đầu khắc phục sự mất cân bằng lịch sử. Art Dubai cam kết không ngừng cung cấp một nền tảng khám phá, mở rộng hơn nữa để thúc đẩy sự tương tác có ý nghĩa với các nghệ sĩ từ Global South và khu vực MENASA mở rộng. Art Dubai cũng muốn mở rộng các cuộc đối thoại về nghệ thuật xuyên địa lý.

Anh Thư

 

Tin cùng chuyên mục

10 tranh đắt nhất thế giới trong năm 2023

Tranh người tình của Picasso giá 139,4 triệu USD, “Quý cô cầm quạt” của Gustav Klimt đạt hơn 108 triệu USD, là những tác phẩm đắt nhất năm nay. Theo thống kê từ trang web nghệ thuật Artsy,...

Vấn đề đương đại và nghệ thuật đương đại

Vấn đề đương đại (contemporary issues) và nghệ thuật đương đại (contemporary art) là một trong những mấu chốt quan trọng trong công việc thực hành nghệ thuật (art practice) của mỗi nghệ sĩ. Khái...

“Femme à la montre” của Picasso trở thành tác phẩm đấu giá đắt giá nhất trong năm nay

NDO – Kiệt tác “Femme à la montre” (tạm dịch: Người phụ nữ đeo đồng hồ) sáng tác năm 1932 của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá hơn 139 triệu USD tại cuộc đấu giá của...

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

Những bức tranh đắt giá nhất thế giới

Trong số hàng triệu bức tranh đang tồn tại trên thế giới, có những bức đắt và hiếm đến mức đa số người yêu nghệ thuật không có cơ hội chạm đến. Theo The Collector, định giá tác phẩm nghệ...

Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi họa sĩ Trần Đình Khương – Đoàn Thuý Hạnh với triển lãm cá nhân đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

Lần đầu tiên ra mắt công chúng thành phố Hồ Chí Minh với triển lãm “Song Tấu Lạ”, họa sĩ Trần Đình Khương giới thiệu 31 tác phẩm tranh sơn mài khai thác chủ đề cá chọi và cá chép, còn...

Không gian nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm quan hệ hữu nghị Việt – Nhật

(Chinhphu.vn) – Tối 12/7 tại Công viên Bờ tây cầu Rồng, TP. Đà Nẵng và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức chương trình không gian ánh sáng nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Việt...

BÙI TIẾN TUẤN: “VẼ KHỎA THÂN LÀ ĐỂ KHÁM PHÁ CÁC KHÍA CẠNH CỦA SỰ QUYẾN RŨ”

  Triển lãm và giới thiệu sách cùng tên Nguyệt sáng gương trong của Bùi Tiến Tuấn diễn ra tại Eight Gallery (8 Phùng Khắc Khoan, TP.HCM) từ ngày 23/5 đến 6/6/2021. Đây là cuốn sách tranh lụa khỏa...

ĐƯỢC VẼ VÀ NẶN TƯỢNG BÁC

  Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 50 năm ngày mất của Người (2/9/1969-2/9/2019) Tạp chí Mỹ thuật xin trân trọng đăng lại bài viết “Được...

GIẢI THƯỞNG HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 2018

       ...