Tạo hình con lợn trong nghệ thuật

 

Người Việt Nam ta có các câu tục ngữ “ngu như lợn”, “bẩn như lợn” để nói về sự ngu dốt và bẩn thỉu. Ý tưởng đó cũng được chia sẻ bởi nhiều nền văn hóa, tôn giáo trên thế giới. Thậm chí, người Kirgiz còn coi lợn là biểu tượng của sa đọa, nhơ nhuốc và độc ác. Thánh Clement của Thiên Chúa giáo cho rằng chỉ những kẻ ti tiện và phóng dục mới ăn thịt lợn. Trong Kinh phúc Âm có dụ ngôn về vứt ngọc trai cho lợn, biểu tượng của sự dại dột khai mở những chân lý tinh thần cho những kẻ không xứng đáng và cũng không có khả năng tiếp thu những chân lý ấy. Luật của người Hồi giáo cũng cấm ăn thịt lợn. Trong những bức tranh vẽ bánh xe Sinh tồn của Tây Tạng, con lợn mang ý nghĩa vô minh, u tối và dục vọng.

Trung tâm của bánh xe xác định nguyên nhân gốc rễ của Tồn tại. Nó được mô tả như một con lợn, một con rắn và một con gà trống, mỗi con cắn đuôi con phía trước để chúng tạo ra một vòng tròn. Con lợn đại diện cho sự vô minh, một sự hiểu lầm về bản thân hoặc bản ngã. Sự thiếu hiểu biết dẫn đến ham muốn tiêu cực, đại diện bởi con gà trống, luôn luôn đòi ăn hoặc tìm kiếm thêm thức ăn để mổ. Khi chúng ta không thể có được những gì chúng ta muốn, chúng ta trải nghiệm sự thất vọng, kích thích, tức giận và hận thù, được đại diện bởi con rắn sẵn sàng tấn công khi bị đe dọa. Tức giận tăng cường ý thức bản ngã và do đó chúng ta thấy rắn cắn đuôi của con lợn và chúng thể hiện toàn bộ vòng luẩn quẩn luân hồi.

Vòng tròn sáng tối của người Tây Tạng với ba con vật (lợn, gà trống, rắn) cắn đuôi nhau, biểu tượng cho bản chất tồn tại người
Tranh Đông Hồ “Lợn đàn”, gửi gắm mong muốn của con người về cuộc sống ấm no hạnh phúc, con đàn cháu đống.

Đam mê sắc dục

Người Hy Lạp cổ đại cho rằng lợn là biểu tượng của dục vọng thấp hèn. Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần của ma thuật Circe xinh đẹp có nhiều đàn ông đam mê thèm muốn. Nhưng nàng lại dùng phép thuật để biến những người đàn ông thành lợn. Chính vì vậy trong rất nhiều các tranh vẽ về đề tài Circe, nàng thường được thể hiện đang dùng bùa phép trước bầy lợn hau háu tiến về phía mình.

Người phương Đông đôi khi cũng gán ý nghĩa đam mê sắc dục với lợn. Ví dụ trong tiếng lóng Việt Nam hiện đại có từ “phim con heo” để chỉ về những bộ phim người lớn với cảnh sinh hoạt tình dục thô thiển. Trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, nhân vật Trư Bát Giới tham ăn háo sắc được hiện thân trong hình ảnh quái vật nửa người nửa lợn. Trong Ấn Độ giáo, lợn (rừng) là một trong những hiện thân của Vishnu, nó phóng sâu xuống lòng đất để đến được chân cột lửa, tức linga. Đôi khi lợn (rừng) còn biểu tượng cho sự trụy lạc vô độ và tàn bạo.

Edmund Dulac – Cung điện của Circe. 1918. Màu nước. Circe biến những người đàn ông đam mê nàng thành lợn rồi cho các nàng hầu trêu đùa, hành hạ bầy lợn.
Minh họa Circe trong sách thế kỷ 19 Nàng dùng phép biến những người đàn ông thành lợn

Sinh sản dồi dào

Lợn nái thường được thần thánh hóa thành biểu tượng của khả năng sinh sản dồi dào, cuộc sống sung túc. Trong thần thoại Ai Cập, nữ thần Nut của bầu trời và mẹ vĩnh cửu của các vì sao thường được được tạo hình trong dáng vẻ của một con lợn nái đang cho đàn con bú. Lợn nái cũng là con vật hiến tế được ưa chuộng nhất để dâng lên nữ thần đất đai và mùa màng Demeter. Trong văn hóa Việt Nam, lợn nái cũng mang tính biểu trưng cho cuộc sống ấm no, con đàn cháu đống. Trong các dịp hiến tế, lễ nạp người Việt Nam hay cúng thịt lợn, lễ hỏi dâu cũng thường dùng lợn. Dân gian có những câu ca dao tục ngữ như: “giàu lợn nái, lãi gà con”, “trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon”, “mẹ em tham thúng xôi dền, tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng…”. Trong dịp Tết, người Việt Nam mua tranh gà đàn hoặc lợn đàn về treo để mong một năm mới sung túc đầy đủ.

Như vậy, trong văn hóa nghệ thuật, hình tượng Lợn mang những ý nghĩa tốt xấu khác nhau, chứng tỏ hình ảnh con lợn đã xâm nhập vào nhiều ngóc ngách tâm hồn của con người. Đặc biệt, đối với người nông dân Việt Nam, con lợn gắn bó hàng ngày với họ, đồng thời cũng là một phương tiện phát triển kinh tế, thì những tác phẩm nghệ thuật có sử dụng hình tượng Lợn luôn tạo nên cảm giác gần gũi, dễ tiếp nhận đối với quần chúng nhân dân.

Minh họa nhân vật Trư Bát Giới trong tiểu thuyết Tây Du Ký

 

Nữ thần Nut, trong tư thế con lợn nái cho bú sữa, mang bầu trời đầy sao trong mình.

 

Nguyễn Hoàng Tuấn  – Vũ Hiệp

Tin cùng chuyên mục

10 tranh đắt nhất thế giới trong năm 2023

Tranh người tình của Picasso giá 139,4 triệu USD, “Quý cô cầm quạt” của Gustav Klimt đạt hơn 108 triệu USD, là những tác phẩm đắt nhất năm nay. Theo thống kê từ trang web nghệ thuật Artsy,...

Vấn đề đương đại và nghệ thuật đương đại

Vấn đề đương đại (contemporary issues) và nghệ thuật đương đại (contemporary art) là một trong những mấu chốt quan trọng trong công việc thực hành nghệ thuật (art practice) của mỗi nghệ sĩ. Khái...

“Femme à la montre” của Picasso trở thành tác phẩm đấu giá đắt giá nhất trong năm nay

NDO – Kiệt tác “Femme à la montre” (tạm dịch: Người phụ nữ đeo đồng hồ) sáng tác năm 1932 của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá hơn 139 triệu USD tại cuộc đấu giá của...

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

Những bức tranh đắt giá nhất thế giới

Trong số hàng triệu bức tranh đang tồn tại trên thế giới, có những bức đắt và hiếm đến mức đa số người yêu nghệ thuật không có cơ hội chạm đến. Theo The Collector, định giá tác phẩm nghệ...

Có thể bạn quan tâm

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Bùi Chát tổ chức triển lãm cá nhân “Vùng lụa”

(PLVN) – “Vùng lụa” là triển lãm cá nhân lần thứ 6 của Bùi Chát. Bộ sưu tập này được anh sáng tác trong gần 2 năm (từ 2021-2022), trong khoảng thời gian dịch Covid-19 kéo dài. Nhìn lại vài năm...

NHỮNG BỨC TRANH KỲ LẠ, NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ LẠ

  Nghệ thuật là vô cùng, vô tận như người ta thường nói, nhưng có lẽ nghệ thuật không thể phong phú được như con người. Nghệ thuật cũng không thể phong phú bằng các nghệ sĩ. Xưa nay đã có...

CÔNG VĂN TRUNG – CỔ ĐỒ VÀ CÀNH LỰU

    CÔNG VĂN TRUNG (1907 – 2003) Tác phẩm: Cổ đồ và cành lựu Năm sáng tác: 1965 Chất liệu: Màu nước Kích thước: 50x62cm Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội   Công Văn Trung vẽ không nhiều,...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài của hoạ sĩ Đinh Quân

Ngày 27 tháng 5, triển lãm tranh sơn mài chủ đề Thiên Khải (Genesis) của hoạ sĩ Đinh Quân do Bến Thành Art tổ chức đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi, TP. HCM. Trong triển lãm...